Lê Đình Ấn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nghệ sĩ ưu tú
Lê Đình Ấn
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
(1926-04-14)14 tháng 4, 1926
Nơi sinh
Hương Trà, Thừa Thiên Huế
Mất
Ngày mất
2008 (81–82 tuổi)
Nơi mất
Thừa Thiên Huế
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpNhà quay phim
Lĩnh vựcĐiện ảnh
Khen thưởngHuân chương Lao động Huân chương Lao động hạng Nhì
Danh hiệuNghệ sĩ Ưu tú (1993)
Sự nghiệp điện ảnh
Vai tròNhà quay phim
Năm hoạt động1951 – 2000
Tác phẩm
Giải thưởng
Liên hoan phim Việt Nam 1986
Quay phim xuất sắc
Liên hoan phim Việt Nam 1990
Quay phim xuất sắc
Website

Lê Đình Ấn (14 tháng 4 năm 1926 – 2008)[1] là một trong những nhà quay phim hàng đầu của điện ảnh Việt Nam. Là quay phim chính trong nhiều bộ phim điện ảnh nổi tiếng, ông từng hai lần nhận giải Quay phim xuất sắc tại các kỳ Liên hoan phim Việt Nam và được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1993.[2]

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Lê Đình Ấn sinh ngày 14 tháng 4 tại làng Phú Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, trong một gia đình công chức thời Pháp thuộc. Từ nhỏ, ông cùng các anh chị em đều theo học tại các trường của Pháp. Về sau, Lê Đình Ấn học tại trường Ecole Practique với ý định sẽ theo học ngành kỹ thuật cơ khí. Năm 1945, sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ông cùng ba người anh em trai khác đều gia nhập Việt Minh. Người anh cả không lâu sau đó, một người em ruột nhập ngũ và thăng đến quân hàm Thiếu tướng.[3]

Trong những năm chiến tranh Đông Dương diễn ra, Lê Đình Ấn đã dùng chiếc máy ảnh nhỏ và chiếc máy quay 16 ly để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Năm 1951, ông mang máy ảnh và máy quay vào Sài Gòn. Ở đây, ông bắt đầu công việc chụp hình thuê cho các tiệm ảnh và quay phim thuê. Nhờ làm nhiều việc, cộng tác nhiều nơi, ông dần mở rộng vòng quen biết của mình, bắt đầu nhận được các hợp đồng quay phim, phóng sự, tài liệu cho các cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài nước như CBS, ABC, NHK. Năm 1952, ông quay bộ phim truyện đầu tiên của Tây Ban Nha mang tên Hồ Xá.[4] Năm 1957, Trung tâm Quốc gia Điện ảnh bắt đầu được xây dựng ở số 15 Thi Sách, quận 1, nơi hiện nay là Xưởng in tráng của Hãng phim Giải Phóng. Lê Đình Ấn là người được chọn để quay lại lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng trung tâm điện ảnh này.[5]

Sau năm 1975[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù đã thực hiện 4 phim truyện nhựa, nhưng trước 1975, Lê Đình Ấn vẫn thường được biết đến là một trong những nhà quay phim phóng sự và tài liệu có tay nghề hàng đầu. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã từng mời ông làm công chức cho ngành Thông tin, nhưng ông từ chối, kiên trì làm một nhà quay phim tự do. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền miền Bắc Việt Nam nhanh chóng tiếp quản toàn bộ Sài Gòn. Lê Đình Ấn trở thành nhà quay phim cho Hãng phim Giải Phóng, là một trong những nghệ sĩ điện ảnh Sài Gòn tham gia làm việc cho điện ảnh cách mạng sớm nhất. Chỉ một thời gian ngắn sau, ông nhận lời mời thực hiện bộ phim Cô Nhíp cùng đạo diễn Khương Mễ. Liền sau đó, ông hợp tác với đạo diễn Lê Hoàng Hoa trong bộ phim Trận tuyến trên sông. Cả hai bộ phim đều nhận được phản hồi tích cực từ khán giả.[6]

Sau hai bộ phim gây ấn tượng ngay khi Sài Gòn vừa chuyển giao chính quyền, Lê Đình Ấn bắt đầu làm phó quay cho nhiều bộ phim như Lê Thị Hồng GấmCư xá màu xanh của đạo diễn Huy Thành, Ngọn lửa Krông Jung của đạo diễn Lê Hoàng Hoa, cho đến khi Nghệ sĩ nhân dân Huy Thành tin tưởng giao cho ông vai trò quay phim chính của Về nơi gió cát. Đây là bộ phim màu đầu tiên của điện ảnh Việt Nam kể từ sau năm 1975.[1] Không chỉ là bộ phim màu đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam,[7] đây cũng là bộ phim màu đầu tiên ra rạp tại thành phố Hồ Chí Minh.[8] Bộ phim không chỉ giành được Bông sen vàng trong Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 6 năm 1983 mà còn giúp Lê Đình Ấn nhận được giải quay phim xuất sắc.[9] Sau sự thành công của Về nơi gió cát, Lê Đình Ấn tiếp tục hợp tác với đạo diễn Huy Thành trong nhiều phim tiếp theo như Xa và gần, Lối rẽ trái trên đường mòn, Cho đến bao giờ, Về đời, Đất lạ.[10]

Đạo diễn Hồ Quang Minh vốn tốt nghiệp tiến sĩ Khoa học Vật lý tại Trường Bách khoa liên bang Thụy Sĩ là đạo diễn điện ảnh Việt kiều đầu tiên trở về Việt Nam hợp tác cùng các hãng phim nhà nước để sản xuất phim truyện.[11] Năm 1991, Lê Đình Ấn lần đầu tiên hợp tác với đạo diễn Hồ Quang Minh trong bộ phim Trang giấy trắng. Khi bộ phim được gửi đi dự các liên hoan phim quốc tế, tuần báo Variety đã nhận xét "về kỹ thuật, bộ phim thật hoàn hảo, với những cú máy đẹp và chất lượng cao trong in tráng".[12] Đến năm 1995, hai người tiếp tục hợp tác quay Bụi hồng, bộ phim không chỉ giành được Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 11 năm 1996 mà còn được gửi đi tranh giải phim quốc tế hay nhất tại Giải Oscar lần thứ 69.[13][14] Với kinh nghiệm thể hiện rõ qua hiệu quả của những bộ phim đã quay trươc đó, Lê Đình Ấn trở thành ứng viên duy nhất khi đạo diễn người Pháp Jean-Jacques Annaud cần tìm một quay phim thứ hai cho bộ phim Người tình.[12]

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Phim Đạo diễn Biên kịch Đồng quay phim Nguồn
1972 Xa lộ không đèn Hoàng Anh Tuấn Hoàng Anh Tuấn
1976 Cô Nhíp Khương Mễ Nguyễn Trí Việt Khôi Nguyên, Kha Khâm [15]
1977 Trận tuyến trên sông Lê Hoàng Hoa [16]
1980 Ngọn lửa Krông Jung Lê Hoàng Hoa, Hồ Ngọc Xum Phạm Tường Hạnh, Sâm Thương
Cư xá màu xanh Huy Thành Thanh Giang Trần Ngọc Huỳnh [17]
Lê Thị Hồng Gấm Huy Thành, Võ Trần Nhã, Lê Văn Duy Trần Huy [18]
1981 Về nơi gió cát Huy Thành [19]
1984 Xa và gần Huy Thành, Nguyễn Mạnh Tuấn [20]
1985 Lối rẽ trái trên đường mòn Nguyễn Mạnh Tuấn [21]
Cho đến bao giờ Nguyễn Quang Sáng [22]
1986 Đất lạ Huy Thành
1988 Về đời Chu Lai [22][23]
1987 Cơn lốc đen Thụy Vân Bùi Cát Vũ [24]
1989 Chân dung màu đỏ (2 tập) Hồ Nhân Vũ Thế Quang [16]
Có một tình yêu như thế Lê Hữu Lương Nguyễn Quang Sáng Trần Ngọc Huỳnh
1990 Tuổi thơ dữ dội Nguyễn Vinh Sơn, Đỗ Phú Hải Nguyễn Vinh Sơn, Phùng Quán [25][26]
1991 Lệnh truy nã (2 tập) Lê Hoàng Hoa, Hồ Ngọc Xum Huỳnh Bá Thành Trang Công Hòa [18]
Mảnh tình nghiệt ngã Hồ Ngọc Xum [27]
1992 Mênh mông tình buồn [28]
Ngôi nhà oan khốc Lê Mộng Hoàng Triệu Vũ, Nguyễn Chánh Tín [29]
Chiếc mặt nạ da người[a] Nguyễn Chánh Tín [30]
1993 Bản tình ca cuối cùng Phạm Thùy Nhân [31]
1994 Con thuyền bị đánh đắm Vũ Xuân Hưng Vũ Xuân Hưng [32]
Vườn đào năm ấy Huy Thành Trầm Hương, Trần Vịnh [33]
1995 Hoa đồng nội Xuân Cường Anh Ngọc [34]
1991 Trang giấy trắng Hồ Quang Minh Hồ Quang Minh [35]
1996 Bụi hồng Ngụy Ngữ [36]
2000 Mặt trận không tiếng súng Bùi Đình Thứ Bùi Đình Thứ, Hùng Tú, Lịch Du Quốc Thành [37]

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Lễ trao giải Hạng mục Tác phẩm Kết quả Nguồn
1977 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 4 Phim truyện điện ảnh Cô Nhíp Bông sen bạc [38]
1985 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 5 Xa và gần Bông sen vàng [39]
1986 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 6 Về nơi gió cát Bông sen vàng [40]
Quay phim xuất sắc Đoạt giải [41]
1988 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8 Phim truyện điện ảnh Cơn lốc đen Giải đặc biệt [24]
1990 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 9 Phim thiếu nhi Tuổi thơ dữ dội Bông sen bạc [42]
Quay phim xuất sắc Đoạt giải [43]
1996 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 11 Phim truyện điện ảnh Bụi hồng Bông sen bạc [44]
1997 Giải thưởng Hội điện ảnh Việt Nam 1996 Phim truyện nhựa Giải A [45]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Phim giành giải phim nhựa đầu tay tại Giải thưởng Hội điện ảnh Việt Nam 1995.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Vĩnh biệt nhà quay phim tài ba Lê Đình Ấn”. Báo điện tử Thừa Thiên Huế. 29 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.
  2. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010b), tr. 166.
  3. ^ Cát Vũ (2003), tr. 8.
  4. ^ Trần Tuấn Hiệp (2002), tr. 331.
  5. ^ Cát Vũ (2003), tr. 8–9.
  6. ^ Cát Vũ (2003), tr. 9–10.
  7. ^ Thanh Giang (7 tháng 3 năm 2013). “Tuần phim nhân 60 năm thành lập điện ảnh cách mạng”. VietnamPlus. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.
  8. ^ Hoàng Thanh Vân (17 tháng 12 năm 2016). “Người Việt nghe gì, xem gì trong 10 năm trước Đổi mới - VnExpress”. VnExpress. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.
  9. ^ Cát Vũ (2003), tr. 10–11.
  10. ^ Cát Vũ (2003), tr. 11.
  11. ^ Việt Anh (23 tháng 5 năm 2017). “Những đạo diễn Việt kiều từ "làng" điện ảnh Pháp với dòng chảy điện ảnh Việt Nam”. Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.
  12. ^ a b Cát Vũ (2003), tr. 12.
  13. ^ “39 Countries Hoping for Oscar Nominations” (Thông cáo báo chí). Beverly Hills, CA: Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. 13 tháng 11 năm 1996. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 1999. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2018.
  14. ^ “The 69th Academy Awards Nominees and Winners”. Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2018.
  15. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 769.
  16. ^ a b Cát Vũ (28 tháng 4 năm 2009). “Ðôi mắt người nghệ sĩ”. Báo Nhân Dân điện tử. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.
  17. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 773.
  18. ^ a b Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 834.
  19. ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 807.
  20. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 945.
  21. ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 811.
  22. ^ a b Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 173.
  23. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 935.
  24. ^ a b Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 770.
  25. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 929.
  26. ^ Cát Vũ (9 tháng 10 năm 2008). “Ba anh em, một bộ phim”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.
  27. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 843.
  28. ^ Vũ Liên (2 tháng 6 năm 2018). “NSƯT - đạo diễn Hồ Ngọc Xum: Người Nam bộ hào sảng”. Tạp chí Thế giới điện ảnh. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.
  29. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 861.
  30. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 753.
  31. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 729.
  32. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 766.
  33. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 944.
  34. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 812.
  35. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 821.
  36. ^ Trần Hùng (25 tháng 10 năm 2020). “Cùng Hồ Quang Minh làm 'Thời xa vắng'. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.
  37. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 844.
  38. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010b), tr. 585.
  39. ^ Trần Mạnh Thường (2008), tr. 1597.
  40. ^ Nguyễn Thụ (1984), tr. 15.
  41. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 222.
  42. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 316.
  43. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 679.
  44. ^ Ngô Phương Lan (1998), tr. 346.
  45. ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 818.

Nguồn[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]