Thảo luận:Giáo sư

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Học vị[sửa mã nguồn]

Bạn Temely có thể cho biết lý do để xem giáo sư là một học vị không? --Á Lý Sa (thảo luận) 10:57, 25 tháng 8 2006 (UTC)

Tôi cũng thắc mắc, nhưng đoạn định nghĩa giáo sư là 1 học vị và được phong cấp bởi nhà nước ở Việt Nam, có nghị định quy định rõ ràng, không phải là do tôi viết, tôi chỉ giữ nguyên đọan đó do người khác viết trước (không dám sửa) vì tôi không hiểu rõ tại Việt Nam như thế nào. Điều đó rất lạ, vì nhà nước không phải là cơ sở đào tạo (nếu muốn đào tạo cũng phải qua đại học hoặc một cơ sở nào đó), sao lại có quyền phong cấp 1 học vị. Cũng là lần đầu tiên tôi được nghe từ Phó giáo sư. Tôi vẫn nghĩ, giáo sư là 1 chức vụ, không phải học vị, có thể ở Việt Nam khác chăng ? Temely 12:24, 25 tháng 8 2006 (UTC)
Theo tôi, Giáo sư ở Việt Nam là một học hàm (không phải học vị như Tiến sĩ). Học hàm này như học thứ bậc trong ngành giáo dục, chỉ những người có những công lao đặc biệt trong giáo dục và đào tạo. Bring Vietnam to the world 13:16, 25 tháng 8 2006 (UTC)
Học hàm không phải có nghĩa tương đương với học vị à ? Hoặc bạn dùng chữ hàm ở đây có nghĩa là cấp bậc ?
Tôi thấy nói là "học hàm" do xét mà cấp, còn "học vị" thì là bằng cấp do học hành, vd PhD, Master.Tmct 15:44, 25 tháng 8 2006 (UTC)
Theo như bài báo Thanh niên và Giáo dục, số 266 ngày 23.9.2006, trang 7 thì Tiến sĩ là học hàm. Casablanca1911 10:05, 23 tháng 9 2006 (UTC)
Xin hỏi, có phải nghĩa là theo bạn, ở Việt Nam hiện nay, Giáo sư không phải là chức vụchức năng giảng dạy, do đại học quyết định, mà lại 1 bằng khen hoặc 1 cấp bậc được phong thưởng bởi nhà nước ?? Như vậy có giống những chức danh nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú không ???
Tôi không biết mấy về các "nghệ sĩ", nhưng hình như không thấy có gì khác mấy. Tmct 15:44, 25 tháng 8 2006 (UTC)
Nghe nói, cấp bậc gíao sư này ở Việt Nam được so sánh còn cao hơn tiến sĩ, có thể là cao nhất trong ngành giáo dục ? Tức là cũng đã coi giáo sư tương đương như 1 học vị ???? Cũng nghe nói viên chức có chức năng giảng dạy tại đại học (nếu chưa được nhà nước phong tặng là gíao sư)được gọi là giảng viên tại Việt nam hiện nay, phải thế không ??? Temely 14:19, 25 tháng 8 2006 (UTC)
Đúng là gọi là "giảng viên", khi xét thêm một đống tiêu chuẩn nữa thì lên chức "giảng viên chính",....
Một trong các tiêu chuẩn xét "phó giáo sư" là đã hướng dẫn một số tiến sỹ. Để được xét làm giáo sư cần nhiều tiêu chí phức tạp hơn việc làm một luận án tiến sỹ; số GS ít hơn số TS nhiều (số vị GS chỉ đủ để liệt kê trong 1 cuốn sách cỡ 1 tập của bách khoa toàn thư). Nên có thể nói là "giáo sư" là một chức danh cao hơn TS. Tuy nhiên, như tôi đã viết ở trên. TS là học vị, GS là học hàm - 2 hệ thống khác nhau. Tôi có biết một phó giáo sư không có bằng tiến sĩ.Tmct 15:44, 25 tháng 8 2006 (UTC)
Có ông Lê Kiều, được phong là Giáo sư ở trường ĐHKTHN, mà không có bằng tiến sĩ. Ông tốt nghiệp kiến trúc sư, nhưng lại là giáo sư chuyên về giảng dạy kết cấu xây dựng. Casablanca1911 02:12, 14 tháng 10 2006 (UTC)
Ông Lê Kiều sau khi tốt nghiệp ngành KTS năm 1960 thì sau đó học sang ngành kĩ thuật xây dựng rồi bạn ạ ~ Capon
Mạn phép các bạn đi lạc đề vào danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú. Thì đây là một danh hiệu nhằm tôn vinh các nhà giáo tham gia công tác giảng dạy trực tiếp. Khác với Giáo sư và Phó giáo sư, vốn là một học hàm, xét theo tiêu chuẩn cụ thể, hoặc động trong cả giảng dạy và nghiên cứu; thì danh hiệu Nhà giáo chỉ dành cho những người trong ngành giảng dạy và xét trên những cống hiến đặc biệt trong ngành này. Về thứ bậc thì Nhà giáo Nhân dân cao hơn Nhà giáo Ưu tú. Bạn cũng có thể gặp một người đọc đầy đủ như sau "Ông NGUYỄN HÀM DƯƠNG, Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú".
Về danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân và Nghệ sĩ Ưu tú cũng tương tự thế. Về cơ bản, Nghệ sĩ Nhân dân ngoài cống hiến về cá nhân còn có công lớn trong việc đào tạo nghệ thuật.Bring Vietnam to the world 18:20, 25 tháng 8 2006 (UTC)
Cũng xin hỏi thêm, nếu thế chức vụ giảng viên hoặc giảng viên chính tại VN có thể có nghĩa tương đương và có thể dịch theo tiếng Anh là Professor, vậy người có học hàm giáo sư ở VN, mà không có chức năng giảng dạy tại ĐH, có thể dịch là Professor không ? . Và Phó tiến sĩ ở VN là 1 học vị, học hàm hoặc chức vụ ? May là VN chưa biến học vị Thạc sĩ... thành học hàm, nếu không vấn đề lại càng rắc rối. Temely 09:01, 30 tháng 8 2006 (UTC)

Ấy "giảng viên" kể cả "chính" cũng không tương đương "professor" đâu, chỉ là "lecturer" hay "senior lecturer" thôi. Gần giống như ở Anh và Úc, mỗi khoa có nhiều lecturer nhưng chỉ vài Professor thôi.

[Phan Đình Tặng] Chào bạn Bạn viết bài này rất hay. Mình cũng đang tìm hiểu cái này xem thế nào? Thực ra, theo mình biết từ lâu thì Học hàm là do được Phong (vì có Công trình nghiên cứu khoa học,...), Học vị là do học tập, bảo vệ luận án mà có. Ví dụ: Tên của Học hàm như: Giáo sư, Phó giáo sư. Tên của học vị: Cử nhân, Kỹ sư, Thạc sĩ, Tiến sĩ. Thế nhưng, có người cũng gọi Thạc sĩ, Giảng viên chính, Trợ giảng... cũng là một học hàm. Thật không biết phải hiểu thế nào khi mình đang làm Công việc ở Phòng Đào tạo của một trường Đại học, tính lương cho các Giảng viên mà mù rối. Bởi quy định trong phần mềm lại khác với thực tế!


- Ở Việt nam, trong các trường đại học các giảng viên được Hội đồng khoa học và đào tạo của trường xét các chức danh căn cứ vào các tiêu chí tính điểm về: số năm làm công tác giảng dạy, số giờ dạy, số công trình nghiên cứu, hướng dẫn luận văn (cử nhân, kỹ sư, bác sĩ, luật sư, kiến trúc sư, thạc sĩ, tiến sĩ,), chứng chỉ về trình độ triết học để ccông nhận các chức danh sau: trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp. Còn Phó giáo sư, giáo sư là do Hội đồng quốc gia phong theo đề nghệ của Hội đồng khoa học cơ sở và Hội đồng chuyên ngành khi đủ điểm (các giờ dạy và công trình nghiên cứu được tính bằng điểm- cấp quốc gia cũng như quốc tế đều tính 1 điểm như nhau, cấp ngành và bộ thì tính 0, 5 điểm). Giáo sư và phó giáo sư trước đây gọi là học hàm, bây giờ gọi là chức danh. Hiện nay ở VN giáo sư và phó giáo sư là chức danh suốt đời, sắp tới chỉ dành cho những người làm công tác giảng dạy. Ở một số nước gọi là chức vụ. Ở Nga có bộ môn đến 15 giáo sư, 40 phó giáo sư thì hơi bị nhiều chức vụ nhỉ, chắc họ chỉ gọi là chức danh. Giáo sư ở Nga thì 5 năm xét lại một lần (Hội đồng khoa học của Bộ môn và Hội đồng khoa học trường). 3 lần được công nhận giáo sư thì mới được gọi là giáo sư chính thức, mang danh suốt đời.[[[Thành viên:195.19.48.182|195.19.48.182]] 11:18, 18 tháng 9 2006 (UTC)]

Ngày trước VN theo hệ thống Liên Xô nên có Phó tiến sĩ, Tiến sĩ. Giờ chuyển tương đương PTS cũ thành Tiến sĩ (~ PhD/Dortorate), còn TS cũ thành Tiến sĩ khoa học (~ en:Habilitation). Còn Thạc sĩ thì vẫn tương đương Master. Mấy "sĩ" này đều là học vị cả, các "sư" là học hàm, còn các "viên" là chức vụ:) --Tmct 09:20, 30 tháng 8 2006 (UTC)

Tiến sĩ cũ tôi thấy cũng thường được gọi là Doctor Habil. Còn tiến sĩ khoa học và tiến sĩ kỹ thuật có là 1 không nhỉ ? Casablanca1911 09:49, 30 tháng 8 2006 (UTC)
Theo hệ thống mới nhất, đang có hiệu lực của VN thì:
Tiến sĩ (VN cũ) nay gọi là Tiến sĩ khoa học= D.Sc. (phuơng Tây)= doktor nauk (Liên Xô cũ)
Phó tiến sĩ (VN cũ) nay gọi là Tiến sĩ chuyên ngành= Ph.D (phương Tây)= kandidat nauk (Liên Xô cũ)
(không có tiến sĩ kỹ thuật) :Avia (thảo luận) 02:29, 31 tháng 8 2006 (UTC)

Tiến sĩ chuyên ngành về kỹ thuật (toán ứng dụng, vật lý kỹ thuật, công nghệ hóa học, cơ học kỹ thuật, kỹ thuật điện, kỹ nhiệt, kỹ thuật điện tử, chế tạo máy, máy công nghệ, công nghệ vật liệu...). thì được gọi là tiến sĩ kỹ thuật theo hệ thống văn bằng Liên bang Nga (kandidat texnitreckiy nauk). Ngoài ra còn có Tiến sĩ (phó tiến sĩ) toán - lý, tiến sĩ khoa học kỹ thuật. Tiến sĩ triết học, tiến sĩ khoa học TRiết học, v.v..Tiến sĩ và Tiến sĩ khoa học là các học vị. thảo luận quên ký tên này là của [[Thành viên:{{{1}}}|{{{1}}}]] ([[Thảo luận Thành viên:{{{1}}}|thảo luận]] • [[Đặc biệt:Contributions/{{{1}}}|đóng góp]]).

Hệ "kandidat nauk" đó, ngày trước gọi chung là "phó tiến sĩ" thì nay gọi là "tiến sĩ chuyên ngành". Các ông làm trong lãnh vực kỹ thuật thì gọi là kandidat texnicheskiy nauk, làm toán thì gọi là kandidat matematicheskiy nauk, vật lý thì gọi là kandidat fizicheskiy nauk, đó là nói từng trường hợp cụ thể. Còn về hệ thống văn bằng thì học vị đó gọi là tiến sĩ chuyên ngành. Avia (thảo luận) 02:49, 19 tháng 9 2006 (UTC)

Bài viết ở đây không chính xác về "giáo sư" ở Bắc Mỹ. Instructor hay Lecturer là giảng viên. "Giáo sư" không phải là để ám chỉ "chức vụ" giảng dạy. Rất nhiều giáo sư không giảng dạy mà chỉ nghiên cứu. Từ Professor vừa là học hàm vừa là học vị. Khi được gọi Professor hay Doctor (Ph.D.), thì đó là học vị. Và trong văn nói, học sinh thường gọi cả hai. Nhưng khi đề cập đến cấp bậc như "Assistant Professor", "Associate Professor", hay "Professor", thì nó là học hàm. Professor được chia ra thành nhiều đẳng cấp, dựa vào kinh nghiệm. Hơn nữa, đẳng cấp này không được phong cho bởi chính phủ, mà do trường đại học phong cho. Hoainam06 20:44, 30 tháng 8 2006 (UTC)

--> Mình thấy bạn hoainam06 nói "Professor vừa là học hàm vừa là học vị" là hơi vô lý. Professor chỉ có thể là chức danh hoặc học hàm. Doctor of Science hay Doctor (Ph.D.) mới được gọi là học vị. Sự khác nhau này là ở chỗ: Học vị là do học tập, nghiên cứu và thi cử bảo vệ luận án, luận văn, đồ án tốt nghiệp mà có; còn học hàm là do Hội đồng khoa học bầu ra các nhà khoa học và giảng viên đại học hoặc trao chức danh này. Thường các học hàm hay chức danh phải có học vị nhất định. Khi nhắc đến một người nào đó hoạt động trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu thì người ta nêu cả học hàm (professor,...) và học vị (Dortor,..) rồi mới đến tên người đó. thảo luận quên ký tên này là của Mtmtu (thảo luận • đóng góp).

thật ra nếu xem bài viết về Professor bên en:Professor thì có nhiều sự khác biệt về quy chế giáo sư ở các quốc gia khác nhau. Nếu muốn đầy đủ hơn, chính xác hơn, có lẽ phải dịch bài Professor bên wiki english, có nói về sự khác biệt tùy địa phương đó.
Còn về en:Habilitation , ở các nuớc châu Âu, nhất là những nước ảnh hưởng văn hóa Đức, đây là học vị cao nhất, còn cao hơn tiến sĩ, thường là có học vị tiến sĩ rồi mới làm habil. Trước 1975, tại miền Nam, gọi habilitation (Dr. Habil hoặc Dozent tiếng Đức) là thạc sĩ (hậu tiến sĩ), nhưng sau 1975, thạc sĩ lại có nghĩa tương đương như master (dưới tiến sĩ). Trước 1975 tại miền Nam, gọi master là bằng cao học mà thôi. Cũng rắc rối nhỉ ! Temely 00:33, 31 tháng 8 2006 (UTC).

--> Master là học vị của những người tốt nghiệp cao học và đã bảo vệ luận văn thạc sĩ. Còn nếu chỉ học cao học mà chỉ thi tốt nghiệp thì gọi là bằng cao học. thảo luận quên ký tên này là của Mtmtu (thảo luận • đóng góp).

Giáo sư công huân[sửa mã nguồn]

Có ai biết khái niệm "giáo sư công huân" là như thế nào không nhỉ ? Casablanca1911 02:05, 14 tháng 10 2006 (UTC)

Theo mình biết, ở Nga "Giáo sư công huân" là danh hiệu được Tổng thống phong tặng cho những giáo sư thực thụ, có cống hiến lớn cho nền giáo dục đại học ở Nga. Cụ thể thì cần phải tìm hiểu thêm về tiêu chuẩn được phong. thảo luận quên ký tên này là của Mtmtu (thảo luận • đóng góp).

Chức danh Professor[sửa mã nguồn]

Bài này viết "Ở các nước Âu Mỹ, giáo sư không phải là một học hàm hay học vị mà là một chức vụ giảng dạy, thường do các trường đại học tự chọn lựa và quyết định. Khi một giáo sư ngừng công việc giảng dạy, chức danh giáo sư của người đó sẽ kết thúc". Các câu trên là hoàn toàn không đúng. Chức vụ professor (giáo sư) là chức vụ được dùng để chỉ các người dạy, làm nghiên cứu và nhận các sinh viên Master hay PhD tại Bắc Mỹ -- khi đó từ professor không được viết hoa và không được dùng như một chức danh trước tên; thí dụ: Doctor Smith is a professor at the University of the city, he's teaching Creative Writing in the English department (Tiến sĩ Smith là một giáo sư tại trường đại học của thành phố, ông dạy môn Viết văn tại khoa Anh ngữ). Sau một thời gian giữ các chức Assistant professor, rồi Associate professor thì các người đó sẽ trở thành Professor chính thức -- khi đó thì họ có quyền dùng từ Professor viết hoa trước tên của họ nếu họ muốn; thí dụ: Yesterday, the President of the city's University, Professor Bianca White, announced that she will retire next year (Hiệu trưởng của trường đại học của thành phố, Giáo sư Bianca White, tuyên bố ngày hôm qua là bà sẽ về hưu vào năm tới).

Sau khi về hưu những professor chính thức vẫn được phép dùng chức danh Professor trước tên của họ, nếu họ muốn -- khi đó họ được gọi là Professor Emeritus.

Do đó, tôi đã bỏ câu "Khi một giáo sư ngừng công việc giảng dạy, chức danh giáo sư của người đó sẽ kết thúc".

Mekong Bluesman 04:01, ngày 2 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]


Tôi xóa câu: "Ngoài ra còn có chức danh trợ lý giáo sư (assistant professor)" Vì assistant professor là một giáo sư, ông ấy giảng dạy độc lập và chẳng làm trợ lý cho ai hết, còn "trợ lý giáo sư" chỉ là một trợ lý cho một ông giáo sư. Tmct (thảo luận) 22:04, ngày 25 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Ở Việt Nam, ví dụ trong trường Đại học Bách khoa, nó có tất cả các chức danh như Mekong Bluesman nói ở trên, nhưng không dùng chữ professor, tức là nghĩa giáo sư theo quy định của Bộ giáo dục Việt Nam chỉ có nghĩa "viết hoa", không có nghĩa "viết thường". Ở trường, theo từng cấp có: trợ lý giảng dạy, giảng viên, giảng viên chính rồi mới tới "Giáo sư". Hiện chưa tìm được nguồn nên chưa đưa vào bài được. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 02:37, ngày 26 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]

...giảng viên chính, Phó Giáo sư (Associate professor), rồi mới tới "Giáo sư". Tranletuhan (thảo luận) 06:30, ngày 11 tháng 5 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Việt Nam Cộng hòa[sửa mã nguồn]

Dạy trung học là giáo sư. định nghĩa còn thiếu?Truong Thi Ly (thảo luận) 00:29, ngày 26 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Associate professor là "phó giáo sư"?[sửa mã nguồn]

Tôi đề nghị cần dẫn chứng cho sự tương đương này. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 02:40, ngày 26 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]

[1] & [2], tui ko biết là có bản tiếng Anh của Quyết định trên ko. Nhưng trong phần tham khảo 1 (nội dung PGS. phải thể hiện ý của mình bằng tiếng Anh thì áp dụng lùi về sau).
Quy định tại khoản 6 Điều 8 của Quy định này được áp dụng thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2011. Trước thời điểm này thì áp dụng quy định về tiêu chuẩn ngoại ngữ tại Nghị định số 20/2001/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2001.