Thảo luận:Sự kiện Tết Mậu Thân/Lưu 1

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 11 năm trước bởi Cheers! trong đề tài Tại Huế

POV[sửa mã nguồn]

"Ba năm sau khi tham chiến trực tiếp quân đội Mỹ đã ngăn chặn miền Nam Việt Nam không rơi vào tay Cộng sản,.." Câu trên mang tính thiên vị chính trị, đề nghị viết lại cho có tính trung lập. Ví dụ, thay từ Cộng Sản bằng Mặt Trận Giải Phóng hoặc Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.24.6.37.137 (thảo luận) 05:02, ngày 10 tháng 4 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi đề nghị bổ sung cụm từ "góp phần" và đoạn "quân đội Mỹ đã (góp phần) ngăn chặn miền Nam Việt Nam không rơi vào tay Cộng sản" (quân đội nhân dân việt nam) thì mới mang tính khách quan hơn vì không phủ nhận những nỗ lực của quân lực việt nam cộng hòa trong thời gian này. ( (thảo luận) 03:53, ngày 16 tháng 3 năm 2010 (UTC))Trả lời

Theo tài liệu của CIA đã được công bố (declassified) thì sự kiện Mậu Thân, ngoài những gì bạn đã viết trong bài viết, còn là thất bại thảm hại của Hoa Kỳ về tình báo chiến lược và tình báo chiến thuật. Mời bạn tham khảo tài liệu nầy tại Thư khố ĐH Saskatchewan, Canada tại đây [[1]]. Nếu vào trang chính [[2]] sẽ thấy thêm một số tài liệu về Mậu Thân nếu bạn dùng search term "TET OFFENSIVE" hay là "1968". Chúc may mắn --- Huỳnh Tường Minh 16:44, ngày 31 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Nếu chắc chắn, thì sao bạn không ghi vào bài viết -- một kiểu trích dẫn (nghĩa là ghi rằng Theo tài liệu của [[<địa_chỉWEB>|CIA]] thì sự kiện Mậu Thân, còn là thất bại thảm hại của Hoa Kỳ về tình báo chiến lược và tình báo chiến thuật. (Dúng vậy theo tôi có nghe qua radio thì CIA đã "cảm thấy" sự yếu ớt trong ngành tình báo của Mỹ sau dịp "TET 68". LĐ

Sử dụng tên "sân bay Tân Sơn Nhứt" hay "sân bay Tân Sơn Nhất"? Tên gọi nào là quy chuẩn? Tên gọi nào được dùng nhiều hơn (ở Việt Nam và ngoài Việt Nam)?

Tôi nghĩ nên dùng tên được dùng chính thức vào thời đó. Nguyễn Hữu Dng 18:52, ngày 31 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời
Mời các bạn thực hiện sửa đổi mà bạn cho là phù hợp. Theo tôi bài viết này cũng cần bố cục lại theo hướng là 1 bài độc lập. Tôi mới chỉ copy&paste nội dung bài này từ bài Chiến tranh Việt Nam do User:Tolinhgiang khởi thảo. Vietbio 19:29, ngày 31 tháng 10 năm 2005 (UTC)Trả lời

Lệch ngày[sửa mã nguồn]

Theo các công cụ đổi lịch trên Internet [3], [4], ngày 30 tháng 1 năm 1968 là ngày mồng một Tết chứ không phải 30 Tết như bài đã viết. Nếu tính theo lịch của VNDCCH đã được ban hành năm 1967 [5] (tr. 29-30) thì ngày đó là ngày mồng hai Tết chứ cũng không phải ngày 30 Tết. Nguyễn Hữu Dng 05:07, ngày 21 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bổ sung[sửa mã nguồn]

Bạn Nguyễn Hữu Dụng đã rất tinh khi phát hiện sự không chính xác lệch ngày của cuộc tiến công Mậu thân và đã phát hiện ra sự lệch pha 1 ngày trong các kiểu tính lịch. (sẽ phải sửa lại là mồng 1 tết theo lịch miền Nam của VNCH và mồng 2 tết theo lịch miền Bắc của VNDCCH). Sự kiện lệch ngày này của lịch 2 miền liên quan đến tết mậu thân cũng là rất đáng nói. Trước đây trong bài “Chiến tranh VN” là bài rất dài thì không cần thiết để nói đến vấn đề này còn bây giờ bài này đã đứng độc lập thì tôi thấy sẽ cần bổ sung phần này vào bài (tôi đã bổ sung vào bài viết):

Cuối năm 1967 chính phủ VNDCCH chỉnh lại lịch làm cho tết miền Bắc sớm hơn miền Nam 1 ngày (Ngày 30.1.1968 sẽ là mồng 1 tết Mậu thân của miền Nam và là mồng 2 tết của miền Bắc). Sự việc ngày dương lịch (DL) và âm lịch (AL) chỉ cách nhau 1 ngày (không kể tháng) và sự lệch nhau 1 ngày của tết trên hai miền đã làm cho kế hoạch tiến công tết mậu thân của quân Giải phóng bị lệch lạc vì các cấp chỉ huy chiến trường hiểu khác nhau (Cần phải hiểu rằng đây là một chiến dịch tuyệt mật các chỉ thị được truyền đạt chủ yếu bằng miệng ở các cấp rất cao chứ không có hoặc rất ít điện văn bản hoặc mệnh lệnh bằng văn bản).

Mệnh lệnh ban ra là “đánh vào đêm 30 vào dịp tết Mậu Thân” do đó có 2 cách hiểu và dẫn đến tiến công lệch nhau 1 ngày:

  • Tại quân khu 5 của CS (các tỉnh từ Quảng Nam đến Khánh Hoà) các cấp chỉ huy chiến trường hiểu "Đêm 30" là "đêm giao thừa" của ngày 30 tết âm lịch của miền Nam nên họ đánh vào đêm 29 rạng ngày 30.1.1968 (DL) tức là đúng đêm giao thừa miền Nam.
  • Còn các chiến trường khác là quân khu Trị -Thiên; khu 6 (Nam Trung Bộ); Khu 7,8,9 (Nam Bộ) thì hiểu là đánh vào "đêm 30" tức là đêm của ngày 30 dương lịch (DL) nên họ đánh đúng vào đêm 30 rạng ngày 31 tháng 1 năm 1968 tức là vào đêm 1 tết theo lịch miền Nam và mồng 2 tết theo lịch miền Bắc tức là chậm 1 ngày so với quân khu 5.

Đây chính là vấn đề hiện nay các địa phương và các quân khu của QĐNDVN vẫn còn tranh luận hiểu thế nào là đúng mệnh lệnh. Các tài liệu lịch sử của các địa phương và quân khu giải thích việc này cũng khác nhau...

Để có cách nhìn tổng quát và khách quan các quan điểm tranh luận của các địa phương tôi xin trích dẫn nguyên văn đoạn văn về vấn đề lệch ngày trong sách “Tết Mậu thân 1968- Bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước” NXB Quân đội Nhân dân Hà Nội 2005 (trang 134-136). Xin lưu ý đây là trích dẫn nguyên văn không bình luận đúng sai và trong ngay đoạn trích này theo tôi cũng có lỗi sai. Tôi xin để nguyên cả format các chỗ viết nghiêng cũng là theo đúng văn bản trích dẫn:

1. Việc các địa phương Quân khu 5 nổ súng tiến công sớm hơn một ngày so với Quân khu Trị- Thiên, Quân khu 6, Quân khu 7... đã được một số cuốn sách xuất bản ở trung ương và địa phương đề cập. Cuốn Nam Trung Bộ kháng chiến 1945-1975 ghi chú rằng: “Cuối năm 1967 vì lý do khoa học, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà công bố ngày mồng một tết âm lịch Mậu thân chậm hơn lịch cũ một ngày (tức ngày 30 tháng 1 năm 1968), trong lúc đó , nguỵ quyền Sài Gòn vẫn giữ như lịch cũ (tức ngày 31 tháng 1 năm 1968)”. Vì giờ nổ súng trên toàn chiến trường được quy định đúng vào đêm giao thừa nên hiển nhiên, việc đổi lịch trên đây dẫn đến tình trạng giữa các chiến trường sẽ đánh lệch ngày giờ như dự tính ban đầu. “Phát hiện tình hình này, Bộ tổng tham mưu lệnh cho các địa phương nổ súng trước lùi lại (một ngày) cho thống nhất" (Sách quân khu 5- 30 năm giải phóng). Cũng theo cuốn sách này, “Trong hội nghị tổng kết cuộc tiến công và nổi dậy xuân 1968, từ ngày 1 đến ngày 8 tháng 3 năm 1986 tại Thành phố Hồ Chí Minh, các đồng chí ở cục tác chiến khẳng định: Lệnh viết rõ là giao thừa (miền Nam). Nhưng vì một số địa phương không nghiên cứu kỹ nên làm sai.” Thế nhưng “lệnh” này gửi đi từ bao giờ thì không thấy ghi rõ. Trong khi đó thì cuốn Lịch sử Quân đội Nhân dân Việt nam tập II cho biết: “Chiều ngày 29 tháng 1 năm 1968, Quân khu 5 nhận được điện hoãn cuộc tiến công sang đêm 30 rạng ngày 31 tháng 1”. Nếu vậy bức điện gửi đi đã là quá muộn nếu như đặt trong điều kiện chiến trường ác liệt lúc đó. Cho nên, trên thực tế , lệnh hoãn ngày giờ nổ súng tiến công trên đây, quả thực cũng chỉ kịp báo cho sư đoàn 2, sư đoàn 3, trung đoàn 10 và hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi", còn lại, “Các tỉnh Quảng Đà, Phú Yên, Bình Định, Khánh Hoà không nhận được (lệnh) nên vẫn nổ súng theo kế hoạch ban đầu là đêm 29 rạng ngày 30 tháng 1 năm 1968”. (Sách Lịch sử Quân đội Nhân dân Việt nam tập II). Chúng tôi không có chuyên môn về Lịch Việt Nam mà ở đó , phép tính âm lịch, tháng đủ, tháng thiếu, tháng nhuận...Là chuyên môn chuyên sâu, nên không thể giải thích được "lý do khoa học" của việc "Công bố ngày mồng một tết âm lịch Mậu thân năm ấy chậm hơn lịch cũ một ngày". Sau này đã có những ý kiến cho rằng việc dùng lịch âm mà không dùng lịch dương để quy định ngày giờ nổ súng rất đáng được đem ra phân tích...(Hết phần trích dẫn)

Ở trong đoạn trích dẫn này tôi thấy còn có chỗ sai sót là: tết miền Bắc viết là "chậm lại" nhưng ngày thì là "sớm lên" 1 ngày.--Tô Linh Giang 07:07, ngày 22 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đính chính:Sau khi xem xét lại kỹ các nguồn tôi xin đính chính lại phần thảo luận như sau: Miền bắc đổi lịch làm tết miền Bắc lùi lại 1 ngày so với miền Nam. Quân khu 5 tiến công theo lịch miền Nam vào đêm giao thừa của miền nam (đêm 29 sang ngày 30 tháng 1. 1968). Còn các địa phương còn lại (trong đó có Sài Gòn) tiến công vào đêm giao thừa của lịch miền Bắc (đêm 30 rạng ngày 31.1.1968)--Tô Linh Giang 23:42, ngày 23 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Theo luật lệ của lịch Trung Quốc mà lịch Việt Nam theo, Tết tính giờ chuẩn Hà Nội (UTC+7) mà VNDCCH công bố không thể nào xảy ra sau Tết của miền Nam (tính giờ chuẩn Bắc Kinh UTC+8). Mồng một của mỗi tháng bắt đầu lúc 12 giờ khuya của ngày mà có trăng mới (new moon) theo giờ địa phương. Trăng mới của tháng đó xảy ra vào ngày 29 tháng 1 lúc 16h29m UTC[6]. Tính theo giờ UTC+8 thì nó là 0h29m ngày 30 tháng 1. Nếu tính theo UTC+7 thì nó là 23h29m ngày 29 tháng 1. Vì thế nếu lấy UTC+7 làm chuẩn, thì Tết năm đó phải xảy ra vào đúng ngày 29 tháng 1 tại miền Bắc. Nguyễn Hữu Dng 00:18, ngày 24 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Qủa thật tôi chẳng có khái niệm gì về cách tính âm lịch cả nên không thể tranh luận về vấn đề lịch miền Bắc và miền Nam trong năm 1968 này. Nhưng Nguyễn Hữu Dụng thử xem lại xem liệu còn yếu tố nào (ngoài chuyện múi giờ +7 hoặc +8) ảnh hưởng đến chuyện tính âm lịch không. Theo tôi biết thì không phải chỉ có một cách để xác định tháng thiếu tháng đủ có thể VN và TQ áp dụng tháng thiếu, đủ khác nhau: Có thể trong tháng đó TQ và miền nam VN lấy tháng chạp là tháng thiếu còn VNDCCH lại lấy là tháng đủ thì sao ???. Tôi cũng biết một ví dụ hồi những năm 1980 có lần chính phủ CHXHCNVN thêm bớt 1 tháng nhuận làm cho tết VN và TQ sai nhau khoảng 1 tháng quyết định này mang tính chính trị lúc đó VN và TQ đang bất hoà. Người ta muốn nhấn mạnh đến sự độc lập về văn hoá đối với TQ... Khi tôi đối chiếu các nguồn thì thấy nhiều mâu thuẫn trong số liệu. Một vài ví dụ:

có vài chỗ mâu thuẫn: 1.Trong sách "Tết Mậu thân 1968" (đoạn mà tôi trích dẫn ở trên) có viết là tết miền Bắc chậm lại 1 ngày so với tết miền Nam nhưng số liệu ví dụ cụ thể thì ngược lại lại sớm lên một ngày; 2. Sách này khẳng định Đà Nẵng (Quân khu 5) đánh sớm so với toàn miền Nam vào đêm giao thừa của miền nam và đoạn tôi trích dẫn bên trên chính là quân khu 5 biện luận cho rằng họ đánh vào giao thừa miền Nam là đúng còn các nơi khác là hiểu sai lệnh trên; 3. Trong sách "chung một bóng cờ" thì ông Trần Bạch đằng một trong các nhà lãnh đạo lão thành của Khu uỷ Sài gòn thì nói là SG đánh đúng vào giao thừa miền nam còn Đà Nẵng (QK5) và Thừa Thiên- Huế thì đánh trước do miền Bắc đổi lịch; 4. Cũng trong sách này ("Chung một bóng cờ") có bài của thượng tướng Trần Văn Trà tư lệnh quân Giải phóng thì nói SG đánh vào đêm 30.1.68 tức là mồng 2 tết mậu thân không nói rõ lịch Bắc hay Nam. Như vậy chúng ta đang có một số vấn đề cần làm rõ rất mong sự đóng góp của các bạn:

Về chênh lệch lịch thì có lẽ bài viết này đã đủ trả lời Lịch Ta, Lịch Tàu và sự khác biệt. --Á Lý Sa (thảo luận) 11:58, ngày 24 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Thay máu[sửa mã nguồn]

Sau Mậu Thân quân Cộng sản đã "thay máu" hoàn toàn không còn lính người miền Nam trong hàng ngũ chính quy của họ nữa{{cần dẫn chứng}}. Từ nay miền Bắc đảm trách mọi sức nặng chiến tranh. Bây giờ tính chất chiến tranh đã chuyển biến hoàn toàn từ nội chiến Quốc-Cộng của người miền Nam sang chiến tranh Quốc-Cộng của hai miền{{cần dẫn chứng}}.

Ai đó làm ơn bổ sung nguồn dẫn cho những câu khẳng định 100% trên. Nói như hai câu trên thì cũng tương đương với khẳng định rằng sau năm 68:

  • Trong toàn bộ lực lượng quân đội của phe cộng sản, từ tướng đến quân, không còn một người miền Nam nào nữa.
  • Chính phủ Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam là chuyện tưởng tượng. vì những người được cho là nằm trong chính phủ đó thực ra không có trong đó (vì họ là người miền Nam).

Nếu không tìm được nguồn thì đề nghị sửa cho nó giảm nhẹ mức độ đi. Nói rằng lính chủ lực chủ yếu là người Bắc thì còn nghe được. Chứ tướng Cộng sản người Nam thì đầy, họ có chết đột tử hết vào năm 1968 đâu! Câu thứ hai thì nói như thể mấy bác người Nam trong mặt trận DTGPMN cũng đột tử hết cả. Không có người miền Nam, những địa đạo Củ Chi, căn cứ rừng Sát ngay sát nách Sài Gòn, rồi biệt động Sài Gòn ở ngay giữa Sài Gòn, có mà chết nhăn răng. Rồi những người miền Nam đặc sệt như Phạm Xuân Ẩn cũng chấm dứt hoạt động vào năm 68 chắc? Tmct 09:23, ngày 26 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi đã xóa khỏi bài. Ai muốn đưa lại vào bài thì xin mời thảo luận tại đây.Tmct 12:21, ngày 27 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi thấy số liệu ghi lực lượng Mĩ và VNCH chỉ có 50000 là không ổn ,quá ít.500.000 thì còn nghe được Saruman 03:33, ngày 4 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nếu bạn dẫn chứng được thì xin mời, hoan nghênh mọi đóng góp nhưng wiki cần dẫn chứngKhangkhang 06:39, ngày 4 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thay tên[sửa mã nguồn]

Tôi đã sửa hết các từ Cộng sản và VC trong bài thành quân GP cho phù hợp với danh xưng203.160.1.52 09:45, ngày 18 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đổi thành "quân Giải phóng" là một ý kiến tốt, đổ thành "quân GP" không phải là một ý kiến tỐt. Mekong Bluesman 10:15, ngày 18 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời
Cộng Sản thì dùng danh từ Cộng Sản, Việt Cộng thì là Việt Cộng, tại sao cứ phải tránh né tên gọi bản chất đó? Lý do tại sao, thì ai cũng hiểu ngầm, mà không ai dám nói ra. Xin đừng tô vẽ, hay dùng từ hay ý đẹp để làm thiên vị một đảng phái.

Hình như "Giải phóng quân" thông dụng hơn "quân giải phóng"? Ít ra thì trong các truyện/hồi kí mà tôi đọc toàn dùng "giải phóng quân".Tmct 07:36, ngày 24 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Cụm từ quân giải phóng nghe không đúng.Tôi đề nghị đổi thành quân thống nhất(thống nhất việt nam) mới chuẩn.Vì nhiều người dân sống ở miền nam việt nam trước năm 1975 không cho là quân bắc việt nam giải phóng họ(giải phóng điều gì, giải phóng ai).Quân bắc việt chỉ đơn thuần là thống nhất việt nam chứ không có giải phóng.113.23.23.152 (thảo luận) 09:43, ngày 13 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Chưa thấy có 1 tài liệu nào ghi thế cả, ít thông dụng!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 09:45, ngày 13 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đúng là không thông dụng,nhưng thấu tình đạt lý hơn cách gọi quân giả phóng,chỉ có những người cộng sản khi đó mới tự gọi mình là quân giải phóng.113.23.23.152 (thảo luận) 12:19, ngày 13 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Gọi Quân Cộng-sản Bắc-Việt là đúng , vì gọi là quân Giải Phóng (quan niệm của phe Cộng sản) chẳn khác nào gọi quân đó là quân xâm lược miền Nam (quan điểm của phe miền Nam).

Ảnh[sửa mã nguồn]

Muốn tìm hiểu về những hành động gây tội ác của Cộng Sản Việt, chúng ta có thể coi đây là một ví dụ cụ thể (Nguồn: The Asssociated Press). Quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giết hại bà mẹ và 5 đứa con, gia đình của một binh sĩ, tối Mồng 1 - sáng Mồng 2 Tết Âm Lịch , 1968, Sài gòn :

http://www.flickr.com/photos/13476480@N07/7044272211/

Ở trên là bức ảnh của hãng thông tấn AP gửi đi từ Sài Gòn ngày 1/2/1968, tức là mùng một Tết Mậu Thân. Có lẽ đây là bức ảnh chụp sự kiện liên quan đến vụ tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn chết đại úy đặc công VC Nguyễn Văn Lém ngay trên đường phố SG vào buổi trưa cùng ngày 1/2/68 Tết Mậu Thân, mà đã được ghi lại trong bức ảnh nổi tiếng của Eddie Adams, một bức ảnh theo nhiều người đã làm thay đổi cục diện cuộc chiến tranh VN.


Cái hình tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn chết 1 VC đã có rất nhiều bài đăng hình này rồi và nó cũng có thể dùng cho những mục đích thiên lệch, tuyên truyền. Tôi đã đổi 1 cái khác khách quan hơnYonai 05:34, ngày 5 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chưa ai đồng ý xóa 1 ảnh điển hình như thế, không thể cứ xóa là xóa được. Thế nào gọi là ảnh "khách quan hơn"? Cái ảnh mới đó chả có thông tin gì, chụp nó lúc nào chả được, chỉ cần mấy người da trắng mặc bộ quân phục ra nằm trên bãi cát phi lao.Tmct 13:13, ngày 7 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Ảnh điển hình? Hình VC bị tóm ko phải điển hình? Hình như tcmt ko có thái độ trung kla65p vì bạn chỉ chăm chăm sửa sao cho có lợi cho phe CS mà thôi.Yonai 11:51, ngày 8 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đừng tiếp tục phong cách 'thảo luận' bài Xuân Lộc! Tôi bảo cái ảnh Mỹ nằm bắn súng không điển hình. Hãy đọc lại cho rõ đoạn trên "...mấy người da trắng mặc bộ quân phục ra nằm trên bãi cát phi lao...".Tmct 13:09, ngày 8 tháng 9 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tôi sửa chú thích mấy tấm ảnh. Ai đó đã sửa lại theo hướng thiên vị VNCHSaruman (thảo luận) 10:41, ngày 13 tháng 12 năm 2007 (UTC) Ai đô viết sau mậu thân "Chiến trường miền Nam trở nên yên tĩnh" là không chính xác đâu, có lẽ chỉ yên tĩnh với các vùng ven đô thị mà thôi. Theo các thống kê của các bác nhà ta thì thiệt hại của Mỹ-VNCH trong đợt tổng tiến công cũng không nhỏ, kể cả trong năm 1969. Sau tiến công này, thì lực lượng ngoài bắc vào ngày càng chiếm thế áp đảo, nhưng đến 1975 vẫn có hơn 10 vạn quân giải phóng miền nam, bằng khoảng 1/4 lực lương . Có lẽ quân ngoài bắc vào thích ứng hơn với các cuộc chiến quy mô lớn thảo luận quên ký tên này là của 203.160.1.39 (thảo luận • đóng góp). Tôi thấy số liệu thương vong của QGP trong bảng thì ghi 85-100 ngàn chết theo như wiki tiếng Anh, nhưng trong bài viết lại có số liệu 50 ngàn chết do QGP đưa ra.Theo tôi nên thống nhất lại theo con số của QGP thì chính xác hơn.Ngoài ra thương vông của VNCH và Mỹ cũng cần sửa lại theo wiki tiếng Anh125.235.52.72 (thảo luận) 09:44, ngày 26 tháng 1 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi thấy bài này toàn hình Việt Cộng bị tóm thôi, nếu xét về hình thì chỉ là kể về những hành động của quân VNCH, như vậy là có ý thiên lệch. Xiaoao (thảo luận) 15:05, ngày 18 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ngừng bắn trong ba ngày[sửa mã nguồn]

Trước Tết Mậu Thân, cả hai phe Nam Bắc đã tuyên bố ngưng bắn trong ba ngày để nhân dân cả nước được ăn Tết trong an bình, cũng giống như là những cái Tết trước đó, thỏa ước ngưng bắn này được thông báo với nhân dân cả nước trên cả hai đài phát thanh Hà Nội lẫn Sài Gòn.71.108.0.246 (thảo luận) 15:14, ngày 14 tháng 2 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đổi tên[sửa mã nguồn]

Hồi còn học cấp 1, tôi nhớ sự kiện này gọi là Cuộc nổi dậy Tết Mậu Thân. 96.229.179.106 (thảo luận) 06:27, ngày 1 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Xong mình đã redirect giúp bạn, do bài viết có nhiều tên gọi khác nhau nên ở đây tên chính là cái tên chung nhất. Magnifier () 06:31, ngày 1 tháng 3 năm 2008 (UTC)Trả lời

Theo trang tiếng Anh thì QGP có thắng về chiến thuật cơ mà? Tôi sẽ sửa như vậy222.254.13.60 (thảo luận) 04:34, ngày 30 tháng 3 năm 2008 (UTC)D.NamTrả lời

Số liệu tốt?[sửa mã nguồn]

Tôi thấy ở đây có số liệu tốt nên cho vào http://ttvnol.com/forum/gdqp/1010153/trang-61.ttvn116.99.40.225 (thảo luận) 03:21, ngày 28 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đây là một tranng web diễn đàn mà ai viết gì cũng được thì không thể mang vào Wikipedia. Mekong Bluesman (thảo luận) 10:18, ngày 28 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Có ai giúp bổ sung vào số liệu thương vong của VNCH và lính Mỹ không nhỉ Tuhan 02:36, ngày 5 tháng 3 năm 2009 (UTC)

Nhiều bài viết nói rằng VC thảm sát dân thường khi chiếm giữ Huế sau khi phát hiện những ngôi mộ tập thể, tôi cho rằng nhận định như vậy là không khách quan. Có lẽ đó là những người tử nạn bởi bom đạn khi xảy ra cuộc chiến giữa hai bên, VC đã thực hiện việc chôn cất, và với điều kiện chiến trường ác liệt thì chỉ có thể chôn cất tập thể. Những phương tiện thông tin của chính quyền SG sau đó thêu dệt thành thảm sát với động cơ chính trị. Trước đó và sau này VC luôn bám dân để tạo thế cài răng lược thì chẳng có lý gì lại đi thảm sát chính nhân tố che bọc cho mình khi mà cuộc chiến chưa ngã ngũ! Ngay cả sau sự kiện 30-04-1975, khi mà chính quyền hoàn toàn trong tay họ thì SG cũng đâu có tắm máu như trước đó vẫn thường được nghe tuyên truyền. Nên có một thái độ khách quan để nhìn nhận sự việc ... 113.169.106.110 (thảo luận) 05:34, ngày 11 tháng 12 năm 2009 (UTC)Trả lời

Để giải đáp thắc mắc của 113.169.106.110, xin dẫn lại một đoạn thảo luận của tôi tại trang thảo luận của "Vụ thảm sát ở Huế Tết Mậu Thân":

Tôi đã quá quen với những chuyện như thế này trước đây và ngay cả bây giờ. Nếu ai đã từng xâu chuỗi cái gọi là "Vụ thảm sát ở Huế Tết Mậu Thân" với những sự việc tương tự đã diễn ra sau này ở Transinvania (Rumania) trong cuộc lật đổ ông Nikolai Ceaucescu cũng như "vụ thảm sát ở Bosnia Herzcegovina" dẫn đến cuộc không kích vào Nam Tư (cũ) năm 1999 đều thấy các kịch bản ấy rất giống nhau đến mức người ta có thể coi chúng có cùng một tác giả. Tôi xin miễn nêu tên tác giả, tự các bạn có thể suy luận được. Tóm lại, khi đã thù địch nhau đến mức không đội trời chung, người ta có thể làm mọi chuyện.
Kết luận của tôi: Bài này hoàn toàn không đảm bảo tính trung lập do thông tin không được kiểm chứng ngay từ nguồn chứ không phải chỉ từ bài này (nguyên nhân tử vong, phân biệt số nào chết do "tên bay đạn lạc", số nào chết do trúng bom napal, bom bi (bom chùm CBU), số nào thật sự bị hành quyết).

Sam-2MT 06:53, ngày 18 tháng 6 năm 2009 (UTC) --Двина-C75MT 07:21, ngày 11 tháng 12 năm 2009 (UTC)-- trích lại.Trả lời

Thảo luận sửa lùi[sửa mã nguồn]

"Chính thức" theo kiểu Cộng sản và giả mạo khó mà nói. "Chính thức" theo cống sản mà nói thì không có quân Liên Xô tham gia chiến tranh tranh Viêt Nam , nhưng theo tài liệu và hình ảnh của chính người Nga hiện nay thì điều đó hoàn toàn sai. Chính thức thì "quân giải phóng" , hiện thực thì "giải phóng" thì phải có cầm tù , mà ai bị cầm tù? Hay chính là Cộng sản cầm tù? Đấy cho thấy đối với cộng sản, không thể có ngôn ngữ trung-gian.

IP vô danh đã sửa hết danh từ hoa Giải phóng thành "quân cộng sản" và quân đội miền Bắc". Tôi cho sửa như vậy là không chính xác. Tên gọi "Giải phóng" là tên gọi chính thức và được công khai hóa của lực lượng này. Đồng thời, toàn bộ quân gửi từ ngoài bắc vào, khi qua vĩ tuyến 17, thì cùng với quân tuyển mộ ở miền nam đều nằm dưới sự chỉ huy của Trung ương cục miền Nam Việt Nam, sau này dưới sự chỉ huy của Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam. Việc IP trên gọi toàn bộ lực lượng chiến đấu ở miền nam là quân đội miền Bắc, là không chính xác. Trên đây là ý kiến của riêng tôi. --lucky 21:37, ngày 19 tháng 8 năm 2010 (UTC)

Nhất trí! Cứ dùng danh xưng chính thức là hay nhất, kẻo lại sa vào việc sửa "Việt Nam Cộng hòa" thành "Ngụy" hết ráo. Thái Nhi (thảo luận) 00:13, ngày 21 tháng 8 năm 2010 (UTC)Trả lời
Đồng ý tuyệt đối với goodluck và Thái Nhi!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 04:17, ngày 5 tháng 9 năm 2010 (UTC)Trả lời

Sao chép có chủ đích theo thời gian[sửa mã nguồn]

Chép tinh vi theo thời gian từ nguồn tài liệu [http://"Lịch%20sử%20Kháng%20chiến%20chống%20Mỹ%20cứu%20nước%201954-1975%20tập%205" http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,15458.0]. Bảo quản viên nên xét lại bài viết này, lùi về một phiên bản cũ và khóa lại. Tốt nhất nên xóa thì hơn. --Nos (thảo luận) 19:40, ngày 3 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Thật là khó khi mà xem từng phiên bản đề lùi lại. Tôi đề nghị thế này, đoạn nào không có chú thích nguồn thì đặt {{fact|date=}}, sau thời gian 1 tháng, không ai bổ sung thì xóa đoạn đó. Sau khi xóa hết rồi thì kiểm tra lại sẽ dễ hơn.--Cheers! (thảo luận) 03:23, ngày 4 tháng 5 năm 2012 (UTC)Trả lời

Sửa đổi của Tuantintuc17[sửa mã nguồn]

Tuantintuc17 thể hiện khi sửa đổi: văn tiến dũng chỉ huy đợt 1, võ nguyên giáp đợt 2, hoàng văn thái chỉ ở B2, và ko rõ ràng, bài này ko khách quan do tổn thất nhiều, 1 số đảo ngũ cả Xuân Vũ -Dương đình Lôi. Những cái này chẳng mấy thay đổi sự kiện. Ai chỉ huy thì cũng vậy thôi. Dù là Hoàng Văn Thái, hay Võ Nguyên Giáp, hay Văn Tiến Dũng... thì cũng đều là ý chí của dân tộc Việt Nam. Người Mỹ cũng công nhận, gần như cả thế giới (trừ những người chưa biết đến Việt Nam hay những người biết nhưng cố tình nói khác) cũng công nhận. Độc lập dân tộc thì ai cũng muốn. Nhưng tất cả vấn đề chỉ nằm ở chỗ: Tại sao lại là "thằng đó" chứ không phải là "mình". Có thế thôi ! Không làm được, nhưng lại ghen ăn tức ở với người làm được. Vậy đấy ! Người Nga (cả Liên Xô nữa) chịu tổn thất nhân mạng gấp 4 lần người Đức để dẹp Đế chế thứ ba. Và không ai lấy tổn thất của người Nga gấp 4 lần người Đức trong cuộc chiến đó để "luận anh hùng". Tuantintuc17 nên lưu ý khi nhận xét. --Двина-C75MT 12:02, ngày 8 tháng 10 năm 2012 (UTC)--Trả lời

Tại Huế[sửa mã nguồn]

Đoạn [Thành viên:Romelone] vừa được thêm vào ..Về phía quân Giải phóng, có một số tài liệu cho rằng quân Giải phóng đã.. cần được cung cấp số trang [7].--Cheers! (thảo luận) 13:45, ngày 10 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời