Thành viên:Renamed user 0106200117072002/Nháp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Giao Linh
Tên khai sinhĐỗ Thị Sinh
Sinh8 tháng 9, 1949
Sài Gòn, Quốc gia Việt Nam
Thể loạinhạc vàng
Nghề nghiệpca sĩ
Bài hát tiêu biểu"Giọng ca dĩ vãng", "Không bao giờ quên anh"

Giao Linh (tên khai sinh: Đỗ Thị Sinh; sinh ngày 8 tháng 9 năm 1949) là một ca sĩ nhạc vàng Việt Nam. Bà được báo chí Sài Gòn trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 tặng cho biệt danh là Nữ hoàng sầu muộn[1] do tiếng ca và phong cách biểu diễn trầm buồn của bà.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Đỗ Thị Sinh sinh ra tại Sài Gòn trong một gia đình nghèo gồm bảy anh chị em nhưng không ai tham gia lĩnh vực nghệ thuật.[2] Bà đam mê ca hát từ thuở nhỏ, và mẹ bà vẫn lén mời thầy về dạy nhạc cho Đỗ Thị Sinh dù rằng cha bà không đồng ý. Trong một chuyến đi chơi Đà Lạt vào năm 1965, khi Đỗ Thị Sinh bày tỏ với người bạn thân về ước muốn ca hát của mình và xin tư vấn đặt nghệ danh thì người bạn ấy gợi tên tên "Giao Linh" vì tin rằng "nghệ danh này sẽ gặp nhiều may mắn".[1][2]

Bà bắt đầu sự nghiệp ca hát sau khi đoạt huy chương vàng giải "Kim Hoàng" của Air Vietnam vào năm 1966. Trong một buổi giao lưu văn nghệ năm 1966, nhạc sĩ Thu Hồ nghe được giọng hát Giao Linh và mời bà lên hãng đĩa Continental để thử giọng vào ngày hôm sau.[2] Cơ hội này đã giúp Giao Linh kí được với hãng Continental hợp đồng thu đĩa độc quyền trong ba năm.[2] Sau khi hết hạn hợp đồng, Giao Linh tiếp tục cộng tác với các hãng đĩa khác cũng như ra mắt băng nhạc với riêng giọng ca của mình là băng "Sơn Ca 6".

Năm 1982, Giao Linh rời Việt Nam sang Canada đoàn tụ với gia đình. Tiệm phở "Linh" ở Toronto, Canada là nguồn sống chính của gia đình bà.[3] Bà kết hôn năm 1987[2] và về sau thì sang định cư ở San Jose, California, Hoa Kỳ. Bà đi hát nhiều nơi và thu âm nhiều băng đĩa cho các trung tâm ca nhạc, trong đó có Trung tâm Băng nhạc Giao Linh (Giao Linh Productions) của chính bà tại Westminster, California, Hoa Kỳ. Năm 2000, Giao Linh trở về Việt Nam biểu diễn.[2] Tương tự như khi còn ở Canada, bà cũng mở một quán phở ở quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh nhưng quán đã ngưng phục vụ do Giao Linh quá bận rộn với công việc.[2] Cho đến nay, giọng ca Giao Linh vẫn tiếp tục phục vụ khán thính giả yêu nhạc khắp mọi nơi. Bà còn tham gia các hoạt động từ thiện để trợ giúp đồng bào mình.[4]

Cuộc sống riêng[sửa | sửa mã nguồn]

Giao Linh và chồng từng gặp gỡ từ năm bà mới 17 tuổi, nhưng phải đến hai mươi năm sau thì hai ông bà mới về chung tổ ấm. Tuy không làm văn nghệ nhưng chồng Giao Linh là người sẻ chia, đồng cảm với bà trong bước đường nghệ thuật. Dù Giao Linh không có con ruột nhưng bà và các con riêng của chồng đều dành những tình cảm tốt đẹp cho nhau.[3]

Quan niệm nghề nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Băng, đĩa[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là danh sách chưa đầy đủ liệt kê các băng magnétophone, dĩa nhựa, băng cassette, CD mà số bài hát do Giao Linh trình bày (đơn ca hay song ca) chiếm từ một nửa trở lên so với tổng số bài.

Trước ngày 30 tháng 4 năm 1975[sửa | sửa mã nguồn]

  • Sơn Ca
    • Băng nhạc Sơn Ca 6 - Giao Linh

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Giao Linh lần đầu tiên biểu diễn ở Hà Nội”. VnExpress đăng lại bài của Tiền phong. 28 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  2. ^ a b c d e f g h Minh Phong (20 tháng 8 năm 2011). “Ca sĩ Giao Linh: Bạn đặt cho tôi nghệ danh may mắn”. Báo điện tử Kiến thức. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  3. ^ a b Miên Thảo (27 tháng 11 năm 2012). “Những điều ít biết về người đẹp chuyên hát tình ca buồn”. Báo Pháp luật Việt Nam điện tử. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  4. ^ Thanh Hiệp (26 tháng 1 năm 2012). “Nghệ sĩ hải ngoại tâm tình đầu Xuân”. Báo Người Lao Động Điện tử. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)

[[Thể loại:Sinh năm 1949]] [[Thể loại:Ca sĩ nhạc vàng]] [[Thể loại:Ca sĩ hải ngoại]] [[Thể loại:Người Sài Gòn]]