Quy tắc Harrison

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Launcelot Harrison (1880 – 1928)
Sơ đồ quy tắc Harrison: các vật chủ nhỏ chứa vật ký sinh nhỏ, vật chủ lớn chứa vật ký sinh lớn
Sơ đồ quy tắc Harrison với sự bổ sung của Poulin: các vật chủ nhỏ chứa vật ký sinh nhỏ, vật chủ lớn chứa vật ký sinh nhỏ và lớn (trên mức trung bình)

Quy tắc Harrison là một quan sát (observation) trong sinh học tiến hóa của Launcelot Harrison, phát biểu rằng giữa các loài thân thuộc, kích thước cơ thể vật chủ và ký sinh trùng có xu hướng đồng biến.

Sự thay đổi kích thước cơ thể vật ký sinh[sửa | sửa mã nguồn]

Launcelot Harrison, nhà động vật học và nhà ký sinh trùng học người Úc, đã công bố một nghiên cứu vào năm 1915 kết luận rằng kích thước cơ thể của vật chủ và ký sinh trùng có xu hướng đồng biến,[1] một tương quan mà sau này được gọi là quy tắc Harrison. Bản thân Harrison ban đầu đề xuất quy tắc này để giải thích sự biến đổi của các loài rận có họ hàng gần. Sau đó, các tác giả tiếp theo đã xác minh lý thuyết này có thể áp dụng cho nhiều loài ký sinh bao gồm cả tuyến trùng,[2][3][4][5] ký sinh trùng giáp xác Rhizocephalan,[6] bọ chét, chấy, ve, ruồi ký sinh cũng như côn trùng hại thực vật với các cây chủ cụ thể.[7][8]

Sự thay đổi độ lệch chuẩn kích thước cơ thể vật ký sinh[sửa | sửa mã nguồn]

Robert Poulin bổ sung rằng khi so sánh giữa các loài, độ lệch chuẩn kích thước cơ thể ký sinh trùng tăng theo kích thước cơ thể vật chủ.[9] Ngoài ra chúng ta cũng mong đợi khả năng biến đổi lớn ở kỳ vọng kích thước cơ thể vì các giá trị về tương quan sinh trưởng (allometry) này tuân theo phân phối quy tắc lũy thừa (power law).[10]

Năm 2017, Harnos và cộng sự đã áp dụng các phương pháp thống kê kiểm soát phát sinh chủng loại học (phylogenetically controlled statistical methods) để kiểm tra quy tắc Harrison và kết luận bổ sung Poulin trên rận ở chim.[11] Kết quả của họ chỉ ra rằng ba họ rận chính (Ricinidae, Menoponidae, Philopteridae) tuân theo quy tắc Harrison và 2/3 họ (Menoponidae, Philopteridae) tuân theo quy tắc bổ sung của Poulin.

Ý nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]

Tương quan sinh trưởng giữa kích thước cơ thể vật chủ và ký sinh trùng tạo thành một khía cạnh rõ ràng của quan hệ đồng tiến hóa vật chủ-vật ký sinh. Kích thước cơ thể của ký sinh trùng cũng tỷ lệ thuận với độ phong phú của loài[12] và do đó nó có khả năng ảnh hưởng đến độc lực của ký sinh trùng.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Harrison, Launcelot (1915). “Mallophaga from Apteryx, and their significance; with a note on the genus Rallicola” (PDF). Parasitology. 8: 88–100. doi:10.1017/S0031182000010428. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2018.
  2. ^ Kirchner, TB; Anderson, RV; Ingham, RE (1980). “Natural selection and the distribution of nematode sizes”. Ecology. 61 (2): 232–237. doi:10.2307/1935179. JSTOR 1935179.
  3. ^ Harvey, PH; Keymer, AE (1991). “Comparing life histories using phylogenies”. Philosophical Transactions of the Royal Society B. 332 (1262): 31–39. Bibcode:1991RSPTB.332...31H. doi:10.1098/rstb.1991.0030.
  4. ^ Morand, S; Legendre, P; Gardner, SL; Hugot, JP (1996). “Body size evolution of oxyurid (Nematoda) parasites: the role of hosts”. Oecologia. 107 (2): 274–282. Bibcode:1996Oecol.107..274M. doi:10.1007/BF00327912. PMID 28307314.
  5. ^ Morand, S; Sorci, G (1998). “Determinants of life-history evolution in nematodes”. Parasitology Today. 14 (5): 193–196. doi:10.1016/S0169-4758(98)01223-X. PMID 17040750.
  6. ^ Poulin, R; Hamilton, WJ (1997). “Ecological correlates of body size and egg size in parasitic Ascothoracida and Rhizocephala (Crustacea)”. Acta Oecologica. 18 (6): 621–635. Bibcode:1997AcO....18..621P. doi:10.1016/S1146-609X(97)80047-1.
  7. ^ Morand, S; Hafner, MS; Page, RDM; Reed, DL (2000). “Comparative body size relationships in pocket gophers and their chewing lice” (PDF). Zoological Journal of the Linnean Society. 70 (2): 239–249. doi:10.1111/j.1095-8312.2000.tb00209.x. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2018.
  8. ^ Johnson, KP; Bush, SE; Clayton, DH (2005). “Correlated evolution of host and parasite body size: tests of Harrison's rule using birds and lice” (PDF). Evolution. 59: 1744–1753. doi:10.1111/j.0014-3820.2005.tb01823.x. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2018.
  9. ^ Poulin, R (2006). Evolutionary ecology of parasites. Princeton University Press. ISBN 9780691120850.
  10. ^ Xiao, X; White, EP; Hooten, MB; Durham, SL (2011). “On the use of log-transformation vs. nonlinear regression for analyzing biological power-laws”. Ecology. 92 (10): 1887–1894. doi:10.1890/11-0538.1. PMID 22073779.
  11. ^ Harnos, A; Lang, Z; Petras, D; Bush, SE; Szabo, K; Rozsa, L (2017). “Size matters for lice on birds: coevolutionary allometry of host and parasite body size” (PDF). Evolution. 92: 1887–1894.
  12. ^ Villa, SM; Evans, MD; Subhani, YK; Altuna, JC; Bush, SE; Clayton, DH (2018). “Body size and fecundity are correlated in feather lice (Phthiraptera: Ischnocera): implications for Harrison's rule”. Ecological Entomology. 43 (3): 394–396. doi:10.1111/een.12511.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]