Thành viên:Bacsituonglai/Bảo tàng House of Terror (Budapest)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bacsituonglai/Bảo tàng House of Terror

House of Terror là một bảo tàng nằm ở Đại lộ AndrássyBudapest, Hungary . Nơi đây chứa các hiện vật liên quan đến chế độ phát xít và cộng sản vào Hungary thế kỷ 20, đồng thời cũng là đài tưởng niệm nạn nhân bị giam giữ, thẩm vấn, tra tấn hoặc giết trong tòa nhà dưới chế độ phát xít và cộng sản Hungary.

Bảo tàng mở cửa vào ngày 24 tháng 2 năm 2002. Tổng giám đốc của bảo tàng Tiến sĩ Mária Schmidt .

Bảo tàng House of Terror là một tổ chức thành viên của Nền tảng Ký ức và Lương tâm Châu Âu . [1] Những người nổi tiếng từng đến tham quan và ca ngợi Bảo tàng bao gồm Zbigniew Brzezinski, Francis Fukuyama và Hayden White. [2] [3]

Xây dựng[sửa | sửa mã nguồn]

Tòa nhà từng được sử dụng bởi Đảng Mũi tên chữ thập và Mật vụ ngầm Cộng sản Hungary .

Bảo tàng được thành lập dưới chính phủ trung hữu của Viktor Orbán . Vào tháng 12 năm 2000, Quỹ Cộng đồng Nghiên cứu Lịch sử và Xã hội Trung- Đông Âu đã mua lại tòa nhà với mục đích thành lập một bảo tàng nhằm tưởng nhớ hai giai đoạn lịch sử đẫm máu này của Hungary.

Trong quá trình xây dựng kéo dài một năm, tòa nhà đã được tân trang lại toàn bộ từ trong ra ngoài. Kiến trúc sư Attila F. Kovács là người đã thiết kế nội thất tòa nhà, các phòng triển lãm và mặt tiền bên ngoài tòa nhà. Hai kiến trúc sư János Sándor và Kálmán Újszászy lại là người lên kế hoạch tái thiết cho Bảo tàng House of Terror. Sau khi tái thiết, phía ngoài của tòa nhà có hình dáng giống như một tượng đài. Cấu trúc bên ngoài bao gồm phần tháp trang trí, các bức tường có mái che và lối đi lát đá granit tạo nét riêng cho bảo tàng, khiến nó nổi bật giữa một loạt tòa nhà trên Đại lộ Andrássy . Bên trong tòa nhà, Bảo tàng có trưng bày xe tăng T-54.

Triển lãm thường trực[sửa | sửa mã nguồn]

Bảo tàng tổ chức triển lãm thường trực các hiện vật liên quan đến chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít, triển lãm chứa tài liệu về mối quan hệ của Hungary với Đức Quốc xãLiên Xô . Bảo tàng cũng trưng bày các hiện vật liên quan đến các tổ chức nhà nước Hungary như Đảng Mũi tên Chữ thập và Tổ chức Mật vụ ngầm Cộng sản Hungary (tương tự như lực lượng mật vụ KGB của Liên Xô). Du khách cũng có thể tham quan tầng hầm, nơi từng được ÁVH sử dụng làm phong giam tra tấn tù nhân.

Phần lớn thông tin và trình bày trong triển lãm được viết bằng tiếng Hungary, mặc dù mỗi phòng đều có một bảng thông tin bằng cả tiếng Anh và tiếng Hungary. Cũng có sẵn phần hướng dẫn âm thanh bằng tiếng Anh và tiếng Đức cho du khách nước ngoài.

Nhạc nền của buổi triển lãm do cựu lãnh đạo Bonanza Banzai và nhà sản xuất Ákos Kovács cùng nhau sáng tác . Phần bè của tác phẩm bao gồm một dàn nhạc dây, kết hợp cùng các bản phối âm nổi đặc biệt và các hiệu ứng âm thanh.

Du khách không được chụp ảnh hoặc sử dụng máy quay phim bên trong tòa nhà.

Hình ảnh các nạn nhân bên ngoài Bảo tàng House of Terror, Budapest.

Tranh cãi[sửa | sửa mã nguồn]

Xe tăng T-55, với ảnh các nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản Hungary

Một số nhà sử học, nhà báo và nhà khoa học chính trị như Magdalena Marsovszky hay Ilse Huber đã lập luận rằng: Bảo tàng đã quá tập trung miêu tả Hungary như một nạn nhân của những kẻ chiếm đóng nước ngoài, mà bỏ qua sự tiếp tay của chính người Hungary dưới hai chế độ đó. [4] [5]

Sự chỉ trích cũng dành cho việc Bảo tàng dành nhiều không gian trưng bày sự khủng bố của chế độ cộng sản hơn là chế độ phát xít. Câu trả lời dành cho lời chỉ trích này là: Trong khi chế độ Ferenc Szálasi của phát xít Đức chiếm đóng Hungary chưa đầy một năm, thì chế độ Cộng sản Hungary đã kéo dài trong 40 năm.

Các nhà nghiên cứu về bảo tàng cũng nhắc nhở các nhà phê bình rằng cuộc diệt chủng Holocaust tại Hungary có bảo tàng riêng, chỉ cách Bảo tàng House of Terror chưa đầy 3 km.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Tập tin:Logo-of-museum.png
Logo của bảo tàng

 

  1. ^ “Czech Prime minister Petr Nečas: The years of totalitarianism were years of struggle for liberty”. Platform of European Memory and Conscience. 14 tháng 10 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2016.
  2. ^ Kisantal Tamás, Krommer Balázs (2005). “Discussion with Hayden White” (PDF) (bằng tiếng Hungary). Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2016.
  3. ^ “A Terror Háza honlapja”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2016.
  4. ^ Huber, Ilse. “Das Haus des Terrors in Budapest: Umstrittenes Museum über Ungarns Zeitgeschichte” (bằng tiếng Đức). Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2011.
  5. ^ Marszovszky, Magdalena (2011). “"Die Märtyrer sind die Magyaren". Der Holocaust in Ungarn aus Sicht des Hauses des Terrors in Budapest und die Ethnisierung der Erinnerung in Ungarn” ["The Martyrs are the Magyars". The Holocaust in Hungary from the Perspective of the House of Terror in Budapest and the Ethnification of Memory in Hungary]. Trong Globisch, Claudia; Pufelska, Agnieszka; Weiß, Volker (biên tập). Die Dynamik der europäischen Rechten. Geschichte, Kontinuitäten und Wandel [The Dynamics of the European Right. History, Continuity and Change] (bằng tiếng Đức). Wiesbaden: VS Verlag für Sozialwissenschaften. tr. 55–74. ISBN 978-3-531-17191-3.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

[[Thể loại:Thể loại:Tọa độ trên Wikidata]] [[Thể loại:Thể loại:Hộp thông tin khung bản đồ không có ID quan hệ OSM trên Wikidata]] [[Thể loại:Trang có bản dịch chưa được xem lại]]