NGC 3883

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hình ảnh NGC 3883 của SDSS

NGC 3883 là tên của một thiên hà xoắn ốc lớn[1] có độ sáng bề mặt thấp nằm trong chòm sao Sư Tử[2][3][4]. Khoảng cách của nó với chúng ta là khoảng xấp xỉ 330 triệu năm ánh sáng[5]. Nó nằm trong cụm thiên hà Sư Tử[1][6]. NGC 3883 có một điểm phình nổi bật nhưng lại không có nhân thiên hà hoạt động. Thiên hà này có cách nhánh xoắn ốc kết cụm trong đĩa của nó[4]. Vào ngày 13 tháng 4 năm 1785, nhà thiên văn học người Anh gốc Đức William Herschel phát hiện ra thiên hà này.[7]

Sự hình thành sao[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù nó có nhiều khí hydro nguyên tử (HI), NGC 3883 thì có màu rất là đỏ và có rất ít lượng phát ra H-Alpha[1][8]. Điều này nghĩa là sự hình thành sao của nó đã bắt đầu kết thúc cách đây rất lâu trong khi phần bên trong thì vẫn tiếp tục hình thành sao mới để làm cho môi trường liên sao giàu lên và sau đó sử dụng hết các chất khí còn lại. Có thể các khu vực bên ngoài của thiên hà đã hình thành sao trong một vài thế hệ vì mật độ HI thấp trong thiên hà này[1]. Tuy nhiên Donas và các đồng sự đã cho thấy sự phát xạ tia cực tím của NGC 3883 chủ yếu là từ các ngôi sao có khối lượng trung bình, trẻ trong khu vực bên ngoài. Nghĩa là vẫn có sự hình thành sao ở đó.[8]

Do số lượng sao hình thành ít tính tới thời điểm hiện tại[9][10] của NGC 3883, nên nó được xem là thiên hà thiếu máu.[10]

Dữ liệu hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]

Theo như quan sát, đây là thiên hà nằm trong chòm sao Sư Tử và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Xích kinh 11h 46m 47.2s[11]

Độ nghiêng 20° 40′ 32″[11]

Giá trị dịch chuyển đỏ 0.023433[11]

Cấp sao biểu kiến 13.40[11]

Vận tốc xuyên tâm 7025 km/s[11]

Kích thước biểu kiến 3.0 x 2.4[11]

Loại thiên hà SA(rs)b[11]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d M., van der Hulst, J.; D., Skillman, E.; C., Kennicutt, R.; D., Bothun, G. (tháng 5 năm 1987). “The neutral hydrogen content of red spiral galaxies”. Astronomy and Astrophysics (bằng tiếng Anh). 177: 63. Bibcode:1987A&A...177...63V. ISSN 0004-6361.
  2. ^ “Revised NGC Data for NGC 3883”. spider.seds.org. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2018.
  3. ^ Impey, Chris; Bothun, Greg (ngày 1 tháng 6 năm 1989). “Malin 1 - A quiescent disk galaxy”. The Astrophysical Journal (bằng tiếng Anh). 341: 89–104. Bibcode:1989ApJ...341...89I. doi:10.1086/167474. ISSN 0004-637X.
  4. ^ a b Ramya, S.; Prabhu, T. P.; Das, M. (ngày 1 tháng 12 năm 2011). “Active galactic nucleus activity and black hole masses in low surface brightness galaxies”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society (bằng tiếng Anh). 418 (2): 789–800. arXiv:1108.0763. Bibcode:2011MNRAS.418..789R. doi:10.1111/j.1365-2966.2011.19530.x. ISSN 0035-8711.
  5. ^ “Your NED Search Results”. ned.ipac.caltech.edu. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2018.
  6. ^ “NGC 3883”. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2018.
  7. ^ “New General Catalog Objects: NGC 3850 - 3899”. cseligman.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2018.
  8. ^ a b J., Donas; V., Buat; B., Milliard; M., Laget (tháng 8 năm 1990). “Ultraviolet observations of galaxies in nearby clusters. I - Star formation rate in spiral galaxies of Abell 1367”. Astronomy and Astrophysics (bằng tiếng Anh). 235: 60. Bibcode:1990A&A...235...60D. ISSN 0004-6361.
  9. ^ van den Bergh, S. (ngày 15 tháng 6 năm 1976). “A new classification system for galaxies”. The Astrophysical Journal (bằng tiếng Anh). 206: 883–887. Bibcode:1976ApJ...206..883V. doi:10.1086/154452. ISSN 0004-637X.
  10. ^ a b P., Amram; M., Marcelin; C., Balkowski; V., Cayatte; III, Sullivan, W. T.; E., Le Coarer (tháng 1 năm 1994). “Halpha velocity fields and rotation curves of galaxies in clusters”. Astronomy and Astrophysics Supplement Series (bằng tiếng Anh). 103. Bibcode:1994A&AS..103....5A. ISSN 0365-0138.
  11. ^ a b c d e f g “NASA/IPAC Extragalactic Database”. Results for NGC 3883. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2018.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]