NGC 7419

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
NGC 7419
NGC 7419 trong ảnh hồng ngoại với năm ngôi sao siêu khổng lồ đỏ, cộng thêm sao cacbon MZ Cephei ở bên trái nhưng thấp hơn.
Ghi công cho: 2MASS
Dữ liệu quan sát (kỷ nguyên J2000)
Chòm saoTiên Vương
Xích kinh22h 54m 20s[1]
Xích vĩ+60° 48′ 54″[1]
Khoảng cách(2,300 - 3,300[2])
Cấp sao biểu kiến (V)13[1]
Kích thước biểu kiến (V)2′[3]
Đặc trưng vật lý
Tên gọi khácCr 453
Xem thêm: Cụm sao phân tán, Danh sách cụm sao phân tán

NGC 7419 là tên của một cụm sao mở nằm trong chòm sao Tiên Vương. Những ngôi sao trong cụm mở này có màu đỏ đậm và nổi tiếng với năm ngôi sao siêu khổng lồ màu đỏ. Đây là con số lớn nhất trong bất kì cụm sao nào vào thời điểm trước những năm cuối thế kỉ 20. Các nhà thiên văn học khẳng định rằng cụm sao này không hề có bất kì một ngôi sao siêu khổng lồ màu xanh dương nào cả.

Thành viên[sửa | sửa mã nguồn]

Ngôi sao tên MY Cephei[4] là ngôi sao sáng nhất trong năm ngôi sao siêu khổng lồ và nó tĩnh lặng khác thường. Nó có quang phổ thuộc loại M7.5, một trong những loại quang phổ cuối cùng của những sao siêu khổng lồ. Tuy nhiên, việc phân tích gặp khó khăn bởi vì không có nhiều những ngôi sao gần đó để tiến hành việc so sánh để có kết quả đúng nhất[5]. Ước tính nhiệt độ của nó là khoảng 2600 độ K[6], tương đương 2326,85 độ C và độ sáng là 180000 L[7]

Chung quanh[sửa | sửa mã nguồn]

Cạnh đó có một Sao cacbon tên là MZ Cephei, cùng đáng chú ý trên những bức ảnh hồng ngoại như năm ngôi sao siêu khổng lồ của MGC 7419. Nó có khoảng cách gần với chúng ta hơn NGC 7419[4] và là một ngôi sao biến quang bất thường chậm với độ sáng nằm trong khoảng từ 14.7 đến 15.4.[8]

Dữ liệu hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]

Theo như quan sát, đây là thiên hà nằm trong chòm sao Tiên Vương. Và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Xích kinh 22h 54m 20s[1]

Độ nghiêng +60° 48′ 54″[1]

Khoảng cách 2300 đến 3300 pc[2]

Độ sáng biểu kiến 13

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e “NGC 7419”. SIMBAD. Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2018.
  2. ^ a b Marco, A.; Negueruela, I. (2013). “NGC 7419 as a template for red supergiant clusters”. Astronomy & Astrophysics. 552: A92. arXiv:1302.5649. Bibcode:2013A&A...552A..92M. doi:10.1051/0004-6361/201220750.
  3. ^ “SEDS Online NGC Database”. Results for NGC 7419. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2018.
  4. ^ a b Caron, Geneviève; Moffat, Anthony F. J.; St-Louis, Nicole; Wade, Gregg A.; Lester, John B. (2003). “The Lack of Blue Supergiants in NGC 7419, a Red Supergiant-rich Galactic Open Cluster with Rapidly Rotating Stars”. The Astronomical Journal. 126 (3): 1415–1422. Bibcode:2003AJ....126.1415C. doi:10.1086/377314.
  5. ^ Beauchamp, Alain; Moffat, Anthony F. J.; Drissen, Laurent (1994). “The galactic open cluster NGC 7419 and its five red supergiants”. Astrophysical Journal Supplement Series. 93: 187. Bibcode:1994ApJS...93..187B. doi:10.1086/192051.
  6. ^ Cesetti, M.; Pizzella, A.; Ivanov, V. D.; Morelli, L.; Corsini, E. M.; Dalla Bontà, E. (2013). “The Infrared Telescope Facility (IRTF) spectral library:. Spectral diagnostics for cool stars”. Astronomy & Astrophysics. 549: A129. arXiv:1211.5572. Bibcode:2013A&A...549A.129C. doi:10.1051/0004-6361/201219078.
  7. ^ Fawley, W. M.; Cohen, M. (1974). “The open cluster NGC 7419 and its M7 supergiant IRC +60 375”. Astrophysical Journal. 193: 367. Bibcode:1974ApJ...193..367F. doi:10.1086/153171.
  8. ^ Samus', N. N.; Kazarovets, E. V.; Durlevich, O. V.; Kireeva, N. N.; Pastukhova, E. N. (2017). “General catalogue of variable stars: Version GCVS 5.1”. Astronomy Reports. 61 (1): 80–88. Bibcode:2017ARep...61...80S. doi:10.1134/S1063772917010085.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tọa độ: Sky map 07h 17m 42s, −15° 38′ 00″