Lithi cyanide

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lithi cyanide[1][2][3]
Cấu trúc của lithi cyanide
Nhận dạng
Số CAS2408-36-8
PubChem75478
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
Thuộc tính
Công thức phân tửLiCN
Khối lượng mol32,958 g/mol
Bề ngoàibột trắng
Khối lượng riêng1,073 g/cm³ (18 ℃)
Điểm nóng chảy 160 °C (433 K; 320 °F) (màu sẫm)
Điểm sôiN/A
Độ hòa tan trong nướcxem bảng độ tan
kHN/A
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhđộ độc cao
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Lithi cyanide là một hợp chất vô cơ, có thành phần gồm nguyên tố lithi với nhóm cyanide, với công thức hóa học được quy định là LiCN. Hợp chất tồn tại dưới dạng bột màu trắng ở nhiệt độ phòng. Lithi cyanide thường được sử dụng làm chất phản ứng trong các phản ứng vô cơ/kim loại. Lithi cyanide có thể được tìm thấy trong môi trường từ phản ứng của lithi và acetonitrile, cả hai đều tìm thấy trong pin lithi lưu huỳnh oxit. Khi hợp chất được tiếp xúc với môi trường nó có thể tạo ra hơi độc với các axit yếu được tìm thấy trong tự nhiên.

Tác động môi trường[sửa | sửa mã nguồn]

Lithi cyanide là một hợp chất vô cơ thường không tìm thấy trong tự nhiên, mà không có sự tác động của con người. Khi lithi cyanide được đưa vào môi trường, nó có thể phản ứng với axit hoặc các chất oxy hóa mạnh để sản sinh ra hơi HCN độc hại trong môi trường hoặc có thể sản xuất ra carbon dioxide, nitơ oxitlithi oxit, trong trường hợp bị hỏa hoạn. Những lo ngại về tính chất nguy hiểm của việc vứt bỏ pin lithi lưu huỳnh oxit đã được nâng lên khi pin lithi trở nên phổ biến và dễ dàng tìm được. Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ và Bộ Quốc phòng nước này đã đánh giá pin lithi sulfide oxit và kết luận rằng sự hình thành LiCN là một trong những hợp chất dẫn tới chất thải nguy hại.[4][5]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ J. A. Lely, J. M. Bijvoet (1942), “Cấu trúc tinh thể của lithi cyanide”, Recueil des Travaux Chimiques des Pays-Bas, 61, London: WILEY-VCH Verlag
  2. ^ Haynes, W.M (2013), “Bernard Lewis”, trong Bruno, Thomas. (biên tập), Handbook of Chemistry and Physics (ấn bản 93), Boca Raton, Florida: Fitzroy Dearborn, Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2017, truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2017
  3. ^ Material Safety Data Sheet: Lithium Cyanide, 0.5M Solution in N,N-Dimethylformamide, Fisher Scientific, ngày 16 tháng 6 năm 1999
  4. ^ “Regulatory status of spent and/or discarded lithium-sulfur dioxide (Li/S02) batteries”. United States Environmental Protection Agency. ngày 7 tháng 3 năm 1984. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2017. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  5. ^ “Evaluation of Lithium Sulfur Dioxide Batteries” (PDF). U.S. Army Communications - Electronics Command and U.S. Army Electronics Research and Development Command. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2012. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)