NGC 6231

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
NGC 6231
Dữ liệu quan sát (kỷ nguyên J2000.0)
Chòm saoThiên Yết
Xích kinh16h 54m
Xích vĩ−41° 48′
Khoảng cách5,600±400 ly (1,700±130 parsec[1])
Cấp sao biểu kiến (V)2.6
Kích thước biểu kiến (V)15.0′
Đặc trưng vật lý
Tuổi ước tính2–7 triệu năm
Tên gọi khácNGC 6171, Caldwell 76, Collinder 315, Melotte 153, De Cheseaux 9, Dunlop 499, Ha. I.7, Lacaille II.13
Xem thêm: Cụm sao phân tán, Danh sách cụm sao phân tán

NGC 6231 (hay Caldwell 76) là tên của một cụm sao mở nằm ở phía 0,5 độ của hướng bắc tính từ ngôi sao Zeta Scorpii. Nó là một phần của một vệt dài tạo thành từ những ngôi sao trẻ, có ánh sáng xanh xanh nằm trong chòm sao Thiên Yết, nó còn được biết đến với tên là mối liên kết Scorpius OB1[2]. Ngôi sao Zeta1 (HR 6262) là một phần của mối liên kết này trong khi ngôi sao sáng hơn lân cận tên là Zeta2 (HR 6271) (ngôi sao này cách Trái Đất 150 năm ánh sáng và vì thế nó không phải là ngôi sao thành viên của mối liên kết này.

Cụm sao này có tuổi ước tính là khoảng 2 đến 7 triệu năm[3] và đang di chuyển về phía hệ mặt trời với tốc độ 22 km/s. Cụm sao và mối liên kết Scorpius OB1 nằm gần nhánh xoắn ốc Thuyền Để-Cung Thủ của Ngân Hà. Zeta1 Scorpii (loại quang phổ là O8 và cấp sao biểu kiến là 4,71[4]) là ngôi sao sáng nhất trong mối liên kết ấy và là một trong những ngôi sao rực rỡ nhất trong thiên hà của chúng ta.[5]

Ngoài ra, thiên này cũng có chứa 3 ngôi sao Wolf-Rayet tên là: HD 151932, HD 152270,[6]HD 152408.[7]

Phát hiện[sửa | sửa mã nguồn]

Nó được nhà thiên văn học người Ý Giovanni Batista Hodierna phát hiện trước năm 1654 và ông đã biên mục nó là Luminosae trong danh mục các thiên thể trong những lần quan sát bầu trời của ông. Danh mục này nằm trong cuốn sách của ông tên là De Admirandis Coeli Characteribuse, cuốn sách này được xuất bản vào năm 1654 tại Palermo. Nó còn được quan sát bởi các nhà thiên văn học khác là Edmond Halley (1678), Jean-Philippe de Cheseaux (1745-46), và Abbe Lacaille (1751-52).

Dữ liệu hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]

Theo như quan sát, đây là cụm sao nằm trong chòm sao Thiên Yết và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Xích kinh 16h 54m

Độ nghiêng −41° 48′

Cấp sao biểu kiến 2.6

Kích thước biểu kiến 15.0′

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Kuhn, Michael A.; Hillenbrand, Lynne A.; Sills, Alison; Feigelson, Eric D.; Getman, Konstantin V. (2018). “Kinematics in Young Star Clusters and Associations with Gaia DR2”. The Astrophysical Journal. 870 (1): 32. arXiv:1807.02115. Bibcode:2019ApJ...870...32K. doi:10.3847/1538-4357/aaef8c.
  2. ^ Reipurth, B. (2008). “Young Stars in NGC 6231 and the Sco OB1 Association”. Trong Reipurth, B. (biên tập). Handbook of Star Forming Regions, Volume II: The Southern Sky ASP Monograph Publications. 5. tr. 401. Bibcode:2008hsf2.book..401R. ISBN 978-1-58381-670-7.
  3. ^ Kuhn, M. A.; Medina, N.; Getman, K. V.; và đồng nghiệp (2017). “The Structure of the Young Star Cluster NGC 6231. I. Stellar Population”. The Astronomical Journal. 154 (3): 87. arXiv:1706.00017. Bibcode:2017AJ....154...87K. doi:10.3847/1538-3881/aa76e8.
  4. ^ Sky Catalogue 2000.0
  5. ^ Crossen & Tirion, Binocular Astronomy, p. 119.
  6. ^ Shylaja, B. S (1988). “Study of the Wolf-Rayet members of the cluster NGC 6231”. Journal of Astrophysics and Astronomy. 9 (3): 161–172. Bibcode:1988JApA....9..161S. doi:10.1007/BF02715061.
  7. ^ The distinction between OIafpe and WNLha stars. A spectral analysis of HD 151804, HD 152408 and HDE 313846.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tọa độ: Sky map 16h 54m 00s, −41° 48′ 00″