Thảo luận:Tống Phúc Thiêm

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 15 năm trước bởi Trungda trong đề tài Tên

Một ít ý riêng[sửa mã nguồn]

Đỗ Thanh Nhân “cậy tài, cậy công, lộng quyền” là bệnh thường thấy ở các võ tướng. Nhưng “lộng quyền” mà khi bị giết chết, “ai cũng thương tiếc, oán trách chúa Nguyễn đã phụ bạc một công thần đã dày công phù tá trong lúc còn bôn tẩu”[1] và quân Đông Sơn nổi giận đến nỗi “cử người chiêu dụ vẫn không về”[2], là điều đáng xem xét lại.

Dựa vào sử nhà Nguyễn (sau này ta còn gặp nhiều trường hợp bị vu oan khác, mà án Tống Thị Quyên, Lê Chất, Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Duyệt...là những ví dụ) rồi qui kết Đỗ Thanh Nhân là người “cao ngạo, nhỏ nhen, nhận thức kém, chỉ đáng xếp ở vị trí hạng thấp trong bảng sắp hạng thứ bậc nhân cách”[3] là thiếu cân nhắc, là quá tin vào ngòi bút của các “sử quan ăn cơm vua”.

Rất có thể Tống Phúc Triêm và chúa Nguyễn có cùng một dạ. Là vì thấy uy thế của vị tướng này lớn quá, nắm giữ binh quyền nhiều quá, nên không khỏi thầm lo “cái ghế” của mình và "cái ghế" của con cháu mình.

Nhưng bảo rằng chính Tống Phúc Thiên (tác giả viết sai) “ là kẻ hạ độc thủ”[4], bảo rằng “lời mật tấu của Tống Phúc Thiêm cũng đáng xếp vào hàng đại ác…"[5]là lời chê trách quá vội, quá nặng, là "trăm dâu đổ đầu tầm", là chưa soi hết mọi góc cạnh của vấn đề, chưa hiểu hết bụng dạ chúa Nguyễn, người mà sau này Trần Trọng Kim đã chê trách là hay lấy “những chuyện nhỏ nhặt đem giết hại những người có công với ngài”...[6]

Đó là chưa kể đến một chi tiết rất quang trọng, là vì sao lời “mật tấu” thấu tới tai quân Đông Sơn, khiến hai cận thần (Tống Phúc Triêm, Huỳnh thiên Lộc) phải bỏ mạng, điều này chỉ chúa Nguyễn mới có thể trả lời được...

Tác giả Huỳnh Minh có lý hơn khi viết:

(Đỗ Thanh Nhân) võ nghệ cao cường, làu thông binh pháp, nổi tiếng hào hùng. (Nhưng) tính Đỗ Thanh Nhân cương trực, khí khái, nên ông bị ganh ghét. Nhất là tính nóng nảy đa sát của ộng, không kiêng nể gì ai cả, càng khiến cho đám người ghét ông có lắm dịp gièm pha với chúa Nguyễn.[7]

Và cũng ở bài viết của tác giả này, có một chi tiết rất đáng chú ý: Sau, vua Gia Long (tức Nguyễn Phúc Ánh), có xuống chiếu thu dụng con cháu công thần. Khi ấy Thạc (con trai Tống Phúc Thiêm) mới ngoài 20 tuổi và đang sống với mẹ. Nhưng, Thạc ở ẩn luôn không muốn triều đình biết đến...

Đọc xong, thật lòng tôi cứ băn khoăn, chẳng lẽ qua cái chết thảm của cha, dường như đứa con đã thấy gì chông chênh ở chốn quan trường?...

Chú thích:

  1. ^ Huỳnh Minh, Gia Định xưa, Nxb VHTT, 2006, tr. 108.
  2. ^ Ngô Giáp Đậu, Hoàng Việt hưng long chí, Nxb Văn học, 1993, tr. 88
  3. ^ Nguyễn Khắc Thuần, Việt sử giai thoại, tập 8, Nxb Giáo dục, 1998, tr. 77
  4. ^ Phạm Văn Sơn, Việt sử tân biên, Sài Gòn, 1961, tr. 160.
  5. ^ Nguyễn Khắc Thuần, Việt sử giai thoại tập 8, Nxb Giáo dục, 1998, tr. 78
  6. ^ Việt Nam sử lược, Nxb Tân Việt, 424.
  7. ^ Huỳnh Minh, sách đã dẫn, tr. 106-107.

Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 08:15, ngày 19 tháng 9 năm 2008 (UTC)08:13, ngày 19 tháng 9 năm 2008 (UTC) (thảo luận) 07:13, ngày 19 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chính xác là thế đó Nguyên. Bài Đỗ Thanh Nhân cũng đã có những ý kiến vạch ra điều này. Sử quan nhà Nguyễn hẳn phải chép theo ý của Ánh, không thể khác được. Cũng như Lưu Bang bảo Hàn Tín: "Có người nói với ta là ngươi làm phản" nhưng khi tóm về kinh rồi, tự nhiên lại thả ra...--Trungda (thảo luận) 07:27, ngày 19 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tên[sửa mã nguồn]

Hây da, trong một bài mà nhân vật Đỗ Thanh Nhơn có tận 3 tên gọi, cần phải nhất quán lại 1 tên thôi, thế mới là wiki chứ. Phiền chị Đào Nguyên hay anh Trung Dã sửa lại, cảm ơn. 117.3.139.35 (thảo luận) 04:56, ngày 20 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi đã chỉnh lại tên cho nhất quán. Cảm ơn bạn.Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 11:36, ngày 20 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tại tên ông này gọi cái nào trong 3 cái đó cũng đúng.:D Còn tên... tôi thì bạn IP gọi lại ko đúng. He he he.--Trungda (thảo luận) 17:54, ngày 20 tháng 9 năm 2008 (UTC)Trả lời