NGC 6811

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
NGC 6811
Dữ liệu quan sát (kỷ nguyên J2000)
Chòm saoThiên Nga
Xích kinh19h 37m 17s[1]
Xích vĩ+46° 23′ 18″
Khoảng cách3600 ly[2] (1107 pc[2])
Cấp sao biểu kiến (V)6.8
Kích thước biểu kiến (V)13'
Đặc trưng vật lý
Tên gọi khácCr 402
Xem thêm: Cụm sao phân tán, Danh sách cụm sao phân tán

NGC 6811 là tên của một cụm sao mở nằm trong chòm sao Thiên Nga[3], gần chòm sao Thiên Cầm[4]. Nó có kích thước đường kính góc là bằng một nửa của mặt trăng (trong thời điểm trăng tròn). Nó có khoảng 1000 ngôi sao[5] với cấp sao tương đương nhau nếu dựa trên dữ liệu thô[3][6]. Nó còn được gọi là "cái lỗ trong cụm cụm" bởi vì vùng trung tâm của nó thì tối đen.[6][7]

Cụm sao NGC 6811 thì nằm xa khỏi mặt phẳng thiên hà và có chung nhiều đặc tính với những cụm sao già cỗi khác[6]. Khoảng cách của nó với chúng ta là khoảng xấp xỉ 1107 ± 90 parsec[2][8], có kích thước từ 14 đến 20 năm ánh sáng[6][9] và có tổng độ sáng là tương đương 2100 lần mặt trời[9]. Nó xấp xỉ 1.00 ± 0.17 tỉ năm tuổi và có lẽ là có đến 6000 ngôi sao ngay từ lúc mới hình thành[5]. Hầu hết các ngôi sao của nó có quang phổ thuộc loại từ giữa F đến đầu K với nhiệt độ bề mặt cũng tương tự mặt trời[4]. Còn lại thì là loại A2[9], một vài sao có loại O và hơn 100 ngôi có loại B[5]. Có 16 ngôi sao được quan sát là sao biến quang, trong đó có 12 ngôi sao là biến quang Delta Scuti[10]. Phép phân loại Trumpler cho thấy nó là loại III 1r và nó là "một cụm sao nhiều ngôi sao với các ngôi sao có độ sáng tương đương và vùng trung tâm hầu như là chỉ có bóng tối".[6]

Dữ liệu hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]

Theo như quan sát, đây là cụm sao nằm trong chòm sao Thiên Nga và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Xích kinh 19h 37m 17s[1]

Độ nghiêng +46° 23′ 18″

Cấp sao biểu kiến 6,8

Kích thước biểu kiến 13'

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “NGC 6811”. SIMBAD. Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2013.
  2. ^ a b c Meibom, S. R.; Torres, G.; Fressin, F.; Latham, D. W.; Rowe, J. F.; Ciardi, D. R.; Bryson, S. T.; Rogers, L. A.; Henze, C. E.; Janes, K.; Barnes, S. A.; Marcy, G. W.; Isaacson, H.; Fischer, D. A.; Howell, S. B.; Horch, E. P.; Jenkins, J. M.; Schuler, S. C.; Crepp, J. (2013). “The same frequency of planets inside and outside open clusters of stars”. Nature. 499 (7456): 55–58. arXiv:1307.5842. Bibcode:2013Natur.499...55M. doi:10.1038/nature12279. PMID 23803764.
  3. ^ a b Ayiomamitis, Anthony. “NGC 6811”. Astronomy Magazine. Kalmach Publishing Co. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2013.
  4. ^ a b Meibom, S. R.; Barnes, S. A.; Latham, D. W.; Batalha, N.; Borucki, W. J.; Koch, D. G.; Basri, G.; Walkowicz, L. M.; Janes, K. A.; Jenkins, J.; Van Cleve, J.; Haas, M. R.; Bryson, S. T.; Dupree, A. K.; Furesz, G.; Szentgyorgyi, A. H.; Buchhave, L. A.; Clarke, B. D.; Twicken, J. D.; Quintana, E. V. (2011). “The Kepler Cluster Study: Stellar Rotation in Ngc 6811”. The Astrophysical Journal. 733 (1): L9. arXiv:1104.2912. Bibcode:2011ApJ...733L...9M. doi:10.1088/2041-8205/733/1/L9.
  5. ^ a b c Balouchi, Shari. “Crowded Clusters Can Host Planets, Too”. Sky and Telescope. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2013.
  6. ^ a b c d e Stephen James O'Meara (ngày 30 tháng 6 năm 2011). Deep-Sky Companions: The Secret Deep. Cambridge University Press. tr. 389–. ISBN 978-1-139-50007-4. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2013.
  7. ^ L. Phil Simpson (2012). Guidebook to the Constellations. Springer. tr. 505–. ISBN 978-1-4419-6941-5. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2013.
  8. ^ Janes, K.; Barnes, S. A.; Meibom, S. R.; Hoq, S. (2013). “Ngc 6811: An Intermediate-Age Cluster in the Kepler Field”. The Astronomical Journal. 145 (1): 7. Bibcode:2013AJ....145....7J. doi:10.1088/0004-6256/145/1/7.
  9. ^ a b c Craig Crossen; Gerald Rhemann (ngày 27 tháng 1 năm 2004). Sky Vistas: Astronomy for Binoculars and Richest-Field Telescopes. Springer. tr. 67–. ISBN 978-3-211-00851-5. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2013.
  10. ^ Luo, Y. P.; Zhang, X. B.; Luo, C. Q.; Deng, L. C.; Luo, Z. Q. (2009). “Variable stars in the open cluster NGC 6811”. New Astronomy. 14 (6): 584. arXiv:1410.2178. Bibcode:2009NewA...14..584L. doi:10.1016/j.newast.2009.02.005.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]