Thành viên:Phattainguyen23/Luchita Hurtado

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Luchita Hurtado (Caracas, Venezuela, 28 tháng 10 năm 1920)[1][2] là hoạ sĩ đến từ Santa Monica, CaliforniaArroyo Seco, New Mexico. Người chồng thứ hai của bà là hoạ sĩ và là nhà sưu tầm Wolfgang Paalen. Bà đã sống và đi du lịch ở Mexico với Paalen, gặp Rufino Tamayo, Frida Kahlo, Remedios Varo, Leonora Carrington, Edward James, Giles HealeySheila Healey. Những buổi đầu sự nghiệp vào những năm 1940 của bà là trở thành họa sĩ minh họa thời trang cho Condé Nast và là hoạ sĩ vẽ tranh biếm họa cho Lord & Taylor.[3] Chuyển đến San Francisco, bà kí hợp đồng với các hoạ sĩ và nhà sưu tầm như: Isamu Noguchi, Gordon Onslow Ford, Jacqueline Johnson, Lucienne Bloch, James Broughton, Rene d'HarnoncourtRobert Motherwell. Christopher Knight nhận xét về tác phẩm của bà: "Các hình vẽ siêu thực trong các bức tranh của bà làm sống lại các chữ tượng hình dày đặc có từ nhiều nền văn hóa, cổ đại và cả hiện đại. Trong số đó có các bức tranh hang động thời tiền sử, tác phẩm nghệ thuật bộ lạc Tây Bắc và Tây Nam, phù điêu thời tiền Columbus cùng các bức tranh và tác phẩm điêu khắc trừu tượng."[4]

Các tác phẩm của Hurtado được đưa vào triển lãm Made in L.A. của Bảo tàng Hammer vào năm 2018. Một số khách tham quan hỏi những người quản lý ngày sinh của cô có chính xác không vì các tác phẩm dường như có nét rất đương đại. "Không thể thế được, một người khách nói, người hoạ sĩ tên Luchita Hurtado này không thể nào sinh vào năm 1920."[5]

Người chồng thứ ba của Hurtado là nghệ sĩ Lee Mullican[6]; con trai của họ Matt Mullican là một nghệ sĩ ở New York; con trai John Mullican của họ là một nhà văn và đạo diễn ở Los Angeles

Các tác phẩm của Hurtado nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng Nghệ thuật hạt Los Angeles[7]Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại.[8]

Triển lãm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Oral history interview with Luchita Hurtado, 1994 May 1-1995 April 13,”. Archives of American Art, Smithsonian Institution.
  2. ^ “United States Public Records Index”. FamilySearch. |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  3. ^ “Luchita Hurtado”. Made in L.A. Hammer Museum. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2018.
  4. ^ Knight, Christopher. “Luchita Hurtado abstract artworks mix cultures like colors, to rousing effect”. Los Angeles Times. Los Angeles Times. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2018.
  5. ^ Miranda, Carolina A. “Why Luchita Hurtado at 97 is the hot discovery of the Hammer's 'Made in LA' biennial” (Jul 05, 2018). L.A. Times. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2018.
  6. ^ Wagley, Catherine G. (20 tháng 1 năm 2017). “A Life's Work: As Her Reputation Surges, Luchita Hurtado Discusses Her Long Career”. ARTnews (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2018.
  7. ^ “Luchita Hurtado”. LACMA Collections. LACMA. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2018.
  8. ^ “Luchita Hurtado”. MOMA collections. MOMA. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2018.
  9. ^ Casuso, Jorge. “Artist Luchita Hurtado's Enchanted Works on Display in Santa Monica”. Santa Monica Lookout. surfsantamonica.com. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2018.
  10. ^ “Luchita Hurtado”. Park View Gallery. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2018.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]