Thảo luận:Bánh bao

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Ai đã nghĩ ra Bánh Bao?[sửa mã nguồn]

Trong 4 bộ tiểu thuyết nổi tiếng và vĩ đại nhất Trung Hoa là Tây du ký của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần, Thủy hử của Thi Nại Am đều có nhắc đến Bánh bao. Nhưng xuất xứ của nó chính được nêu trong bộ tiểu thuyết vang danh bốn bể là Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung[[1]]- Người nghĩ ra Bánh bao chính là Khổng Minh Gia Cát Lượng[[2]]. [[3]]. Chiếc bánh gắn liền lịch sử hào hùng Trung Hoa mà ý nghĩa của nó mang đậm tính nhân đạo.

Hồi này được tóm tắt như sau:

Tuân theo di ngôn của Lưu Bị [[4]]muốn khôi phục lại thời hưng thịnh của nhà Hán Khổng Minh Gia Cát Lượng lập kế tiêu diệt Bắc Ngụy, nhưng e ngại các bộ tộc phương Nam thừa dịp ông mang quân phạt Bắc-Ngụy sẽ xâm chiếm Thục-Hán. Nên ông quyết định "tiên Bình Nam hậu Bắc phạt" (trước dẹp phương Nam, sau đánh Tào Tháo[[5]]). Do cuộc viễn chinh về phương nam binh lính hai bên thương vong vô số, máu của họ nhuộm đỏ cả rừng núi, sông suối nơi đây. Nhìn thảm cảnh tang thương, khiến ông đau đớn trong lòng. Ngẩn mặt lên trời mà thốt lời "Gia Cát Lượng ta, vì chuyện này e rằng tổn hại đến dương thọ".

Khi rút quân rời khỏi phương Nam tới bờ Sông Lô (Lô Thủy), gió bên dưới nổi lên kinh hồn bạt vía, mây đen mù mịt kéo đến, cuồng phong nổi lên dữ dội, binh mã không làm sao qua sông quay về Tây Thục,

Khổng Minh quyết định lập một đàn cầu siêu cho các vong hồn tử trận. Máu đổ cho cuộc chiến đã quá nhiều, ông không muốn thấy thêm giọt máu nào phải chảy cho buổi tế lễ nữa. Nên Gia Cát Lượng cho người dùng bột làm thành 49 cái bánh tròn tròn được tượng trưng cho đầu người, cho thịt dê, bò làm nhân bên trong. Một trong những hỏa đầu binh đã tiện tay xoắn xuýt phần chóp của bánh cho giống mũ của các binh sĩ thời đó. (nên bánh Bao có tên khác là Mãn Đầu).

Sau khi khấn nguyện cho các oan hồn về với cõi vĩnh hằng, Khổng Minh ném những chiếc đầu người tượng trưng xuống dòng sông.

Từ đó trong dân gian xuất hiện một loại thực phẩm mới mà chúng ta thường gọi là Bánh Bao hay Mãn Đầu.

Ngày nay người ta phân biệt 2 loại bánh bao: Cái có nhân thì gọi là Bánh Bao, cái không nhân chỉ có bột, hoặc bên trong có chút nhân ngọt được gọi là mãn đầu.

Cách làm bánh chỉ có một nhưng nhân bánh bao thì... muôn hình vạn trạng:

  • Nhân ngũ cốc có đậu đỏ, xanh, đen, mè...
  • Nhân thịt thì có gà, vịt, heo, bò, tôm, trứng...
  • Nhân rau cải có cải thảo, hành, thuốc bắc,...
  • Nhân hạt có hạt sen, hạt bạch quả,...

Ngoài bánh bao hấp truyền thống hiện nay người ta còn nghĩ ra bánh bao chiên, bánh bao nướng...

Mặc dù hấp, chiên, nướng... hay nấu kiểu gì đi nữa thì những bước đầu tiên vẫn phải nhồi bột, ủ bột, làm nhân, gói nhân lại. Và cho dù một trăm năm sau hay một ngàn năm sau nữa thì loại bánh gắn liền với lịch sử của một con người thông minh tuyệt đỉnh kiệt xuất bất phàm của đất nước Trung Hoa ấy vẫn không thể mất đi tên gọi vốn có từ xa xưa của nó Bánh Bao.

Hồ Tiểu Tà (thảo luận) 16:12, ngày 8 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]