Thảo luận:Bánh tét

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 3 năm trước bởi Trần Anh Mỹ trong đề tài Hình thức gói

Nhân bánh[sửa mã nguồn]

Trong phần nguyên liệu, không rõ là nhân bánh làm bằng thịt được băm, hay là thịt để nguyên cả miếng, xắt vuông ? Và "10 lít nếp" nghĩa là gì nhỉ ?

Ngoài ra, xin được hỏi là bánh tét có làm nhân ngọt không nhỉ, hay là chỉ có nhân mặn ? Casablanca1911 03:48, ngày 9 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
Đậu xanh, trộn đường, và chúng ta có nhân ngọt. (ăn ngán lắm) Mag (thảo luận) 04:34, ngày 9 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
Một người bạn Việt của tôi, trong dịp Tết này, đã cho tôi ăn bánh tét với nhân là chuối và gần như là không có đậu. Mekong Bluesman (thảo luận) 10:18, ngày 9 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
À cũng ở chỗ cháu cũng có là nhân chuối đỏ chói :D Mag (thảo luận) 10:30, ngày 9 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
À, 10 lít nếp được 20 đòn bánh là tôi dùng câu trong tài liệu của Lê Tân, lối nói của miền Nam, có lẽ chỉ kg nói chung hay là một cái hũ đong ấy, chưa kiểm chứng chính xác! Khương Việt Hà (thảo luận) 04:41, ngày 9 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chấm[sửa mã nguồn]

Bánh tét là của miền nam lại được cho chấm với mắm rươi là đặc sản miền bắc, cách thưởng thức này thú vị đâyDotuanhungdaklak (thảo luận) 14:37, ngày 9 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Lê Tân trong Ẩm thực Trà Vinh cho biết rươi tại miền Nam thường ra muộn hơn Bắc, khoảng mùa gió chướng khi con nước rông ngập cả bờ (từ tháng 11 âm lịch đến tháng 1, gần tết âm lịch, và thường được làm mắm rươi: Không khí hớt rươi ngày tết đông như hội, người người hớt rươi nhà nhà hớt rươi. Nếu ta hỏi bà con cư dân ở đây về giá trị và chất lượng của mắm rươi như thế nào thì họ sẽ trả lời gọn lỏn: "thì ai cũng thấy đó, cả ngày 30 và mùng một tết, thiêng liêng nhất vậy mà cũng ngưng ăn hết khi có rươi ra, quần là áo lượt, bông hoa cũng nhảy ùm xuống mà tranh nhau hớt rươi (về làm mắm)". Cái ý chấm mắm rươi là tôi lấy lại ý của Lê Tân trong bài Bánh tét Trà Vinh của sách đã nói. Đặc sản miền Bắc có lẽ chả rươi thay vì mắm rươi, tuy nhiên đây có thể là suy nghĩ chủ quan của tôi (vì tôi có biết Hải Phòng thịnh hành rươi kho và có cả mắm rươi). Khương Việt Hà (thảo luận) 15:18, ngày 9 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Lần này thì tôi sai, xưa giờ nghe cứ ngỡ chỉ Hải Dương mới có rươi, cuối tháng 1 rồi tôi về quê được đãi chả rươi ngọt lịm, nghe bảo thế cũng nghĩ thế Dotuanhungdaklak (thảo luận) 16:19, ngày 9 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Hì hì, không vấn đề gì. Ở mình thì rươi có từ Bắc xuống Nam, vùng ven biển, tuy không phải vùng nào cũng ăn rươi và cùng cách chế biến món ăn. A, rươi cũng là món tôi rất khoái (bà xã thì ko ăn được, nhưng đến mùa là cố công đi tìm cho ông xã bằng được). Trên Wiki tôi làm tạm mấy món rươi từ đầu năm 2007, nhưng ao ước một bữa rươi kho để còn viết thêm món đấy mà chưa thành hiện thực. Khương Việt Hà (thảo luận) 16:36, ngày 9 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Hình thức gói[sửa mã nguồn]

Trên TV sáng nay tôi còn thấy bánh tét gói bằng cách đong gạo vào lá hình phễu, gập lá và cuộn lạt tạo cái bánh hình khối tam giác đều như kiểu bánh giò, bánh nếp ngoài Bắc. Khương Việt Hà (thảo luận) 15:44, ngày 9 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cái đó quê tôi gọi là bánh tày. Lưu Ly (thảo luận) 01:59, ngày 10 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
Thế à, ở quê tôi (Lập Thạch) thì khái niệm bánh tày là bánh chưng dài thường được gói bằng lá chít (một loại tre có lá khá to), với rất ít nhân, lạt giang nối giấu đầu và quấn thật chặt quanh bánh. Khương Việt Hà (thảo luận) 15:54, ngày 10 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tóm lại, với gạo nếp+nhân+kiểu gói sẽ cho ra nhiều loại bánh khác. Lưu Ly (thảo luận) 16:34, ngày 10 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
"...gạo nếp+nhân+kiểu gói sẽ cho ra nhiều loại bánh khác", rất đúng -- từ bánh chưng, bánh tét của người Việt, đến sticky rice trong loại ăn điểm tâm (dim sum) của người Hán, đến sushi của người Nhật... Mekong Bluesman (thảo luận) 20:05, ngày 10 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời
Nếu gói hình tứ diện thì ở miền Nam gọi là bánh ú. Abcvn123 (thảo luận) 23:59, ngày 30 tháng 1 năm 2010 (UTC)Trả lời

Tôi mới xóa một câu nói rằng bánh Tét hình dáng trụ tròn, không ép cho bớt nước được, nên dễ bị thiu. Câu này không đúng thực tế rằng bánh Tét và bánh chưng không hề bị ép cho bớt nước đi. Còn chuyện bị thiu, thì xảy ra với tất cả thức ăn, chứ không riêng gì bánh Tét. Dễ bị thiu, hay bị thiu nhanh chóng, thì tùy theo điều kiện, mà ta không đi sâu vào chủ đề này. Tôi cũng sửa từ ngữ "dân tộc thiểu số" ra "dân tộc ít người" cho đúng với từ ngữ bây giờ.Trần Anh Mỹ (thảo luận) 02:30, ngày 16 tháng 2 năm 2021 (UTC)Trần Anh MỹTrả lời

Bánh đòn ở cả miền Bắc[sửa mã nguồn]

Tôi nghe nói là các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc cũng gói bánh đòn (không gọi là bánh tét). Hình như đọc trong truyện. Nhờ ai có thông tin bổ sung vào bài. Tmct (thảo luận) 19:51, ngày 9 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cái bánh Tmct nói tôi ăn rồi, đúng là ở miền trung du (Bắc Giang) và miền núi phía Bắc, nhưng tên của nó thì tôi ... quên mất rồi, hic. Rungbachduong (thảo luận) 19:58, ngày 9 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời