Nỗi buồn gác trọ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
"Nỗi buồn gác trọ"
Hình ca sĩ Phương Dung trên bìa ca khúc Nỗi buồn gác trọ phát hành năm 1964
Bài hát
Ngôn ngữTiếng Việt
Phát hành1964
Thu âmPhương Dung
Thể loạiNhạc vàng
Thời lượng3:05
Hãng đĩaDĩa Hát Việt Nam
Sáng tácHoài Linh
Soạn nhạcMạnh Phát

"Nỗi buồn gác trọ" là một ca khúc nhạc vàng sáng tác bởi nhạc sĩ Mạnh PhátHoài Linh vào đầu thập niên 1960, viết theo thể điệu Hababera. Ca khúc gắn liền với tiếng hát Phương Dung và được bà trình bày thành công từ trước và sau năm 1975.[1]

Hoàn cảnh sáng tác[sửa | sửa mã nguồn]

Nhạc sĩ Hoài Linh – Mạnh Phát đã viết bài Nỗi buồn gác trọ đưa cho hãng phim và Phương Dung may mắn được chọn hát ca khúc này trong phim, từ đó được khán giả Sài Gòn cũng như các tỉnh dành nhiều tình cảm.

—Phương Dung[2]

Theo chia sẻ của ca sĩ Phương Dung thì nhạc sĩ Mạnh Phát quen một anh sinh viên, trọ ở một căn gác. Mỗi năm thì anh lại chứng kiến những người con gái trong xóm trọ đi lấy chồng. Vì hoàn cảnh đó, nhạc sĩ Mạnh Phát sáng tác ca khúc Nỗi buồn gác trọ, phần lời là của nhạc sĩ Hoài Linh.[3][4]

Sau đó Mạnh Phát và Hoài Linh giao bài hát cho Phương Dung trình bày trong cuốn phim "Sai Gon By Night" của hãng phim Alpha năm 1962 cho đến năm 1964 thì được Phương Dung thu âm vào đĩa nhựa và phát nhiều lần trên đài phát thanh, trở thành một hiện tượng vào thời điểm đó.[2]

Ca sĩ thể hiện[sửa | sửa mã nguồn]

Phương Dung là người trình bày thành công và thu âm đầu tiên vào Dĩa Hát Việt Nam. Năm 1996 bà thể hiện lại Nỗi buồn gác trọ trên trung tâm Asia trong chương trình "Asia 12 - Việt Nam Niềm Nhớ" với phần hoà âm của nhạc sĩ Trúc Hồ.

Ca khúc được nhiều ca sĩ trong và nước thể hiện như Thanh Tuyền, Cẩm Ly, Đàm Vĩnh Hưng, Quang Lê, Hương Lan...và đặc biệt Jang Mi cover lại cũng rất được yêu thích.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Pha Lê (18 tháng 10 năm 2018). “Danh ca Phương Dung tiết lộ ý nghĩa sau ca khúc "Nỗi buồn gác trọ". Báo Dân Sinh.
  2. ^ a b Thiên Hương (4 tháng 6 năm 2014). “Nhạn trắng Gò Công' Phương Dung: Cánh chim không mỏi!”. Báo Thanh Niên. Truy cập 27 tháng 4 năm 2021.
  3. ^ Hoàng Yến (16 tháng 10 năm 2018). “Danh ca Phương Dung tiết lộ bí mật ca khúc 'Nỗi buồn gác trọ'. Báo Công an TPHCM.
  4. ^ “Danh ca Phương Dung rớt nước mắt khi kể về mẹ”. VTV.vn. 20 tháng 5 năm 2019. Truy cập 7 tháng 5 năm 2021.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]