Thảo luận:Sử ký

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tác giả[sửa mã nguồn]

Liên kết có ích:[1]

Theo Nhị thập tứ sử thì Sử ký Tư Mã Thiên là do Tư Mã Đàm (cha) truyền cho Tư Mã Thiên (con) viết tiếp chứ không phải chỉ là của Tư Mã Thiên. Casablanca1911 04:13, ngày 28 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Theo hầu hết tài liệu thì cha Tư Mã Thiên là Tư Mã Đàm cũng làm chức Thái sử lệnh, và Tư Mã Thiên nối nghiệp cha, nghĩa là tiếp tục chép sử. Nhưng phong cách chép sử thành tập như Tư Mã Thiên thì do ông khai sáng đầu tiên. Trước ông, các nhà sử học chỉ chép theo kiểu biên niên (chép sự kiện theo năm). Và ai đó check lại thông tin Tư Mã Ý là dòng dõi Tư Mã Thiên, vì Tư Mã Thiên bị cung hình (hoạn), làm sao có con được? Thái Nhi 04:54, ngày 28 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tư Mã Thiên bị cung hình vào năm 99 TCN, lúc đó ông cũng đã 46 tuổi rồi và theo bài nhà Tấn thì triều đình lúc đó là do hậu duệ của Tư Mã Thiên thành lập. Casablanca1911 05:00, ngày 28 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Đúng là Tư Mã Thiên có nhậm chức Thái sử lệnh sau khi cha mất và tiếp tục thay cha viết sử tiếp, được 7 năm thì xảy ra vụ Lý Lăng, Thiên không có giao tình gì với Lăng nhưng biết rằng Lăng là người có khí tiết, có tài lại được lòng binh sĩ, chắc rằng Lăng chỉ tạm đầu hàng để chờ cơ hội lập công chuộc tội nên bày tỏ lý lẽ để cứu Lăng. Vũ Đế nổi giận giao Thiên cho quần thần xử tội và Ông bị tội phải cung hình. Theo lệ, Ông có thể đem tiền chuộc tội nhưng nhà nghèo mà bạn bè không dám giúp sợ vạ lây nên Ông uất ức chịu nhục. Lúc đó Ông chưa có con trai, chỉ có một người con gái.Như vậy có nghĩa là dòng Tư Mã tuyệt tự, Ông đau khổ, muốn tự tử nhưng nhớ lại lời cha dặn lúc lâm chung, Ông nhẫn nhục sống để hoàn thành bộ Sử Ký (vào lúc ông trên 55 tuổi) lưu danh lại đời sau, làm vẻ vang cho cha mẹ mà chuộc lại phần nào tội bất hiếu kia (tuyệt tự). Ông mất phỏng chừng vào năm 90 trước T.L, mãi đến đời Tuyên Đế, một người cháu ngoại tên Dương Uẩn mới bắt đầu công bố và gọi đó là Thái Sử Công thư chí, Sử Ký là tên đặt sau này. Tới đời Vương Mãng (9-22 sau T.L) triều đình nhận rằng Ông bị xử oan, cho tìm người trong họ Ông và phong chức Sử thông tử. Theo như trên thì Tư Mã Ý không thể là dòng dõi Tư Mã Thiên được Trích từ nguồn Sử Ký của Tư Mã Thiên, tác giả Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê (1/7/1969) Baoe2004 12:28, ngày 11 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Trong quyển: Trung Quốc nhân danh đích cố sự(中国人名的故事) Tác giả: Trương Tráng Niên (张壮年)- Trương Dĩnh Chấn (张颖震) Sơn Đông hoạ báo xuất bản xã, 2005, nghiên cứu và cho rằng: ..."Sử học gia nổi tiếng thời Tây Hán là Tư Mã Thiên (司马迁), ông vì bị liên luỵ trong vụ án Lí Lăng (李陵) nên đã phải chịu cung hình. Để bảo toàn gia tộc, 2 người con của ông buộc phải đổi họ. Người con trưởng là Tư Mã Lâm (司马临) từ họ phức là Tư Mã (司马) đã lấy chữ Mã (马) đồng thời thêm 2 chấm bên trái đổi thành họ Phùng (冯). Người con thứ là Tư Mã Quan (司马观) từ họ phức Tư Mã (司马) lấy chữ Tư (司) đồng thời thêm một nét sổ bên trái chữ Tư đổi thành họ Đồng (同). Hiện nay tại thôn Trại Từ Long Môn (寨徐龙门) thuộc Hàn Thành (韩城) Thiểm Tây (陕西) quê hương của Tư Mã Thiên tuy không còn họ Tư Mã, nhưng người họ Phùng, họ Đồng rất đông, họ đều là con cháu đời sau của Tư Mã Thiên. Cả ngàn năm nay hai họ Phùng và Đồng vì cùng tế chung một ông tổ nên không bao giờ thông hôn, họ đều là người một nhà..." Dịch từ nguyên tác Trung văn: (Vị tị họa nhi xảo cải tính thị - 为避祸而巧改姓氏)-Trong quyển: Trung Quốc nhân danh đích cố sự(中国人名的故事) Tác giả: Trương Tráng Niên (张壮年)- Trương Dĩnh Chấn (张颖震) Sơn Đông hoạ báo xuất bản xã, 2005 Nguồn: http://www.huynhchuonghung.com/2012/05/dich-thuat-vi-tranh-hoa-ma-oi-ho.html

Tam Hoàng - Ngũ Đế[sửa mã nguồn]

Trong các link ở mục liên kết ngoài không thấy phần viết về Tam Hoàng - Ngũ Đế? 222.252.8.34 (thảo luận) 09:21, ngày 30 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Khái niệm chủ yếu?[sửa mã nguồn]

Theo tui thấy phần này không có nguyên do. thảo luận quên ký tên này là của Inkstone (thảo luận • đóng góp) vào lúc 00:08, ngày 21 tháng 8 năm 2010.

ĐỒNG THUẬN
Đa số đều nhất trí đổi tên bài thành Sử ký.  Băng Tỏa  21:23, ngày 19 tháng 10 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thảo luận sau đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.

Tác phẩm này vốn chỉ là Sử ký, không phải Sử ký Tư Mã Thiên, nếu muốn phân biệt với các Sử ký khác thì cũng nên đặt Tư Mã Thiên vào ngoặc: "Sử ký (Tư Mã Thiên)". Còn tên bài như hiện tại thì không chỉ sai so với chủ thể được nhắc đến mà còn gây nhầm lẫn với các tác phẩm thực sự có tên "Sử ký Tư Mã Thiên" bàn về bộ sử ký này. Hiện bản zh.wiki chỉ sử dụng "史記" (Sử ký), còn en.wiki thì dùng "Records of the Grand Historian" dịch từ tên gốc "Thái sử thư" (太史書) – ˜“*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 13:55, ngày 24 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Mời các thành viên của Dự án Trung Hoa: @Nguyentrongphu @Vuhoangsonhn @Ltn12345 @Nguyễn jonny @Baoothersks và dự án Lịch sử: @Yakushosama @Keo010122 – ˜“*°•༒𝓝𝓱𝓪𝓬𝓝𝔂༒•°*”˜ 02:45, ngày 26 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Phương án 1: Giữ nguyên Sử ký Tư Mã Thiên[sửa mã nguồn]

Phương án 2: Sử ký[sửa mã nguồn]

  •  Đồng ý Chỉ duy nhất phương án này thôi. Đặt tên bài độc nhất là "Sử ký" còn thể hiện được ý nghĩa của bộ thông sử này, rằng nó là bộ sử ký đầu tiên của các sử gia Trung Quốc. Thêm tên tác giả vào, theo bất cứ hình thức nào, là không cần thiết. Trần Theresa (thảo luận) 01:08, ngày 25 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    @Trần Theresa: Đây là cảnh báo trước: Nếu đây là tài khoản phụ của Tàn Kiếm, vui lòng tự gạch phiếu và chấp hành nguyên tắc tài khoản đang chấp hành án cấm không được tham gia biểu quyết/đồng thuận. Nếu tự nguyện, tôi có thể sẽ xem xét không truy cứu thêm. Nếu sau 24h không có phản hồi, nghĩa là bạn xác nhận mình không phải Tàn Kiếm. Bạn có thể giữ phiếu, nhưng tôi sẽ mở kiểm định để làm rõ. Thân mến. Nguyenhai314 (thảo luận) 02:11, ngày 25 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Bluetpp đã xóa thảo luận này của Trần Theresa vì cho rằng nó vi phạm thái độ văn minh và/hoặc là tấn công cá nhân.
Việc xóa bỏ diễn ra vào lúc 14:42, ngày 25 tháng 8 năm 2021 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, hãy tra mốc thời gian đó ở lịch sử trang.[trả lời]

Phương án 3: Sử ký (Tư Mã Thiên)[sửa mã nguồn]

Khác[sửa mã nguồn]

đây là cần ý kiến của các mem chủ đề Trung Cuốc,thì nên để riêng ra trong nhóm của các bạn đấy. đây là không gian chung, của riêng thì vào trang riêng của các bạn.

chúng tôi đa số người Việt, có biết tiếng Trung đâu mà thảo luận, cứ chêm tiếng Trung vào như bên. Thân mến.

Anhbaphubep (thảo luận) 03:28, ngày 26 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Anhbaphubep: Wikipedia tôn trọng ý kiến của mọi người, không phân biệt bất kỳ ai. Mọi đồng thuận đều phải có sự đa dạng về thành viên thì mới đa chiều được. NhacNy chỉ ping tên các thành viên trong dự án Trung Hoa vì chỉ có họ là am hiểu vấn đề này hơn cả, chứ không cấm thành viên bên ngoài dự án tham gia bỏ phiếu. Về vấn đề tiếng Trung, có lẽ bạn chưa hiểu rõ tình hình. Việc thay đổi tên tác phẩm (chủ thể ngoại quốc) cần phải có dẫn chứng từ chính ngôn ngữ gốc của tác phẩm đó, nhưng thế luận điểm mới mạnh. Không dẫn ra thì thuyết phục được ai? Martin L. KingI have a dream 04:16, ngày 26 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Nguyentrongphu:  Tôi thấy giống một con vịt Nguyenhai314 (thảo luận) 04:33, ngày 26 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Gặp thì cứ cho ăn trái này. – Q 08:47, ngày 26 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Ihsikuyr: Tôi tưởng là trái này chứ? Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 10:28, ngày 26 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Thảo luận trên đã được đóng lại. Xin đừng sửa chữa nó. Mọi ý kiến tiếp theo nên được viết trong các trang thảo luận phù hợp. Đừng thực hiện thêm bất kỳ thay đổi nào trong cuộc thảo luận này.