Thảo luận:Tào Tháo

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Tiểu sử
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Tiểu sử, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Tiểu sử. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.

Newone (thảo luận) 10:15, ngày 4 tháng 3 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Sai lệch[sửa mã nguồn]

Theo tôi bài viết trên có những sự sai lệch nghiêm trọng như sau :

1. Ở câu đầu tiên "Tào Tháo là vị hoạn quan sau Tào Đằng " tôi không hiểu ý của người viết nhưng chắc chắn Tào Tháo không là hoạn quan.

2. Có thể người viết đã viết nhầm câu " mang trí lớn trong lòng" theo tôi nên sửa là mang chí lớn trong lòng.

3. Câu phê bình về Tào Tháo không phải là "Đời trị ông là bầy tôi giỏi, thời loạn ông là kẻ gian hùng"

4. "Ông là độc quyền của Đổng Trác"????

5. Tào Tháo không phải là người đầu tiên viết bài hịch để kêu gọi chư hầu dẹp loạn

6. Tôi chưa nghe nói tới chuyện có chức gọi là Thích Sử

7. Và cũng không thể nói 20.000 hàng binh khăn vàng mà Tào Tháo thu là "mưu thần dũng tướng"

8. Trận Quan Độ quân của Viên Thiệu KHÔNG GẤP 10 LẦN quân lực của Tào Tháo

9. "Nhân tài tại nước Ngụy được xét vào hàng đầu của Tam Quốc" không hiểu người viết muốn diễn đạt gì

Lương Trí Cường 07:10, ngày 17 tháng 11 năm 2006

Cha của Tào Tháo, Tào Tung, là con nuôi hoạn quan Tào Đằng. Avia (thảo luận) 07:27, 17 tháng 11 2006 (UTC)

Vâng hoàn toàn đồng ý với bạn , tức là Tào Tháo kêu Tào Đằng là cha nuôi. Lương Trí Cường 07:32, ngày 17 tháng 11 năm 2006

Tào Tháo phải gọi Tào Đằng là ông. 118.71.171.157 (thảo luận) 21:46, ngày 23 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tiểu thuyết hóa[sửa mã nguồn]

Bài này viết về Tào Tháo với tư cách một nhân vật của Tam quốc diễn nghĩa hay với tư cách một nhân vật lịch sử có thật? Khương Việt Hà 03:28, ngày 10 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Đã bổ sung phần "Nhà thơ lớn" để nhân vật thực với đời hơn và "người" hơn. Khương Việt Hà 05:32, ngày 10 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Trong 25 người con kê ở trong bài, chắc đó là 25 con trai, sách không đề cập đến các con gái của Tào Tháo? (Ít ra có một con gái được đề cập trong Tam Quốc diễn nghĩa làm phi của vua Hán). conbo trả lời 10:19, ngày 20 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Lỗi trong Bản mẫu:Trả lời: Chưa nhập tên thành viên.

Lịch sử không liệt kê con gái. Ngay cả con trai của những vợ bé địa vị thấp cũng không được nhắc đến.

1. Tốt nhất không trộn lẫn lịch sử và tiểu thuyết. Lời bàn của Mao Tôn Cương chỉ có giá trị với Tam Quốc Diễn Nghĩa, không nên để xen vào phần lịch sử.

2. Nguồn chính xác thực nhất của Tào Tháo có: Tam Quốc Chí 1 - Vũ Đế Kỉ và Tư Trị Thông Giám đều không được nghiên cứu, trích dẫn; trong khi đa số trích dẫn từ những bài bình luận của tác giả Việt Nam, một số dựa chủ yếu trên tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa. Làm thế vớ vẫn quá.thảo luận quên ký tên này là của Inkstone (thảo luận • đóng góp).

Bạn đếm lại xem ngoài Nguyễn Tử Quang có 1 chỗ được trích dẫn thì còn ai là "người VN" trong số những người nhận định về Ngụy Vương trong bài?
Những tình tiết được mang ra "mổ xẻ" căn cứ theo sách sử - được các sử gia hiện đại TQ biên soạn trên cơ sở sách cổ TQ, trong đó có Tam quốc chí - ko phải từ Tam quốc diễn nghĩa; có chăng là La Quán Trung theo sử sách mà dẫn vào. Ko phải cái gì La tiên viết cũng là hư cấu đâu - đừng vì 1 số tình tiết ông hư cấu mà sổ toẹt cả bộ Tam quốc diễn nghĩa là bịa. Nếu tình tiết nào hư cấu, trong bài có đối chiếu ngay - tôi quan tâm biên thêm những đoạn tụt vào so với lề trái này để người đọc đối chiếu giữa sử và tiểu thuyết xem La tiên sinh đã hư cấu những gì quanh Ngụy vương Tháo.--Trungda (thảo luận) 18:49, ngày 18 tháng 2 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Có một điều cần làm sáng tỏ một chút ![sửa mã nguồn]

Trong bài viết có đoạn:

"Sau đó Thứ sử Tây Lương là Đổng Trác - vốn trước được Hà Tiến triệu về kinh - khống chế triều đình, tự xưng là Thái sư. Năm 190, Tào Tháo được Đổng Trác phong lên chức Kiêu kỵ hiệu uý. Sau đó không rõ lý do gì ông bỏ trốn khỏi Lạc Dương."

Một người đang làm quan, có công với triều đình lại không lý do gì mà bỏ chạy khỏi Lạc Dương. Có chăng là vì Đổng Trác thừa thế ức hiếp dân lành, áp chế triều đình nên Vương Doãn tập hợp quần hùng - trong đó có Tào Tháo để lập mưu thích sát Đổng Trác. Tào Tháo được Vương Doãn trao Thất Tinh Đao để đi hành thích nhưng vì vô ý nên sự việc không thành công. Bị Đổng Trác phát hiện, cho Lữ Bố đánh chạy khỏi Lạc Dương.

Quá nhiều thứ viết sai[sửa mã nguồn]

Nhiều đoạn bạn viết còn sai, có những đoạn không hề chi tiết. Ví dụ Tào Tháo rất ham đọc sách? Một sự sai lầm lớn ở đâyVuongnhatdephong (thảo luận) 07:55, ngày 6 tháng 5 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Muốn đỗ hiếu liêm, Tào Tháo phải đọc khá nhiều sách. Ông cũng là đã đọc Sử ký Tư Mã Thiên, Hán thư và chú thích cuốn sách Binh pháp Tôn tử. Tuanminh01 (thảo luận) 08:00, ngày 6 tháng 5 năm 2019 (UTC)[trả lời]