Thảo luận:Tổng thống Hàn Quốc

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tên nghe xa lạ[sửa mã nguồn]

Về tên Hàn Quốc nói chung nên thảo luận xem dùng phiên âm Hán Việt có thích hợp không. Trong danh sách này tôi chỉ quen thuộc tên Lý Thừa Vãn. Phác Chính Hy hoặc Park Chung Hee hình như dùng nhiều ở miền nam trước 1975, ở miền bắc dùng Pắc Chung Hy. Còn từ ông Chun Doo Hwan trở đi sách báo trong nước hầu như chỉ dùng chuyển tự kiểu Anh. Ông Kim Dae Jung thỉnh thoảng được gọi là Kim Đại Trọng. Tên Toàn Đẩu Hoán hình như có nghe trên BBC. Còn các ông Lô Thái Ngu, Kim Vịnh Tâm, Lô Vũ Huyễn thì... lạ quá :-D Avia (thảo luận) 07:52, ngày 22 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi cũng thắc mắc như Avia về việc có cần thiết phiên âm Hán Việt tên người Hàn Quốc không? Thực sự là tên phiên âm này hơi xa lạ với nhiều người.--An Apple of Newton 08:07, ngày 22 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Tôi lại thấy xa lạ với ông "Euclides"- Trần Thế Trung | (thảo luận) 08:10, ngày 22 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Hì hì, giải pháp là viết đúng như nguyên gốc phải không? Trường hợp này không viết nguyên tiếng Hàn được thì dùng cách chuyển tự chính thức của họ. Avia (thảo luận) 09:16, ngày 22 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Bài thỉnh cầu Chuyển tự tiếng Triều Tiên sang tiếng Việt. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 09:30, ngày 22 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Mức độ phổ biến và tên mới tinh[sửa mã nguồn]

Tôi không hiểu tại sao các tên "Việt hóa" này không được các người tại Việt Nam nhận ra?!! Hay là chúng chỉ được phát minh ra bởi người viết? Mekong Bluesman 09:33, ngày 22 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Tôi đưa ra giả thuyết rằng báo chí Việt Nam có xu hướng chép lại sách báo tiếng Anh (ngay cả nhiều tên tiếng Hán cũng chép theo tiếng Anh), vì sự tiện lợi trong việc sao chép, tiện hơn thực hiện phiên thiết Hán Việt.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 10:06, ngày 22 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Nếu giả thuyết trên mà đúng, nghĩa là các sách báo đều viết lại tên như vậy, thì các báo đài phát thanh, truyền hình cũng theo như vậy (vì phải từ ghi chép lại mà ra chứ). Như vậy có thể thấy rằng các cách gọi trên rất phổ biến ở Việt Nam, còn tên phiên thiết Hán Việt chẳng mấy khi có ai dùng đến, mà xu hướng thì sẽ càng ngày càng ít đi vì càng ngày càng nhiều người sử dụng tiếng Anh ở VN. Casablanca1911 10:18, ngày 22 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Giả thuyết của tôi không có ý định dự đoán tương lai; vì tương lai còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như trình độ dân trí tăng, thu nhập tăng, tính tự cường dân tộc tăng dẫn đến những quy chuẩn riêng, ...- Trần Thế Trung | (thảo luận) 10:20, ngày 22 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Bạn không căn cứ vào xu hướng của tương lai, không căn cứ và mức độ phổ biến của tên nào hơn, không căn cứ vào quy tắc chính tả của bộ bách khoa toàn thư khác, mà tự áp đặt "cách phiên thiết Hán Việt" và tìm ra cách gọi mới (nếu chưa có) cho tên chính thức của người Triều Tiên ở Wikipedia ư ? "Tôi lại thấy lạ với ông.." Casablanca1911 10:26, ngày 22 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi ngạc nhiên là Casablanca1911 không muốn phát biểu ý kiến của bạn mà xoáy vào hỏi tôi cách lập luận riêng của tôi. Thực ra tôi không cần trả lời bạn vì đây là chuyện riêng của tôi, nhưng vì tôi dễ tính tôi xin trả lời. Thực sự tôi không thể căn cứ vào tương lai vì tương lai là một thứ chúng ta không biết. Tôi có muốn căn cứ vào độ phổ biến, nhưng độ phổ biến là cái thứ yếu và thay đổi dễ dàng. Tôi có căn cứ vào bộ bách khoa khác; như đã nói là dựa vào căn cứ đó, thì trường hợp này là đã có phiên âm rồi nên không cần áp dụng lách qua tiếng khác; ngoài ra quy tắc của bộ bách khoa khác chưa chắc đã được đông đảo mọi người chập nhận. Tôi được quyền tự áp đặt cho chính mình bất cứ thứ gì, nhưng tôi không áp đặt cho ai cái gì, tôi chỉ phát biểu ý kiến của mình. Tôi đã phát biểu Phiên thiết Hán Việt có ưu điểm là ít gây nhầm lẫn và có nền tảng, không phát minh cái mới nếu không cần. Tôi không hiểu bạn nhắc lại câu phát biểu của tôi để làm gì? Nếu bạn muốn chọc tức tôi, bạn đã vi phạm Wikipedia:Không tấn công cá nhân lần thứ 3.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 10:36, ngày 22 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Ý kiến của tôi đã phát biểu rồi (khá nhiều). Vì là thảo luận nên tôi mới hỏi bạn (không phải tại trang Thảo luận Thành viên đâu nhé). Tôi không quan tâm đến tính cách cá nhân của ai như thế nào. Nếu bạn đã nói là những vấn đề trên là "chuyện riêng" của bạn, thì có lẽ bạn đang thảo luận nhầm "địa điểm". Còn nếu để chọc tức bạn thì trời ơi, tôi có nhiều cách "hữu hiệu" lắm mà chưa được sử dụng đây. Tôi có hiểu câu phát biểu của bạn nghĩa là gì đâu (vì bạn nhất định không giải thích). Câu phát biểu dưới của tôi phải chăng là nói đến bạn chứ không phải là ông "Euclides" ư ? Đề nghị bạn thảo luận như mọi khi là tìm nguồn cho dẫn chứng, nếu không có nguồn thì tôi sẽ đề nghị xoá các tên "mới tinh" đó đi. Xin mời bạn bỏ phiếu giúp cho phần dưới. Casablanca1911 10:49, ngày 22 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Tôi mời bạn xóa những gì bạn cho là mới tinh. Tôi không ủng hộ sự tạo ra cái mới nếu nó không khá hơn cái đã có.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 10:54, ngày 22 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy nhiều tên trong danh sách này, search cả Google cũng không có, nghĩa là cái tên đó không được dùng đến (trên net). Tên nào được dùng phổ biến và có trên các trang tin tức của VNexpress hay Laodong.com.vn hay vnn.vn...nên dùng làm tên chính. Còn nếu bạn Ttrung không chịu thì có lẽ phải bỏ phiếu biểu quyết vậy. Một cái tên (khái niệm) mà được nhắc đến lần đầu lại từ tên chính của bài ở Wikipedia thì hơi vô lý. Casablanca1911 09:22, ngày 22 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Khi bàn luận, tránh đề cập trực tiếp cá nhân như "bạn Trung không chịu", hãy đề cập đến nội dung bài thay vì đến thành viên đang thảo luận với mình. Đây là nhắc nhở lần thứ nhất về quy định Wikipedia:Không tấn công cá nhân.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 09:27, ngày 22 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Thế câu này do "tay ải tay ai viết" nên được hiểu như thế nào :"Tôi lại thấy xa lạ với ông "Euclides". Casablanca1911 09:31, ngày 22 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Câu này do thành viên:tttrung viết, và cả câu "đây là nhắc nhở lần thứ nhất về quy định Wikipedia:Không tấn công cá nhân" cũng do thành viên này viết. Đây là điều rất rõ ràng và việc hỏi về nó là thừa và có vẻ khiêu khích cá nhân thay vì bàn luận đến nội dung của bài. Đây là lần nhắc nhở thứ hai.- Trần Thế Trung | (thảo luận) 09:34, ngày 22 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]
  • Người nào đó đã ký tên sau thảo luận rồi nên ai cũng biết, không cần ai đó phải nhắc lại tên tuổi. Đề nghị bạn đọc lại theo ngữ pháp tiếng Việt và trả lời câu hỏi trên và tập trung thảo luận vào ý chính. (tôi chỉ đang tránh nhắc đến tên ai đó mà).
  • Đã có Quy tắc chính tả tiếng việt và phiên chuyển tiếng nước ngoài (tiếp theo), trong trang này có đoạn : "...Đối với các ngôn ngữ không dùng hệ thống chữ cái Latinh như các ngôn ngữ Arập, Triều Tiên, Lào: nếu chưa phiên âm được theo cách đọc trực tiếp thì phiên âm qua ngôn ngữ trung gian (tuỳ theo ngôn ngữ đó sử dụng tiếng Anh, Pháp hay tiếng khác) kèm theo chú thích ngôn ngữ trung gian giữa hai ngoặc đơn, ví dụ Niu Đêli (Anh: New Delhi), thủ đô của ấn Độ; hoặc phiên qua dạng Latinh của ngôn ngữ đó (nếu có), ví dụ Maxcat (Masqat), thủ đô của Ôman (so sánh tiếng Pháp: Mascate)...". Như vậy, cách viết tên người Triều Tiên đã rõ, không cần phải đợi viết một bài (sáng tạo) mới. Casablanca1911 09:45, ngày 22 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Tôi có trả lời câu hỏi của bạn, và ngạc nhiên là chính bạn cũng biết rằng "Người nào đó đã ký tên sau thảo luận rồi nên ai cũng biết" mà vẫn còn muốn hỏi và không muốn thảo luận vào nội dung bài viết. Về ý thứ hai nói đến trường hợp chưa phiên âm được. Trường hợp này đã phiên âm được rồi. Ngoài ra đó là quy tắc chính tả của một bộ bách khoa thư khác, mà chưa chắc đã được đông đảo thành viên Wikipedia tiếng Việt đồng thuận. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 09:48, ngày 22 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Phiên âm được rồi thì tại sao chúng ta không lấy tên phiên âm phổ biến đó cho người Triều Tiên, mà lại phải phát minh ra tên mới ? Casablanca1911 09:57, ngày 22 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Về cách phiên âm có phổ biến hay không tôi không bàn; nhưng tôi ủng hộ cách dùng nó như đang dùng trong bài vì không gây nhầm lẫn, dựa trên cơ sở phiên thiết Hán Việt đã có nền tảng, và không muốn phát minh tên mới nếu không cần thiết. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 10:00, ngày 22 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

OK, không thảo luận dài dòng nữa, mà bỏ phiếu vậy. Casablanca1911 10:13, ngày 22 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Danh sách Tổng thống Hàn Quốc[sửa mã nguồn]

Đề nghị biểu quyết. Sau một tuần, các thành viên đã tham gia thảo luận ở trên không có ý kiến gì để biểu quyết cho phần này thì coi như là bỏ phiếu trắng. Dưới đây là các cách dùng tên chính cho bài viết về Tổng thống Hàn Quốc. Các tên gọi khác sẽ được redirect về tên chính:

  • Cách 1: âm Hán Việt như Lý Thừa Vãn, Doãn Phổ Thiện, Phác Chính Hy, Thôi Khuê Hạ, Toàn Đẩu Hoán, Lô Thái Ngu, Kim Vịnh Tâm, Kim Đại Trung...
  1. Nếu các tên Triều Tiên được viết bằng Hanja. Nguyễn Thanh Quang 06:05, ngày 24 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]
  • Cách 2: các cách phiên latinh như Syngman Rhee, Park Chung-hee, Choe Gyuha, Chun Doo-hwan, Roh Tae-woo, Kim Young-sam, Kim Dae-jung...
  1. Casablanca1911 10:13, ngày 22 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]
  2. Nếu tên chỉ là thuần Hàn, không có Hanja, ví dụ xem BoA. Nguyễn Thanh Quang 06:05, ngày 24 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]
  3. --An Apple of Newton 16:08, ngày 12 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]
  • Cách 3: phiên trực tiếp sang âm tiếng Việt từ tiếng Triều Tiên.
  1. Nếu có một quy tắc rõ ràng được Việt Nam chính thức công nhận và sử dụng. Nguyễn Thanh Quang 06:05, ngày 24 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]
  • Cách 4: Sử dụng Google, nếu tên nào của nhân vật Hàn Quốc mà có nhiều hit nhất (chỉ xét đến các trang Web sử dụng tiếng Việt) thì sẽ được chọn, bất kể tên đó thuộc loại phiên latinh, hay là Hán Việt, hay là phiên âm trực tiếp sang tiếng Việt.
  1. Casablanca1911 13:30, ngày 24 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Xin lưu ý là Hanja chỉ dùng ở Hàn Quốc, còn Bắc Triều Tiên với tinh thần tự chủ tự tôn rất cao tuyệt nhiên không dùng.--Nguyễn Việt Long 08:07, ngày 24 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Đúng là Bắc Triều Tiên ngày nay không dùng nhưng trong các văn bản cũ vẫn còn vì các tên riêng trong tiếng Hàn đa phần có gốc Hàn-Hán như tiếng Việt, việc dùng âm Hán Việt giúp dễ đọc và hiểu rõ ý nghĩa của tên gọi. Ngoài ra, kết quả biểu quyết này nên được áp dụng cho tất cả các tên riêng tiếng Hàn, không chỉ dành cho Tổng thống Hàn Quốc. Nguyễn Thanh Quang 08:52, ngày 24 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tổng kết lại phần thảo luận ở trên về cách viết tên riêng Triều Tiên :

  • Nếu tên chỉ là thuần Hàn, không có Hanja thì viết bằng các cách phiên latinh như BoA,...
  • Các trường hợp còn lại sẽ sử dụng Google, nếu tên nào có nhiều hit nhất thì sẽ được sử dụng (chỉ xét đến các trang Web sử dụng tiếng Việt).

Casablanca1911 05:43, ngày 28 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Đề nghị cho biết nguồn tên gọi[sửa mã nguồn]

  • Doãn Phổ Thiện.
  • Toàn Đẩu Hoán.

Casablanca1911 10:59, ngày 22 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi có nghe tên Toàn Đậu Hoán trên BBC. Avia (thảo luận) 01:54, ngày 23 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Wikipedia không chấp nhận nhận nguồn tham khảo là "nghe được" ở đâu đó. Mà nếu có thì bạn phải truyền đoạn âm thanh đó lên Wikipedia để làm nguồn dẫn, chứng minh nguồn đó đúng là của đài BBC nữa. Casablanca1911 02:03, ngày 23 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi vốn không phải là người đưa ra cái tên đó. Tôi chỉ biết chừng đó thì nêu lên để tham khảo. Từ khi tham gia Wikipedia, bạn đã thấy tôi nói bừa điều gì chưa? Tôi có đem cái "nghe được" ấy vào bài chính đâu mà bắt bẻ kỹ thế! Avia (thảo luận) 03:19, ngày 23 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi thực sự không "theo dõi" Avia nên không rõ bạn có "nói bừa" lần nào chưa. :) Casablanca1911 03:36, ngày 24 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tên gọi trên là phiên âm Hán Việt, bạn lấy chữ Hán từ wiki Trung văn (hoặc tiêu bản từng Tổng thống của wiki Việt), dùng công cụ chuyển đổi HanVietconverter tích hợp trong Hanosoft Tool (tải trên mạng ở địa chỉ Hanosoft) để nó dịch ra âm Hán Việt, nếu bạn chưa thạo tiếng Hán.--Nguyễn Việt Long 08:07, ngày 24 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi biết cách phiên âm trên, nhưng Wikipedia không phải là từ điển và nhiều khi, tên của một người, hay của một quốc gia khi nhắc đến bằng tiếng Việt lại là một cái tên "từ trên trời rơi xuống" hay là cái tên bản ngữ nhưng được mọi người vẫn sử dụng nhiều, chứ không phải là cái tên được phiên âm một cách chính thống, đúng quy tắc, luật lệ. Chúng ta đừng nên cứ thấy cái tên riêng nào cũng nhất định phải dịch ra tiếng Việt hay phải phiên ra Hán Việt mà nên lấy cái tên được sử dụng phổ biến nhất. Casablanca1911 04:42, ngày 26 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Nên dùng tên nào[sửa mã nguồn]

Theo dõi tranh cãi ở trên, tôi xin có ý kiến:

  1. Gọi là "phiên thiết Hán Việt" là không đúng, mà đây là phiên âm Hán Việt. Phiên thiết hiểu nôm na là "chẻ" 1 từ chữ Hán chưa biết cách đọc thành 2 phần "phụ âm" và "nguyên âm+vần cuối", rồi dùng 2 chữ Hán khác đồng âm (được coi là đã biết cách đọc) để "ghi" cách đọc "phụ âm" và "nguyên âm+vần cuối" của chữ cần đọc.
  2. Theo tôi, không nên theo cách nào trong 2 cách đang bàn vì đều có những nhược điểm do phải qua trung gian, làm sai lệch âm đáng kể.
    1. Phiên âm Hán Việt: rất xa lạ với người Việt trong nước, vì sách báo không hề dùng (trừ những tên cũ như Lý Thừa Vãn...), âm đọc cũng xa nguyên gốc. Vả lại cũng không phải bao giờ cũng nhất quán: trước tôi từng nghe Kim Đại Trọng chứ không phải ''Kim Đại Trung như ở đây. Trường hợp quen dùng tên Hán Việt thì vẫn giữ, ví dụ: Kim Nhật Thành, Lý Thừa Vãn.
    2. Phiên qua tiếng Anh: tiện lợi nhưng âm phải đọc theo quy tắc tiếng Anh (ee đọc là i, oo đọc là u, ar đọc là a), tên viết vì thế có khi dài hơn cách viết thuần theo chính tả tiếng Việt. Cách này cũng có nhược điểm không phải bao giờ cũng nhất quán: họ Lý trong trường hợp Lý Thừa Vãn phiên là Rhee, hiện nay phổ biến là Lee.

Nên theo cách phiên âm thuần Việt và trực tiếp từ tiếng Triều Tiên, được dùng hiện nay trên các báo chính thống, có độ tin cậy cao và dùng phiên âm thuần Việt (như báo Nhân Dân, QDND, TTXVN,...). Cách này gần âm gốc nhất, dễ đọc, nhưng có bất lợi là không phải lúc nào cũng tra được tên gọi (nhất là tên cũ hoặc ít gặp). Theo cách này ta có: Pắc Chung Hy, Kim Dâng Sam, Rô Mu Hiên, Chun Đô Hoan, Kim Châng In (lãnh tụ Bắc Triều Tiên, con Kim Nhật Thành). --Nguyễn Việt Long 03:22, ngày 24 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

  • Tôi cũng đã nghĩ như trên là cách tốt nhất, nhưng mà như vậy sẽ không có sự đồng nhất về cách gọi tên những nhân vật Hàn Quốc (hiện nay và còn nhiều sau này nữa) và đối với từng bài, chúng ta sẽ lại phải bỏ phiếu để chọn tên nào làm tên chính cho nhân vật đó ? Và trong bài Danh sách này nữa, sẽ không có sự thống nhất về cách viết tên cho các tổng thống ?
  • Vấn đề ở đây là chọn tên chính, còn các tên khác sẽ được redirect về, nên việc viết dài cái tên cũng không quan trọng. Những cái tên cũ, ít gặp là do tiếng Anh ở VN chưa phổ biến lắm trên các tài liệu, báo chí hồi đó. Bạn có nghĩ là đến 10 -15 năm nữa thì các tên Hàn Quốc mới được nhắc đến, vẫn sẽ được phiên âm thuần Việt từ tiếng Triều Tiên không ? Casablanca1911 03:33, ngày 24 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Tôi rất bận cuối tuần này (đua xe F1 tại Montreal), nhưng sau khi World Cup xong, tôi sẽ dùng thời giờ để dịch Chuyển tự tiếng Triều Tiên sang ký tự Latinh. Mekong Bluesman 05:20, ngày 24 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Đồng ý là sẽ có bài đó, nhưng Wikipedia không (chưa) có quy định cho việc sẽ lấy tên chính của các nhân vật Hàn Quốc dựa theo bài này. Casablanca1911 05:36, ngày 24 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi muốn nói là khi có bài đó rồi thì chúng ta sẽ dùng nó để viết các tên trong tiếng Triều Tiên -- chúng ta không cần tranh luận nữa. (Có một cái khó là có 2 cách chuyển tự cho tiếng Triều Tiên, và cả hai đều khó dịch đối với tôi.) Mekong Bluesman 07:22, ngày 24 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Sát âm, lệch âm[sửa mã nguồn]

Nếu có quy tắc phiên thẳng từ tiếng Triều Tiên sang âm tiếng Việt thì tốt, nếu không thì dùng âm Hán Việt cũng được nếu tên có Hanja. Nói là phiên Hán Việt không sát âm gốc thì nhiều âm Hán-Việt cũng đâu sát với các tên đọc bằng tiếng Trung Quốc, mà ngay cả cách phát âm một tên gọi tại Trung Quốc cũng có nhiều giọng khác nhau, vậy coi thế nào là lệch âm nhất, thế nào là sát âm nhất? Nguyễn Thanh Quang 07:41, ngày 24 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ là cách dùng Hanja chuyển sang Hán-Việt có chỗ đứng của nó (các tên trong lịch sử Hàn Quốc, lịch sử Triều Tiên...) nhưng tôi chắc là với các tên gần đây (như các ca sĩ K-pop, các diễn viên, các nhà khoa học...) thì cách chuyển tự sang ký tự Latinh là thích hợp nhất vì đó là hình thức họ dùng khi không dùng ký tự của tiếng Triều Tiên. Mekong Bluesman 07:56, ngày 24 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Không thể áp dụng trường hợp TQ, có thể nói là đa chủng, đa ngôn ngữ (hoặc chí ít cũng là đa cách đọc cho 1 ngôn ngữ với chữ viết chung) cho các nước khác, nhất là Triều Tiên, 1 nước thuần chủng, ngôn ngữ chỉ có 1 cách đọc, chữ viết thì biểu âm dạng chữ cái.--Nguyễn Việt Long 08:22, ngày 24 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Dự đoán tương lai[sửa mã nguồn]

Theo tôi dự đoán, có thể có 3 xu hướng viết tên Triều Tiên trong tương lai:

  • Dùng phiên tự chính thức của Hàn Quốc, tương tự như bính âm của TQ. Sách báo phương Tây đang theo xu hướng này, nhất là một số thứ tiếng "biết tự trọng" như Pháp không muốn lệ thuộc vào tiếng Anh. Như vậy ta có Gim Dae-jung thay cho Kim Dae-jung; No Mu-hyeon thay cho Roh Moo-hyun... Địa danh đã dùng cách này tương đối phổ biến, như Busan thay Pusan (âm HV: Phũ Sơn), Gwangju thay Kwangju (Quang Châu), đảo du lịch Jeju (Cheju/Tế Châu), Panmunjeom (Panmunjon/Bàn Môn Điếm). Ưu điểm: tiện lợi, thống nhất, dễ tra
  • Dùng phiên âm thuần Việt từ tiếng Triều Tiên. Nếu nhà nước xắn tay ra quy định về phiên âm, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, xu hướng này sẽ phát triển mạnh. Hiện nay sách giáo khoa cải cách phổ thông đã thống nhất dùng chính tả Việt để phiên tên nước ngoài nói chung (thường có gạch nối).
  • Phiên qua tiếng Anh. Đây là xu hướng đang phát triển mạnh hiện nay, có sự góp sức của mấy tờ báo có lượng độc giả đông đảo, thiên về dùng tiếng Anh trong tên nước ngoài (như Lao động, Thanh niên). Ngoài nguyên nhân "vọng ngoại", có lý do tiện lợi, không phải mất công dò đến ngọn nguồn. Tuy nhiên xu hướng này có thể hòa nhập với xu hướng đầu.

Việc dùng Phiên âm Hán Việt sẽ bị teo đi, vì không mấy người mất công tra cứu thêm tiếng TQ cho tên riêng Triều Tiên. Tuy nhiên nó cũng có một số ưu điểm mà tôi xin bổ sung:

  1. hiểu được những tên có nghĩa và nghe rất "mỹ học". Chẳng hạn Samsung âm HV là Tam Tinh, nghĩa là 3 ngôi sao. Hay như khu du lịch núi Kim Cương ở Bắc Triều Tiên, nếu cứ dùng các tên Geumgang/Kumgang thì vừa không biết nghĩa vừa nghe cứ gừm gừm làm sao ấy. Taebaek (sanmaek) chính là dãy núi (sơn mạch) Thái Bạch, còn Paektu (san) chính là ngọn Bạch Đầu Sơn trên biên giới Trung-Triều
  2. đọc đúng tên. Ví dụ, sông Han (không dấu) chảy qua Seoul được nhiều người (kể cả báo chí) đọc nhầm thành sông Hàn vì suy diễn đến Hàn Quốc, nhưng thực ra là sông Hán (Hán giang qua âm HV), chảy qua Hán Thành (âm HV của Seoul)--Nguyễn Việt Long 08:07, ngày 24 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]