Thành viên:CNBH/Nháp 1

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thượng Hải là một thành phố trực thuộc trung ương của Trung Quốc, là thành phố phát triển nhất về kinh tế của quốc gia này. Thượng Hải cũng là một trong những trung tâm tài chính, mậu dịch và vận chuyển quốc tế[tham 1], cảng biển của thành phố nhộn nhịp nhất thế giới. Kinh tế Thượng Hải chủ yếu dựa vào thương mại, tài chính, công nghệ thông tin và chế tạo. Thượng Hải nằm ở giữa cung bờ biển phía đông Trung Quốc, là cực đông của đồng bằng Trường Giang , phía đông giáp biển Hoa Đông, phía nam giáp vịnh Hàng Châu, phía tây giáp hai tỉnh Giang TôChiết Giang. Đảo Sùng Minh ở phía bắc thành phố nằm giữa nơi Trường Giang đổ ra biển. Thượng Hải nằm trong số những thành phố lớn nhất thế giới, nhân khẩu thành phố đạt hơn 24 triệu người vào năm 2016, trong đó số người có hộ khẩu Thượng Hải là hơn 14 triệu người, chiếm 59%[tham 2]. Những năm gần đây, nhiều thành thị nằm gần Thượng Hải thuộc hai tỉnh Giang Tô và Chiết Giang đã có sự phát triển nhanh chóng, cùng với thành phố tạo thành quần thể thành thị đồng bằng Trường Giang, là một trong những vùng đô thị lớn nhất thế giới[tham 3].

Thời Tấn, Thượng Hải bước đầu phát triển thành một đô thị cảng cá, sản xuất muối và thương mại. Từ thời Đường đến thời Nguyên, khu vực Thượng Hải thuộc huyện Hoa Đình, phủ Tùng Giang. Đến thời Minh-Thanh, Thượng Hải đã khá phồn vinh, ngành dệt lụa phát đạt[tham 4]. Năm 1843, theo Điều ước Nam Kinh, Thượng Hải trở thành một trong năm bến cảng chính thức mở cửa thông thương, mở đầu lịch sử tô giới Thượng Hải. Nhờ hoàn cảnh chính trị đặc biệt, kinh tế Thượng Hải phát triển nhanh chóng, thu hút di dân từ các tỉnh khác cũng như từ ngoại quốc, trở thành một trong những đô thị lớn nhất Trung Quốc cũng như Viễn Đông[tham 5]. Văn hoá Ngô Việt truyền thống tại khu vực Giang Nam kết hợp với văn hoá do di dân mang tới, dần dần hình thành văn hoá Hải Phái đặc thù. Trong thời kỳ Dân Quốc, Thượng Hải là thành phố lớn nhất châu Á, trung tâm công thương nghiệp quan trọng nhất của Trung Quốc. Sau khi nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thành lập, chính phủ trung ương thực thi kinh tế kế hoạch, chủ yếu phát triển công nghiệp nặng tại nội lục. Sau sự kiện Thiên An Môn, các quốc gia phương Tây phong toả kinh tế Trung Quốc, Thượng Hải có trợ giúp lớn cho các khu vực khác tại Trung Quốc phát triển.[tham 6]. Sau cải cách mở cửa, năm 1990, Thượng Hải có chính sách mở cửa phát triển Phố Đông, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng thêm[tham 7];đến năm 2005 thành lập khu thí nghiệm cải cách, đến năm 2013 phê chuẩn thành lập khu mậu dịch tự do[tham 8], cũng khiến cho kinh tế Thượng Hải phát triển, trở thành đô thị lớn cấp thế giới, là thành phố trụ cột của kinh tế Trung Quốc[tham 9], tuy nhiên Thượng Hải hiện phải đối diện với các vấn đề như tỷ lệ tội phạm gia tăng bắt nguồn từ người nhập cư, cũng như chảy máu chất xám, hay tiếng Thượng Hải và văn hoá Hải Phái dần biến mất[tham 10][tham 11].

Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi Thượng Hải xuất hiện sớm nhất trong " Tống hội yếu tập cảo", theo đó thời Bắc Tống (960-1127) có đặt ra Thượng hải cục, sau đó "Thuỷ lợi thư" hoàn thành vào những năm Hi Ninh (1068-1077) có ghi Thượng Hải phố[tham 12]. Thời Tống, hạ du sông Tùng Giang có một nhánh chi lưu tên là Thượng Hải phố. "Phố" 浦 vốn dùng để chỉ nơi các sông hợp lưu hoặc đổ ra biển, song tại đất Ngô thường chỉ chi lưu nhỏ của sông. "Thượng" 上 trong danh xưng sông tại khu vực Giang Tả thường chỉ phần gần đầu nguồn, còn "hạ" chỉ khu vực gần cửa sông. Kinh tế thời Tống phát đạt, thúc đẩy nghề rượu phát triển, chính phủ cho đặt Thượng Hải vụ tại phụ cận Thượng Hải phố để trưng thu thuế rượu, tên gọi Thượng Hải từ đó truyền bá[tham 13]. Nguồn gốc địa danh Thượng Hải có nhiều thuyết khác nhau, có thuyết cho rằng bắt nguồn từ Thượng Hải phố, có thuyết thì cho là do "nằm bên trên biển", có thuyết lại cho rằng bắt nguồn từ việc thương thuyền hải ngoại cập bờ tại đây.[tham 12]

Ngoài ra, Thượng Hải còn có tên tắt là Hỗ 滬/沪, bắt nguồn từ việc người dân địa phương vào thời cổ có sáng tạo ra một loại công cụ bắt cá gọi là hỗ 扈, thời Đông Tấn cửa biển sông Tùng Giang gọi là Hỗ Độc (nay thuộc quận Thanh Phố)[tham 14]"Tấn thư " và "Lương thư " từng nhiều lần nhắc đến Hỗ Độc 沪渎[chú thích 1][chú thích 2]. Biệt xưng của Thượng Hải là "Thân" 申, tương truyền là bắt nguồn từ việc phần phía tây của Thượng Hải đất phong của công tử nước SởXuân Thân quân[tham 15].

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử ban đầu[sửa | sửa mã nguồn]

Trấn Thất Bảo thuộc quận Mẫn Hàng là cổ trấn điển hình của Giang Nam

Khoảng 7000 năm trước, phần phía tây của Thượng Hải đã trở thành đất liền, khu vực phía đông dần hình thành trong gần hai nghìn năm qua. Di tích văn minh nhân loại cổ nhất trong địa phận Thượng Hải có thể truy đến thời đại đồ đá mới 6000 năm trước[tham 16],gồm di tích của văn hoá Mã Gia Banh, Tung Trạch, Lương Chử, Mã Kiều[tham 17]. Thế kỷ 4-5 thời Tấn, khu vực Tùng Giang[chú thích 3] và Tân Hải có ngư dân tụ tập, dần dần phát triển thành một đô thị cảng cá và thương mậu. Năm Thiên Bảo thứ 10 (751), thành lập huyện Hoa Đình, lệ thuộc Tô châu[chú thích 4], phạm vi về phía bắc đến khu vực Hồng Khẩu hiện nay, phía nam đến bờ biển, phía đông đến Hạ Sa[tham 18].

時商販雲集,今上海境内已有上海市(集市)这一称呼[chú thích 5]咸淳三年(1267年),嘉興府华亭县[chú thích 6]于上海浦(松江的一条支流)西岸设置市镇,定名为上海镇。至元十四年(1277年),华亭县升格为府,并于翌年更名松江府,辖华亭县。至元二十八年(1291年)8月19日,元政府析华亭县东北,黄浦江两岸的长人、高昌、北亭、新江、海隅五乡二十六保,设立上海县,隶属松江府[chú thích 7],标志着上海有独立行政建制之始[tham 19]。至嘉靖三十二年,筑起上海城墙。至明代时,上海县归属南直隶松江府,当时松江府据称“松江税赋甲天下”[tham 20],已较为繁荣。清袭明制,上海县先归属江南省松江府[tham 21],后江南省分省归属江苏省
Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “tham”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="tham"/> tương ứng, hoặc thẻ đóng </ref> bị thiếu
Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “chú thích”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="chú thích"/> tương ứng, hoặc thẻ đóng </ref> bị thiếu