K'Linh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nghệ sĩ Ưu tú
Nguyễn K'Linh
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn K'Linh
Ngày sinh
1975 (48–49 tuổi)
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Dân tộcKinh
Nghề nghiệpNhà quay phim
Danh hiệuNghệ sĩ Ưu tú (2023)
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động2001 - nay
Đào tạoTrường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh
Tác phẩmTôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Tro tàn rực rỡ
Giải thưởng
Giải Cánh diều
2008 Quay phim điện ảnh xuất sắc
2012 Quay phim điện ảnh xuất sắc
2015 Quay phim điện ảnh xuất sắc
Liên hoan phim Việt Nam
2011 Quay phim điện ảnh xuất sắc
2019 Quay phim điện ảnh xuất sắc
2023 Quay phim điện ảnh xuất sắc
Website

Nguyễn K'Linh (sinh năm 1975) là nhà quay phim / đạo diễn hình ảnh, anh được coi là một trong những "tay máy vàng"[1] của điện ảnh Việt Nam khi giành được giải Quay phim xuất sắc tại các kỳ Liên hoan phim Việt NamGiải Cánh diều.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn K'Linh sinh năm 1975[2] gốc Hà Nội, anh được mẹ đặt tên theo thác nước Dak K'Linh ở Buôn Ma Thuật.[3] Mẹ anh là họa sĩ vẽ tranh lụa Hoàng Minh Hằng,[1][4] sau khi bố mẹ ly hôn, anh vào thành phố Hồ Chí Minh theo mẹ.[3]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Ban đầu, K'Linh dự định thi vào trường Mỹ thuật để nối nghiệp của mẹ, nhưng vì mải đi du lịch cùng bạn bè mà trễ hạn nộp đơn.[2] Anh được nhà thơ Phan Vũ giúp nộp đơn vào trường Sân khấu Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh, mục đích ban đầu là học tạm một năm rồi thi vào Mỹ thuật.[4][2] Sau khi ra trường, anh làm nhiều công việc trong các đoàn phim, tham gia sản xuất MV và trở thành quay phim chính.[1]

K'Linh sau đó xin vào làm trong Ban Văn nghệ thuộc cơ quan thường trú của Đài Truyền hình Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.[1] Tại đây, anh làm các công việc vặt phụ giúp đoàn làm video ca nhạc. Chán nản, K'Linh tiếp tục xin vào Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (TFS). Năm 1999, sau một năm phụ việc, K'Linh bắt đầu làm quay phim chính.[5][4]

Năm 2005, K'Linh được một suất du học Pháp 2 năm với điều kiện phải biết tiếng Pháp. Do đó, anh xin phép hãng TFS nghỉ không lương một năm để học ngoại ngữ. Không được cơ quan chấp thuận, K'Linh đành phải xin thôi việc. Tuy nhiên, do môn ngoại ngữ không đạt nên anh không thể thực hiện dự định của mình.[5]

Cũng trong năm 2005, đạo diễn Nguyễn Nghiêm Đặng Tuấn về nước làm bộ phim 1375km và mời K'Linh làm đạo diễn hình ảnh.[1][4] Là bộ phim điện ảnh đầu tiên của Việt Nam làm theo phương pháp của Hollywood, đồng thời cũng là bộ phim điện ảnh đầu tay của K'Linh, song, phim lại thất bại cả về doanh thu và nghệ thuật.[5][4]

Năm 2009, K'Linh nhận được học bổng ngắn hạn tại trường Đại học Nam California (USC) về quay phim và có thêm kỹ năng mới trong công việc.[2] Trong năm này, K'Linh lần đầu cộng tác với Victor Vũ khi thực hiện bộ phim Chuyện tình xa xứ và tham gia làm đạo diễn hình ảnh cho phim Huyền thoại bất tử. Một năm sau, anh giành giải Quay phim xuất sắc tại Giải Cánh diều 2015.[6] Năm 2012, tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17, K'Linh giành giải Quay phim xuất sắc với bộ phim Cô dâu đại chiến.[7] Sau đó, K'Linh tiếp tục hợp tác cùng Victor Vũ với phim điện ảnh Thiên mệnh anh hùng. Bộ phim sau đó chiến thắng 5 giải ở hạng mục Phim điện ảnh tại Giải Cánh diều 2012, trong đó có giải Quay phim xuất sắc dành cho K'Linh.[8]

Năm 2017, anh cùng Bob Nguyễn và Lý Thái Dũng thành lập Sài Gòn Cinematographers, một hiệp hội dành riêng cho các nhà quay phim.[9] Năm 2018, đánh dấu lần thứ 11 K'Linh cộng tác cùng Victor vũ qua bộ phim điện ảnh Người bất tử. Với bộ phim này anh giành được giải Quay phim xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 21. Năm 2023, với bộ phim Tro tàn rực rỡ hợp tác cùng Bùi Thạc Chuyên, bộ phim giành được nhiều giải thưởng trong và ngoài nước. Bản thân K'Linh cũng giành giải được một giải Quay phim xuất sắc hạng mục phim điện ảnh tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.[10]

Năm 2023, K'Linh được Nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.[11]

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Sự kiện Hạng mục Phim Kết quả Chú thích
2009 Giải Cánh diều 2008 Quay phim xuất sắc - Phim truyện điện ảnh Huyền thoại bất tử Đoạt giải
2011 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17 Cô dâu đại chiến Đoạt giải [2]
2013 Giải Cánh diều 2012 Thiên mệnh anh hùng Đoạt giải [8]
2016 Giải Cánh diều 2015 Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh Đoạt giải [12]
2019 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 21 Người bất tử Đoạt giải [13]
2023 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23 Tro tàn rực rỡ Đoạt giải

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Phim ngắn[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Tự đề Đạo diễn Hình thức Chú thích
2015 Sắc màu định mệnh Victor Vũ Phim ngắn
2016 Color Your Life Victor Vũ Video clip
2017 Sinh mệnh thiên thần Bùi Tuấn Dũng Phim ngắn
2019 Hết thương cạn nhớ - Đức Phúc Vũ Hồng Thắng MV

Phim truyền hình[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Tự đề Đạo diễn Hình thức Chú thích
2001 Gấu cổ trắng Trương Dũng Điện ảnh truyền hình [1][14]
2003 Tài tử nghiệp dư Phan Hoàng Dài tập [1][15]
2004 Lục Vân Tiên Đỗ Phú Hải, Lê Bảo Trung, Nguyễn Phương Điền
2005 Mầm sống Phan Hoàng [1][16]
Dốc tình Lưu Trọng Ninh
2006 Bà mẹ nhí Nguyễn Minh Chung Sitcom [4]
2008 Cô gái xấu xí [4]
2010 Những thiên thần áo trắng Lê Hoàng Dài tập [4]

Phim điện ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Tự đề Đạo diễn Chú thích
2005 1735 km Nguyễn Nghiêm Đặng Tuấn
2006 2 trong 1 Đào Duy Phúc
Hồn Trương Ba, da hàng thịt Nguyễn Quang Dũng
2007 Chuông reo là bắn Trương Dũng [4]
Thủ Tướng Lê Hoàng
2009 Chuyện tình xa xứ Victor Vũ [4]
Huyền thoại bất tử
2010 Cô dâu đại chiến
Giao lộ định mệnh [4]
2011 Lệnh xóa sổ Cao Cường Đặng [4]
Tối nay 8h Lê Hoàng [4]
2012 Thiên mệnh anh hùng Victor Vũ [4]
2013 Scandal – Bí mật thảm đỏ [4]
2014 Quả tim máu
Hiệp sĩ mù Lưu Huỳnh, Đàm Vĩnh Hưng [17]
2015 Cha và con và... Pham Đăng Di [18]
Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh Victor Vũ
2016 Lộc phát Lê Bảo Trung
2017 Lôi báo Victor Vũ
2018 Người bất tử
2019 Tìm chồng cho mẹ Thủy Trần
Ngốc ơi tuổi 17 Đinh Tuấn Vũ, Chu Thiện
2023 Tro tàn rực rỡ Bùi Thạc Chuyên

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g h Tiểu Quyên (8 tháng 6 năm 2013). "Tay máy vàng" K'Linh”. Báo Người Lao Động Online. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2024.
  2. ^ a b c d e Thi Thi (2 tháng 2 năm 2012). “Nghệ thuật không thể tách rời kỹ thuật”. Hà Nội mới. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2024.
  3. ^ a b Nguyễn Thiện (20 tháng 7 năm 2013). “K'Linh: "Không sáng tạo, tôi chỉ là thợ bấm máy quay". Báo Phụ Nữ online. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2024.
  4. ^ a b c d e f g h i j k l m n o Dương Vân Anh (29 tháng 4 năm 2013). “K'Linh: Bi kịch người quay phim bom tấn”. Thể thao & Văn hóa online. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2024.
  5. ^ a b c “Đạo diễn hình ảnh Nguyễn K'Linh”. ELLE MAN. 14 tháng 4 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2024.
  6. ^ Thu Hà (2 tháng 3 năm 2009). “Cánh Diều vàng 2008: Trăng nơi đáy giếng và Huyền thoại bất tử cùng nhận bạc”. BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2024.
  7. ^ Minh Ngọc (18 tháng 12 năm 2011). “Bế mạc Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17: Khó khăn tìm sen vàng”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2024.
  8. ^ a b Thoại Hà (10 tháng 3 năm 2013). “Phim Victor Vũ đoạt 8 giải Cánh Diều”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2024.
  9. ^ Tiến Vũ (22 tháng 4 năm 2018). “D.o.P K'Linh, Bob Nguyễn chia sẻ nghề quay với bạn trẻ Sài Gòn”. Tuổi trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2024.
  10. ^ PV (25 tháng 11 năm 2023). 'Tro tàn rực rỡ' thắng lớn tại LHP Việt Nam lần thứ 23”. Báo Điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2024.
  11. ^ Nguyễn Tấn Vinh - BTĐKT (27 tháng 10 năm 2023). “Quyết định của Chủ tịch nước về việc phong tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước "Nghệ sĩ Nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú". Sở Nội vụ tỉnh Bình Định. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2023.
  12. ^ Cuộc sống thường ngày (21 tháng 4 năm 2016). “Tay máy vàng K'Linh: 'Phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là thách thức lớn'. Báo Điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2024.
  13. ^ “Toàn cảnh Lễ Bế mạc và trao giải Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXI tại Vũng Tàu”. Báo Tổ Quốc. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2024.
  14. ^ Gấu Cổ Trắng (Sản Xuất năm 2001) Hplus, Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2024, truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2024
  15. ^ Ngọc Trâm (14 tháng 3 năm 2013). “Tài tử nghiệp dư”. Báo Người Lao Động Online. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2024.
  16. ^ Phương Trang (3 tháng 3 năm 2005). “Phim truyền hình: Mầm sống”. Báo Người Lao Động Online. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2024.
  17. ^ Cát Khuê (27 tháng 9 năm 2014). “Hiệp sĩ mù và sự thỏa hiệp của Lưu Huỳnh”. Tuổi trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2024.
  18. ^ “Quay phim K' Linh: Tôi làm phim để khán giả cảm nhận và thưởng thức”. Người Đưa Tin. 11 tháng 3 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2024.