Thảo luận:Thích Quảng Đức/Lưu 1

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 10 năm trước bởi Wikidefen trong đề tài Video không chất lượng

Untitled[sửa mã nguồn]

Để xem ai có gan còn đòi cắt bỏ bài cho đến thành giấy trắng nữa không ? LĐ

Tui đây:D! Từ từ, để xem đã! --Baodo 23:06, ngày 09 tháng 1 năm 2006 (UTC) --Trả lời
Bộ ông với TĐH là anh em clone DNA hay sao đây mà giành nhau tấn công.... Ok nếu thấy sai cứ việc sửa nhé tui hết lực rồi. LĐ

Tôi cần 6 tháng để đọc và cố hiểu hết những bài từ trang này [1], xong sẽ xé cho anh biết tay.陳庭協 01:19, ngày 10 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

--> Đúng là "bợm", đến nhà tui uống nhiều wá hóa lười... Tui đọc có 1 ngày 6 article mà vừa phải đi làm công việc của hãng và vừa hoàn tất bài viết cho anh ngôi chơi uống nước chè đậu xanh mà anh còn than 6 tháng à! Tối đa 6 ngày. LĐ

Chẻ tóc theo yêu cầu[sửa mã nguồn]

Khai sơn lập tự[sửa mã nguồn]

Gửi một mình LĐ mà thôi:

Nếu LĐ chứng minh được chùa Hội tức là Chùa Huyện Hội Phật Giáo Ninh Hòa, tọa lạc tại Thị Trấn Ninh Hòa bên Quốc lộ 1, là một trong những ngôi chùa nguy nga xinh đẹp nhất tại huyện Ninh Hòa, do Hòa thượng Thích Quảng Đức khai sơn năm 1942 trước đây là ngọn núi thì câu Trong suốt 20 năm từ 1932, ông đã khai sơn hay trùng tu được tất cả 31 chùa trong đó có 14 ngôi chùa ở miền Trung số còn lại ở miền Nam là đúng, còn nếu không thì anh lo sửa từ khai sơn thành kiến tạo gấp.陳庭協 03:01, ngày 10 tháng 1 năm 2006 (UTC)--Trả lời

Ha ha ha... đạp trúng chổ cài sẵn " claps at another...." (tui vi phạm copyright của bà 1st lady trong bài).
Nếu muốn tui sửa thì anh làm ơn đọc các tham khảo cho xong trước đi rồi tui sửa (sau 6 tháng). Bằng không thì anh đọc cho kĩ bài viết rồi tự sửa chi tiết nếu thấy không hài lòng! Tặng luôn cho "Baodo và anh" bài này. Tui đã tiên tri "ai cho chó ăn chè" thì người đó dọn mà không nghe. LĐ chưa có tóc bạc cho chẻ, mà tóc LĐ là loại "tóc tơ" lại đã hứa để dành riêng cho người nữ chẻ khiến người nào khác "nghen lộn ruột" mới gọi là nhất khoái. (ha ha ha)
"Anh hùng chẻ tóc chẻ tay...
"Chẻ ngay khúc mía, chẻ ngay củi... đòn"
Thôi tội nghiệp cho anh... Nếu anh hết lời rồi thì tôi sẽ hint câu trả lời cho anh nhưng nhớ đừng dùng chữ kiến tạo nhé vì nó không chính xác lắm đâu chữ "khai..." chỉ cần anh sửa chính tả thành "khai.." là đủ.

Hehe, khai tạo là quá chuẩn luôn, nhưng tui nỏ sửa đâu, để "ai cho chó ăn chè" lo dọn (hơi hỗn nhưng đạo văn đó mà). Đừng để tui tiếc đem rựa đi chẻ mía là được.陳庭協 04:36, ngày 11 tháng 1 năm 2006 (UTC) Trả lời

Túm lại là ai đó cũng đã sửa, điều đó cũng có nghĩa là anh Baodo vẫn nên...coi chừng. 陳庭協 06:03, ngày 12 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Đấu chiến thắng Phật[sửa mã nguồn]

Bài này, TQĐ có viết Namo Đấu chiến thắng Phật. Nhưng ai đó đã đặt redir vào "Tề thiên Đại Thánh" nhờ anh Baodo kiểm lại xem có chính xác thông tin không, theo tôi "Đấu Chiên Thắng Phật" ỏ đây có thể không là "Tề Thiên". LĐ

Tôi cũng thấy điều này làm lạ, nhưng tất cả các trang web nói về "đấu chiến thắng Phật" đều liên quan đến Tôn Ngộ Không. Nguyễn Hữu Dng 22:09, ngày 09 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Không nên redirect Đấu Chiến Thắng Phật vào mục Tôn Ngộ Không, vì những lí do sau:
  1. Ngôn ngữ: "Người đấu chiến thắng Phật" (cho dù đúng hay không;)) = Tôn Ngộ Không không phải "Chiến Đấu Thắng Phật" = Vị Phật, người Chiến Đấu Thắng (thắng cái gì xem bên dưới).
  2. Đấu Chiến Thắng Phật (鬥戰勝佛) là tên của vị Phật thứ 30 trong hệ thống 35 vị Phật, được nhắc đến trong bộ kinh Đại Bảo Tích, quyển 90, hội Ưu-ba-li, và trong kinh Quyết định tì-ni.
Lời giải thích tên này như sau: Đấu Chiến Thắng Phật là vị Phật thứ 30 được nhắc đến trong kinh. Nhưng Phật từ bi, không có có tranh chấp với thế gian, sao lại mang danh "Chiến Đấu Thắng"? Chỉ vì tư tâm khó tiêu diệt, ngã chấp cao nặng nên ngài cố gắng chiến thắng nó, tâm tư đạt cõi bất nhị không có đối lập, hưởng thái bình vĩnh viễn.
HT Quảng Đức viết Nam-mô Đấu Chiến Thắng Phật có lẽ với tư tưởng trên. --Baodo 23:06, ngày 09 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Theo [2], "Tôn Ngộ Không còn được xếp hạng trong 108 hồng danh của chư Phật để các tín đồ khấn bái tụng niệm với pháp hiệu Đấu Chiến Thắng Phật." Không phải là người đã chiến thắng Phật, mà là Phật với pháp hiệu "Đấu Chiến Thắng". Xin hỏi bác Baodo vị Đấu Chiến Thắng Phật trong kinh có lý lịch như thế nào? Ah, còn xem thêm Thảo luận:Tôn Ngộ Không. Nguyễn Hữu Dng 23:11, ngày 09 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Theo hiểu biét Phật học của tôi thì... nên làm 1 cái disambig cho "Đấu chiến thắng Phật" nếu vị phật này có độc lập hay trước truyện Tây du. LĐ
  • Tôn Ngộ Không còn được xếp hạng trong 108 hồng danh của chư Phật để các tín đồ khấn bái tụng niệm với pháp hiệu [kẻ] Đấu Chiến Thắng Phật.
Chắc chắn là người viết bài dịch sai! Trong văn bản nghiêm túc không ai tôn một con khỉ làm Phật. Nói [kẻ] đấu chiến thắng Phật thì còn nghe được vì là truyện fiction. Nhưng trong mọi trường hợp, còn tồn nghi thì hãy theo ref. trên mà tra hai bộ kinh trong Đại tạng kinh, còn chỉ dựa vào tờ báo đó mà quy tên Đấu Chiến Thắng Phật về Tôn Ngộ Không thì hơi quá. Nghĩ thử xem, HT Quảng Đức niệm danh Tôn Ngộ Không trước khi tự thiêu? Nên xoá redirect đó, và cũng không cần dẫn đến Thích Quảng Đức --Baodo 23:24, ngày 09 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Đó không phải là nơi duy nhất cho rằng "Đấu Chiến Thắng Phật" là pháp danh của Tôn Ngộ Không (không có nghĩa là kẻ chiến thắng Phật, xem [3]). Có thể vị Phật này đã được "Trung hóa" như Quan Âm chăng? Nguyễn Hữu Dng 23:30, ngày 09 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Có thể chứ, vì đâu ai cấm ai tưởng tượng được, dân chủ mà;). Nhưng những epithets như vậy, nếu có thì thường có giá trị "rất rất" thứ yếu, không nên có một mục riêng, chỉ nên nhắc trong bài (nếu nhắc). Ngoài ra, trong trường hợp này, tên bị xung đột với nội dung của một bộ kinh đã tồn tại và được dịch trước rất lâu:
  • The Da baoji jing (Đại Bảo Tích kinh); 120 fasc. [ (T 310.11.1-687); K22], abbr. 寶積經, tr. Bodhiruci and others during 706-13 CE. A collection of Mahāyāna sūtras which were based on sermons given by the Buddha at 49 assemblies. Fascicles 1-46 are all separate texts in the Tib. sDe dge canon [To.45-89; fasc.34 = To.272; fasc.38 = To.261; fasc.42 = To.149; fasc.48 = To.92; fasc.49 = To.93].

Vì vậy không nên dành tên này cho riêng mục Tôn Ngộ Không. Các bộ từ điển bách khoa lớn như Trung Hoa Phật Giáo Bách Khoa Toàn Thư 中華佛教百科全書 và Trung Quốc Bách Khoa Toàn Thư — Phật Giáo Thiên 中國百科全書—佛教篇 đều không nhắc đến tên này cho Tôn Hành Giả, tôi đã tra (có bên cạnh). --Baodo 23:53, ngày 09 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Anh Baodo chấp trước rồi mà chưa thấy sao... thí dụ chi tiết nhỏ thôi: (có bên cạnh) làm sao tôi biết được anh "có bên cạnh" nbưng dẫu sao anh vẩn đúng 100% mình chỉ cần để 1 trang disambig Đấu chiến thắng Phật. LĐ

Tôi chưa bao giờ được nghe Tôn Ngộ Không, trong cách văn kiện về Phật học, được gọi là một vị Phật. Ngoại trừ khi chúng ta xem "Tam Tạng Thỉnh Kinh" là một văn kiện Phật học. Mekong Bluesman 23:35, ngày 09 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

"Tam Tạng Thỉnh Kinh" nếu là Đại Đường Tây Vực Kí của đích thân Tam Tạng Huyền Trang thì là tài liệu Phật học, còn Tây Du Kí của ông họ Ngô thì.... là Thần Kì Trung Hoa, giúp vui chút thôi. --Baodo 23:53, ngày 09 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Baodo 2001 - Mekong Bluesman 2. Mekong Bluesman 03:13, ngày 10 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bà Nhu[sửa mã nguồn]

Trong bản anh ngữ có việt lại câu phát biểu của bà Nhu. Nhưng tôi cắt bỏ nó vì hai lí do:

  1. Tôi chưa tìm ra nguyên văn phát biểu này dể xem kĩ về chất lượng.
  2. Bà Nhu vốn là 1 loại chính khách có hại. Đây chỉ là một dạng phát biểu linh tinh làm hại cho nhiều người kể cả cho chính bà, gia đình bà, và cho nhièu người khác.

Tôi còn nhớ câu đó và tình cảnh khi Madame Nhu phát biểu câu đó. "Barbecue" was exactly what she said! Tôi nghĩ là nên mang nó vào và để người đọc suy nghĩ/phán xét. Lời phát biểu này và quả tim "không cháy" của Hòa thượng Thích Quảng Đức là các sự kiện tạo ra các người tin tưởng tuyệt đối và các người gọi chúng là giả tưởng, bên này dùng bên kia làm cuộc vui cười. Do đó, mang cả hai vào theo đúng tinh thần của Wikipedia. Mekong Bluesman 22:30, ngày 09 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Nếu anh tìm được "nguyên văn" thì bỏ vào cũng không sao. tui chưa tìm ra không lẽ dịch lại phát biểu của người Việt ra tiếng Việt ?! Nếu anh có thể giúp truy cứu phần này cảm ơn anh.
Bà Ngô Đình Nhu phát biểu câu này bằng tiếng Anh [4]. Nguyễn Hữu Dng 22:51, ngày 09 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
OK then I have to reverse Eng (tui chơi chữ thôi).

Tôi nghĩ là phần "Chú thích" về lời phát biểu của Madame Nhu không cần thiết -- chúng ta chỉ cần giải thích các chữ "Dragon Lady", "barbecued monk", "barbecue monk show" nếu nghĩ là đa số độc giả không hiểu. Mekong Bluesman 23:35, ngày 09 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Nếu tôi không giải thích thêm thì người đọc khó lòng hiểu nổi "tại sao lại là Cô gái Đồ Long " và nếu có miễn cưỡng chấp nhận chữ "Cô gái Đồ Long" thì người đọc cùng không hiểu "ẩn ý của cô gái Đồ Long" mà lại không là "Nữ hiệp Áo Vàng" (một tác phẩm khác của KD)
Còn việc chính quyền đệ nhất Cộng Hòa sau đó lại tấn công chùa Xá Lợi là chuyện có thật (xem thêm...) họ đã tìm cách tịch thu trái tim lưu giữ trong chùa Tôi không để chi tiết này vào bài vì nó thuộc về việc tranh chấp giữa chùa và chính quyền... (bài khác chăng)? Nếu không thích chi tiết này thì anh cứ lấy ra không ảnh hưởng chi đến bài. Cảm ơn anh trước. Kính

Tôi không nói là không viết về vụ "bao vây chùa Xá Lợi" (we, over here in the West, saw it on TV). Hơn thế nữa, vụ đó nên được viết vào bài này (theo tinh thần Wikipedia).

Tôi muốn nói là vì dùng cụm từ "Cô gái Đồ Long" (khá xa nghĩa với cụm từ Dragon Lady vì Dragon Lady không cần phải chơi xấu mà chỉ cần nói to, mau giận và dữ như lửa thôi) nên ông phải viết phần "Chú thích" và làm mất đi cái nghĩa của Dragon Lady.

Mekong Bluesman 22:36, ngày 10 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời

Cum từ này tôi nghe người khác dịch nên dùng lại (vì thấy nó cũng có ẩn ý) nhưng thôi tôi đã xóa xong!
Ông Làng Đậu thân mến của tôi ơi! Ông thì chỉ có Trắng hay Đen thôi, không bao giờ có các Xám. Khi ông xóa, ông xóa hết... xóa luôn cả cái mà tôi muốn giữ (cái vụ bao vây chùa Xá Lợi).
Tôi hay kêu "Ôi con người!", bây giờ tôi kêu "Ôi Làng Đậu!"
Mekong Bluesman 22:57, ngày 10 tháng 1 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tui đặc biệt nuông chìu anh: đã đem phần màu xám anh đòi hỏi tui đem tô đen bỏ vô rồi. Đọc lại thử đi nhé... Anh có đặc quyền sửa bài này tùy hỉ (vì tui đã trao bản quyền cho Baodo+TĐH nên không lo tranh cãi ai muốn phe gì thì cứ réo tên hai ông "clone" ra nhe nhớ đó tui không có trách nhiệm nữa)
Thầy Thích Quảng Đức là bậc chân tu, không bao giờ dính líu vào chuyện chính trị. Đức Phật có dạy rằng: "lấy đức báo oán, oán ấy tiêu tan; lấy oán báo oán, oán oán chập chùng". Cho nên thầy Quảng Đức không bao giờ thù ghét ông Diệm và bà Nhu; thầy muốn tự tiêu chết để tỏ lòng thương yêu ông Diệm, và báo cho ông Diệm biết rằng ông ta cũng sẽ bị chết khủng khiếp không khác gì thầy. Nhưng cái chết của thầy là một cái chết điềm tĩnh của một bậc cao minh, bậc thầy của những lãnh tụ như ông Diệm. Thầy điềm tĩnh đến nỗi sau khi chết trái tim của thầy vẫn tươi và chảy máu mặc dù bị thiêu đốt dưới ngọn lửa hơn 6000 độ. Thầy đã chết nhưng trái tim của thầy vẫn không bao giờ chết, và trái tim của thầy chính là trái tim của phật giáo giữa thời đại nhiễu nhương đó. Ai có thực sự là chân tu của đạo phật thì hãy chết như thầy Quảng Đức để bảo vệ cho đạo pháp, chứ đừng đi làm tay sai cho bọn CIA, rồi sau khi ngụy quyền SG xụp đổ thì bọn thầy tu tay sai CIA đó kéo nhau qua Mỹ kiếm bơ sữa. Sang đó rồi ông này lại đổ tội cho ông kia giết Diệm để lấy điểm bọn tàn dư và các thế lực thù địch chạy ra nước ngoài. Phật Giáo đâu có giết ai bao giờ, khi chết thầy Quảng Đức vẫn thương Diệm. Chỉ có các thế lực tay sai CIA là gây thù ghét và chia rẽ trong dân tộc VN và phá hoại đạo pháp thôi. Hồng GấmHong Gam 18:31, ngày 18 tháng 2 năm 2007 (UTC)Trả lời
Cũng không sửa nhiều. Tui chỉ muốn bổ sung chút suy nghĩ về tấm gương Thích Quảng Đức.

Quả thật theo nhận xét của cá nhân tôi thì đó là tấm gương tuyệt vời. Ông hi sinh cho chính nghĩa, cho đạo pháp, cho chính nền độc lập của nước VN dân chủ cộng hoà. đó là 1 tấm gương sáng của mọi thế hệ. Tuyệt vời thật. ông hi sinh mà trái tim vẫn không hề chết. đó dường như chính là 1 khẳng định rằng ông sống mãi cùng sự nghiệp của nước Việt Nam, trái tim ông ko bao h chịu khuất phục, nó sẽ tồn tại vĩnh hằng với nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến!Thảo luận này là của Thành viên:220.231.95.62 lúc 14:29 ngày 28 tháng 3 năm 2007 UTC

Về Trái tim của Thích Quảng Đức[sửa mã nguồn]

Wiki bản tiếng Anh, mà tôi cho là người viết có kiến thức sâu hơn, khẳng định rằng trái tim của Thích Quảng Đức đã bị lực lượng đặc biệt của Việt Nam Cộng hòa thu giữ - trong khi bản Tiếng Việt lại viết rằng nó đã được giữ an toàn. Theo mọi người, có nên sửa lại nội dung bài viết này ko?Tran Quoc123 (thảo luận) 14:27, ngày 29 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nguồn đáng tin cậy[sửa mã nguồn]

Bài này vẫn sử dụng nguồn từ Giao điểm và quangduc.com là hai nguồn tự xuất bản, đề nghị ai thay thế bằng các nguồn khác (Việt Báo, Người Việt hay BBC, RFA, RFI, VOA, nguồn trong nước đều được). Định đề cử chọn lọc bài này nhưng thấy thế thì chịu. Adia (thảo luận) 01:01, ngày 1 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi chưa tìm hiểu gì lắm về cái này nhưng Adia thấy bài chọn lọc bên tiếng Anh vẫn dùng đó thôi. Tôi cho rằng khó kiếm tiểu sử về Thích Quảng Đức nên phải tham khảo từ nguồn tự xuất bản.  NAD   thảo luận  17:28, ngày 23 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi vẫn giữ nguồn quangduc.com (ngoại trừ ý "được giới Phật tử siu tôn", cái này thì không thể dùng nguồn này để dẫn chứng). Còn nguồn giao điểm thì có đưa ra thông tin có thể gây tranh cãi nên không nên dùng nguồn tự xuất bản này. Adia (thảo luận) 05:38, ngày 24 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

NAD nên xem lại, cái chú thích của nguồn quangduc không đủ uy tín để cho ý "được giới Phật tử suy tôn thành bồ tát". Còn cái link tiếng Việt mới thêm vào cũng lấy từ giaodiem mà ra, nên càng không đủ tiêu chuẩn làm nguồn.

Bài viết khá đầy đủ, chỉ tiếc là mắc vào 2 nguồn trên nên đành chịu. Adia (thảo luận) 13:30, ngày 26 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Các ví dụ trong mục Thích Quảng Đức#Tiền lệ và ảnh hưởng có thể tham khảo ở đâu trên mạng? 203.160.1.74 (thảo luận) 02:54, ngày 27 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi chỉ có khả năng viết và dịch bài từ tiếng Anh chứ ko thể tìm được nguồn đâu. Xem đề cử bài này bên Wikipedia tiếng Anh có đến 10 phiếu thuận và 0 phiếu chống. Ko hiểu tại sao thành viên bên đấy ko thắc mắc nguồn dẫn của thông tin này? Cái gì cũng nên tương đối, ko bao giờ hoàn hảo được.  NAD   thảo luận  04:27, ngày 27 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời
NAD vào cái này (tạm coi là nguồn có thể tin cậy) xem có nhặt thêm được thông tin nào không.
Chuyện nguồn uy tín đúng là rất khó, nhưng nếu muốn bài trở thành chọn lọc thì chuyện khắt khe về nguồn rất cần thiết. Tôi nghĩ chắc NAD cũng không muốn một bài được lựa chọn lại phải sửa đi sửa lại. Ví dụ ở đây có chi tiết "Giáo hoàng Paul VI đã đọc một bản thông điệp tới nhân dân Việt Nam [cần dẫn nguồn]", không thể dùng nguồn kia để chú thích. Và nếu có một ai đó vào tranh cãi thì sẽ không đi đến đâu cả. Adia (thảo luận) 04:05, ngày 28 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Dịch thế nào[sửa mã nguồn]

Tôi chưa biết nên dịch câu này như thế nào: "He (Ngô Đình Diệm) dedicated his country to the Virgin Mary in 1959". Không lẽ dịch là "Ông Diệm hiến dâng đất nước của mình tới Đức mẹ Đồng trinh" => chẳng hiểu gì. Tôi có hỏi một người Anh về câu này và anh ta bảo rằng "In 1959 he announced that South Vietnam was a Catholic country". Nhưng như vậy lại đánh mất từ "the Virgin Mary". Mong mọi người giúp đỡ.  NAD   thảo luận  17:03, ngày 23 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

to dedicate = "cống hiến" ==> Ông cống hiến đất nước mình cho Đức mẹ đồng trinh... Mekong Bluesman (thảo luận) 17:37, ngày 23 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời
"cống hiến" hay "hiến dâng" thì cũng na ná nhau. Mekong Bluesman dịch thiếu mất năm 1959, "Năm 1959 ông cống hiến đất nước của mình cho Đức mẹ Đồng trinh" => vẫn chẳng hiểu gì.  NAD   thảo luận  10:43, ngày 24 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

So sánh 2 câu sau:

  Th gian  Chủ từ  Động từ  Túc từ  Túc từ
                  tr. tiếp gi. tiếp
  -------  -------  -------  -------- --------
 1. Hôm qua  ông A   đưa   5 dollar cho bà B
 2. Năm 1859 ông Diệm cống hiến đât nước cho Đức mẹ

Có những gì khó hiểu trong đó?!!

Mekong Bluesman (thảo luận) 10:58, ngày 24 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Trời đất. Tôi ko hỏi về cấu trúc ngữ pháp của câu này mà hỏi về ý nghĩa của nó. Ý của tôi là Ngô Đình Diệm hiến dâng Nam Việt Nam tới Maria là để làm gì? Hơn nữa trong câu lại có một mốc thời gian cụ thể là "năm 1959" nên hành động này cũng phải có một ý nghĩa cụ thể.  NAD   thảo luận  11:49, ngày 24 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời
Nó khó hiểu vì "cống hiến cho Đức mẹ", trong Đức mẹ là thực thể không có thật và mang tính tôn giáo. Ví dụ nói "Tôi cống hiến cuộc đời cho đất nước tôi" dễ hiểu hơn rất nhiều so với hiến cho Đức mẹ. Cái này nên hỏi một người theo Công giáo, họ chắc sẽ có cách dịch nghĩa thoát hơn và dễ hiểu hơn. Tân (trả lời) 11:47, ngày 24 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời
Có thành viên nào theo Công giáo ko? Chắc là Ninh Chữ?  NAD   thảo luận  11:53, ngày 24 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời
Khái niệm "quốc gia" thì cũng trừu tượng như khái niệm "thánh thần". Nếu hiểu được câu "Ông A cống hiến X cho đất nước" thì nó cũng giống như câu "Ông A cống hiến X cho Chúa (hay cho Đức mẹ)".
Khi thay X bằng "quốc gia" cho câu trên thì chúng ta có câu "Ông A cống hiến quốc gia của mình cho Đức mẹ"; vì ông A trân trọng Đức mẹ nên ông ta đã tìm ra một vật không kém trân trọng để cống hiến.
Cái năm tại bắt đầu của câu chỉ là nói tại thời điểm nào mà sự cống hiến đó xảy ra.
Do đó câu "Năm 1959 ông Diệm cống hiến đất nước cho Đức mẹ" là chỉ nói ông Diệm trọng Đức mẹ nên cống hiến quốc gia của mình cho Đức mẹ và ông làm cái sự cống hiến đó vào năm 1959.
Có những gì khó hiểu trong đó?
Mekong Bluesman (thảo luận) 12:20, ngày 24 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Vụ này tương tự với chuyện nếu một người Việt Nam mà nhìn thấy trên tờ VND có câu: "Chúng con tin tưởng nơi Chúa/Trời/Phật" thì chắc sẽ tự cấu mình một cái thật đau để tỉnh ngủ, hoặc nghĩ mình bị hoang tưởng. Trong khi người Mỹ rất thoải mái với câu "In God we trust" trên tờ đô la Mỹ. Người Việt thì không thấy ai thắc mắc về câu này, không biết có phải vì không để ý hoặc không có thói quen being critical với những gì liên quan đến Mỹ.:) Tmct (thảo luận) 12:38, ngày 24 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

@Mekong: Khái niệm quốc gia không trừu tượng tí nào: tôi mà muốn đến Mỹ thì phải xin visa mệt phết đấy.:D Tmct (thảo luận) 12:38, ngày 24 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi vẫn cho rằng câu này còn có một nghĩa khác, chẳng thế mà giáo viên người Anh dạy tôi (và một người Mỹ nữa) nói rằng câu này có thể hiểu theo cách khác: "Năm 1959 Ngô Đình Diệm thông báo rằng Nam Việt Nam là một quốc gia Công giáo".  NAD   thảo luận  12:57, ngày 24 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời
Rất có thể đó là cách nói bóng bẩy kiểu tiếng Anh của nội dung "rằng năm 1959 ông Diệm chính thức tuyên bố Công giáo là quốc giáo của VNCH".Tmct (thảo luận) 12:59, ngày 24 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời
Nhưng dịch sát nghĩa câu này cũng dở vì có thể kiểu bóng bẩy này không hợp với văn Việt và làm người Việt hiểu nhầm, mà dịch thoát nghĩa thì phải cẩn thận xem mình có chắc chắn là hiểu đúng ý của người viết không.
Câu đó nằm trong văn cảnh nào?
Tmct (thảo luận) 13:02, ngày 24 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời
Nằm trong đoạn nói về những chính sách thiên vị Công giáo bài Phật giáo của chính quyền Diệm. Có thể đọc đoạn tiếng Anh kỹ hơn tại đây.  NAD   thảo luận  13:05, ngày 24 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời
@NAD: Cống hiến cho thần thành hay cho tổ quốc không phải là lúc nào cũng là "tuyên bố" hay "thông báo" chính thức; tôi có thể cống hiến cuộc đời tôi cho lĩnh vực ABC mà không cần tuyên bố vì nó chỉ nằm trong đầu và tim của tôi. Còn nếu là làm một quốc gia thành Công giáo thì phải nói là cống hiến cho the Vatican hay the Pope hay Jesus hay God... trước khi nói đến The Virgin Mary.
Tôi không nói là ông Diệm muốn làm quốc gia thành Công giáo, tôi cũng không nói là ông ta không muốn. Tôi chỉ nói là từ câu "X dedicates A to B" thì chúng ta chí có thể dịch là "X cống hiến A cho B", những gì viết thêm sẽ là suy diễn của chúng ta và do đó không bách khoa.
@Tmct: đó không phải là "quốc gia" (nation hay country), đó là "chính phủ" hay "nhà nước" (government) họ đòi cái visa.
Tôi không biết motto của Việt Nam là gì nhưng nếu nó là một hình thức của câu "Tổ quốc muôn năm" hay "Tổ quốc mãi mãi" thì nó cũng trừu tượng như "In God we trust". Cống hiến (to dedicate) cũng có tính chất trừu tượng vì nó không nói cụ thể khi ông A cống hiến đời ông ta cho quốc gia thì ông A đó phải làm những gì (chỉ có ông A đó và cái quốc gia đó biết thôi). Nó (dedication) cũng có tính chất muốn làm người nhận cái sự cống hiến (The Virgin Mary) hài lòng nên vật được mang ra cống hiến (his country) phải là một vật quý và trân trọng.
Tôi nghĩ là tôi đã giải thích nhiều hơn có thể cho một câu giản dị này...
Ôi con người! Mekong Bluesman (thảo luận) 13:13, ngày 24 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi tìm thấy ngữ cảnh [5] cho thấy câu đó không hề bóng bẩy hay dạng motto như "In God we trust" hay "Đức vua vạn tuế".

Tôi đoán là hành động "dâng đất nước cho Đức Mẹ" được nói trong câu có dạng một nghi lễ gì đó. Như kiểu "tháng X năm Y nhà bà Z làm lễ đưa ông A lên chùa làm người nhà Phật".

Chứ còn câu "ông A cống hiến đời mình cho tổ quốc" thì là nói một cách đánh giá văn vẻ bóng bẩy (không NPOV) về cả một quá trình hoạt động lâu dài của ông A. Nếu nói "ông Diệm dâng hiến đời mình cho Đức Mẹ" (không có thời điểm) thì cũng tương tự và sẽ không ai thắc mắc.

Tmct (thảo luận) 13:27, ngày 24 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nếu "ông A cống hiến đời mình cho tổ quốc" là một cách đánh giá không có NPOV thì viết "ông A tự cống hiến đời mình cho tổ quốc" có NPOV không? Mekong Bluesman (thảo luận) 21:20, ngày 24 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Dâng/cung hiến ở đây ý nói là phó thác nước Việt Nam cho Đức Mẹ, (có lẽ) với niềm tin là Đức Mẹ sẽ gìn giữ và ban phước lành cho đất nước Việt Nam. Có thể dịch là "Ngô Đình Diệm dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ", "Ngô Đình Diệm cung hiến nước Việt Nam cho Đức Mẹ."--Á Lý Sa (thảo luận) 13:57, ngày 24 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cám ơn Á Lý Sa đã cho thêm từ "cung hiến". Và tôi đã quên khi dedicate thì sẽ nhận được ban phước và bảo vệ -- tôi tin đây chính là ý nghĩ của một người Catholic như ông Diệm. Tôi cũng đã nghĩ thêm tối hôm qua và nghĩ là dùng "cúng hiến" có được không? "Cúng hiến" có tính chất tế lễ và, do đó, thiêng liêng hơn. Mekong Bluesman (thảo luận) 21:20, ngày 24 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời
Cúng hiến ít được dùng trong Công giáo; và nghĩa cũng có thể hơi khác.--Á Lý Sa (thảo luận) 15:27, ngày 26 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi cũng thấy từ "cung hiến" sẽ không gây hiểu nhầm. Chuyện này nghe giống một ông vua tế trời nhỉ?

@Mekong: Thực ra tôi cũng không rõ lắm tại sao "cống hiến cho tổ quốc" thì lại POV, tôi nói vậy chỉ là theo kiểu thường gặp tại WP tiếng Việt thôi. Có một loạt các từ bị Wikipedia tiếng Việt coi là POV mà tôi vẫn chưa hiểu được tại sao, như: liệt sĩ, tàn bạo, qua đời.... thậm chí gần đây có người cho là "thân sinh" cũng POV!?!

Tmct (thảo luận) 10:11, ngày 25 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Câu nguyên gốc bên tiếng Anh tôi đã dịch thành 2 vế, 1 trực tiếp & 1 gián tiếp do đó chỉ cần 1 nguồn.  NAD   thảo luận  04:11, ngày 27 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Câu đó không đề cập đến việc Ngô Đình Diệm tuyên bố chính thức về quốc giáo của Việt Nam; mà đó là suy diễn của người đọc. Do đó "vế" gián tiếp kia cần phải có nguồn dẫn cụ thể về điều luật nào đã được ban hành, hoặc ít ra bản tuyên bố cụ thể (và nếu đã có tuyên bố cụ thể rồi, nhưng chưa được quốc hội hoặc quốc dân thông qua thì vẫn phải ghi là "rắp tâm" ["có ý định"]). Còn nếu không tìm ra được dẫn chứng nào thì chỉ dịch sát những gì nguyên bản viết.

Việc này về mặt nào đó tương tự việc Hoà thượng Thích Nhất Hạnh tổ chức trai đàn cầu siêu vừa rồi ở Việt Nam. Không nhất thiết những linh hồn được cầu siêu nghĩa là được Hoà thượng xem/biến thành Phật tử.--Á Lý Sa (thảo luận) 07:18, ngày 27 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Dịch thuật[sửa mã nguồn]

Cám ơn Tmct đã giúp dịch lại bài này. Tôi đọc bài bên English Wikipedia và bài này thì thấy có nhiều câu quá xa nhau. Tôi đã sửa 2, 3 câu và nghĩ sẽ làm tiếp sau khi tôi dọn rác tại các bài khác. Khi trở lại đây thì tôi thấy Tmct đã dịch lại. Tôi sẽ đọc nó và giúp thêm nếu cần. Càng ngày tôi càng tìm được nhiều bài dịch từ English Wikipedia mà quá sai! Mekong Bluesman (thảo luận) 15:29, ngày 26 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nhờ bác xem lại đoạn "chơi chữ"/"make puns". Tôi không hiểu đoạn đó, có lẽ phải giải thích thêm. Tmct (thảo luận) 15:44, ngày 26 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời
Cám ơn Tmct đã chỉnh sửa giúp tôi mấy chỗ, thực sự có mấy đoạn khó hiểu và có lẽ tôi dịch chưa sát. Tôi nghĩ kêu la hoài (quá xa, quá sai) không có nhiều tác dụng.  NAD   thảo luận  04:08, ngày 27 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Câu nguyên: "X described the event as having "evoked dark images of persecution and horror corresponding to a profoundly Asian reality that passed the understanding of Westerners". Đâu có từ nào cho thấy "người phương Tây ko thể hiểu nổi"? Câu này nói về sự nhận thức của họ về thực tại đang xảy ra ở châu Á chứ? "Thực tại đầy vẻ Á châu"? Tôi thấy câu dịch lại của Tmct chưa ổn.  NAD   thảo luận  04:18, ngày 27 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

"...count on the Constitution, in other words, me." Tôi trích câu này thành "đằng sau Hiến pháp còn có tôi" từ trên mạng (có thể tìm trên Google) chứ tôi ko dịch. Tôi thắc mắc liệu có phải Howard Jones trong cuốn Death of a Generation đã dịch câu nói này của Diệm sang tiếng Anh?  NAD   thảo luận  04:23, ngày 27 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

  • "that passed the understanding of Westerners" sát nghĩa là "vượt quá sự hiểu biết của người phương Tây", nghĩa là "họ không thể hiểu được"
  • "a profoundly Asian reality": nếu hiểu là thực tế ở châu Á thì trạng từ profoundly bị bỏ qua? Ở vị trí đó, trạng từ profoundly đó chỉ có thể bổ nghĩa cho tính từ Asian ngay sau đó. Có nghĩa là "một thực tại mang tính chất châu Á rất rõ rệt"
  • "đằng sau Hiến pháp còn có tôi". Rất có thể bản đó mới đúng nguyên văn (bằng tiếng Việt). Chắc chắn ông Diệm không đọc diễn văn trước nhân dân bằng tiếng Anh. Nhờ NAD tìm nguồn nào đó có ngữ cảnh mà người đọc có thể suy ra rằng đó không phải một bản dịch khác.
Về 2 điểm đầu, nếu NAD chưa đồng ý với cách phân tích của tôi thì nhờ Mekong hay ai đó kiểm tra lại xem.
Tmct (thảo luận) 08:51, ngày 27 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời
"quá sai/xa" là thực tế của một số câu. Nói chung khi có ai đó nhận xét thực tế một cách chính xác thì việc chấp nhận và rút kinh nghiệm sẽ hiệu quả hơn, chứ muốn người khác đừng nhận xét nữa thì cũng "không có nhiều tác dụng". Vì thực tế là sự "quá sai" vẫn tiếp diễn y sì từ nhiều bài trước. Trong khi hiện tượng "quá sai" vẫn tiếp diễn thì làm sao có thể trông đợi rằng người khác chỉ được phê phán một lần chứ không được phê tiếp?
Thú thực tôi đã nhiều lần định nhắc với NAD về chuyện nên cẩn thận hơn trong khi dịch, nhưng lại thôi vì thấy đã có người khác làm rồi hoặc đoán là người khác sẽ làm.
Tmct (thảo luận) 08:59, ngày 27 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời
  • Điểm 1: tôi nghĩ nên dịch sát nghĩa vì đó là câu trích dẫn.
  • Điểm 3: có lẽ ko tìm được nguồn được chấp nhận ở Wiki này vì nguồn tôi tìm được là tự xuất bản.
  • Đừng cho rằng tôi thiếu cẩn thận trong khi dịch vì tôi ko rỗi dành thời gian dịch mấy bài tiếng Anh dài ngoằng như thế mà "vô trách nhiệm" (trích dẫn từ thảo luận Michael Jackson) đâu. Mấy lỗi dịch là do tôi còn hạn chế trong việc hiểu sâu. Không thể so sánh tôi, một người mới học tiếng Anh với những người sống ở nước ngoài hàng chục năm trời được.
 NAD   thảo luận  11:16, ngày 27 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi đã tưởng là NAD chưa cẩn thận lắm vì những lỗi như "signatory = bản ký kết" (một nghĩa không có trong từ điển). Nhưng nếu NAD khẳng định là đã cẩn thận rồi thì tôi sẽ không nói chuyện này nữa. Chỉ mong bạn sẽ không bị chạm tự ái khi thấy người khác sửa bài. Tmct (thảo luận) 11:30, ngày 27 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi ko tự ái nếu người khác sửa bài mà chỉ cảm thấy ko vui với cách mọi người nói thôi. Đừng bàn đến vấn đề này nữa.  NAD   thảo luận  11:32, ngày 27 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Vậy cho tôi hỏi nốt câu cuối để rút kinh nghiệm lần sau: Phải diễn đạt ý "bài này có nhiều lỗi dịch quá!" như thế nào cho phải? Tmct (thảo luận) 11:37, ngày 27 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tiếng Việt, cũng như các ngôn ngữ khác, có nhiều từ tuy cùng nghĩa nhưng mang sắc thái khác nhau lắm và điều này cũng tác động tới tâm lý người đọc/nghe. Chắc chắn Tmct cũng phải đồng ý với tôi vì vừa rồi chính bạn cho rằng "passed the understanding of Westerners" nên dịch theo cách khác thành "người Tây ko hiểu", tránh dịch sát nghĩa là "vượt quá tầm nhận thức của người phương Tây" vì như vậy hàm ý chê họ dốt. Ko biết người khác nghĩ như thế nào nhưng trong trường hợp của mình, tôi cũng cảm thấy như vậy thôi và tất nhiên chẳng ai muốn mình bị như thế. Và mọi người thích nói kiểu gì là quyền thôi, tôi chẳng là ai để có quyền cấm đoán cả.  NAD   thảo luận  12:21, ngày 27 tháng 11 năm 2008 (UTC)Trả lời
NAD nên có tinh thần học hỏi thì hơn, tôi tranh thủ đọc qua 1 câu: "a monk seated himself in the lotus position on a pile of sawdust and soybean oil" mà lại được dịch thành "một hòa thượng ngồi lên đài sen, bên dưới là mùn cưa và dầu đậu nành" thì đúng là chịu rồi, NAD thử wiki xem "Lotus position" là cái gì đi. GV (thảo luận) 09:02, ngày 2 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tư thế kiết già (tư thế ngồi hoa sen). 210.245.54.41 (thảo luận) 02:14, ngày 3 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Giải Pulitzer[sửa mã nguồn]

"Nhà báo Malcolm Browne đã giành giải Pulitzer nhờ bức hình mang tính biểu tượng này, còn David Halberstam cũng được trao giải nhờ có bản tường thuật sự kiện."

Trang chính thức của giải Pulitzer ghi họ cùng nhận giải nhờ phóng sự về chiến tranh Việt Nam và chế độ Ngô Đình Diệm, không nhắc gì đến sự kiện trong bài.--Paris (thảo luận) 15:58, ngày 16 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Như vậy thì phải treo tiêu bản {{tính xác thực}} cho đoạn đó, nhưng tôi chỉ treo tiêu bản {{cần dẫn chứng}}. Mekong Bluesman (thảo luận) 21:18, ngày 16 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời
Halberstam được giải George Polk ở đây [6]. Khổ quá, một bức ảnh nổi tiếng như vậy mà không được giải nào mới đáng đặt câu hỏi, chứ được giải mà cũng bị nghi vấn là làm sao? Không nên lạm dụng {{fact}}, chứ chỗ nào cũng đòi dẫn chứng thì về lý thuyết câu nào trong bài cũng cần dẫn chứng hết. Nên xóa các đòi hỏi {{fact}} ấy đi cho đỡ rườm rà, thực sự là không cần thiết chút nào. Rotceh (thảo luận) 19:57, ngày 17 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời
Không rõ ý Rotceh là gì. Ở đây đang nói tới giải Pulitzer, đâu có George Polk nào đâu. Câu trên bị nghi ngờ vì nó khẳng định hai phóng viên nhận giải nhờ sự kiện Quảng Đức tự thiêu, trong khi trang của Pulitzer không nói thế.--203.160.1.56 (thảo luận) 20:04, ngày 17 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời
Halberstam không được giải Pulitzer, mà được giải George Polk vì bài tường thuật sự kiện trên, bài về Halberstam cũng chỉ rõ như vậy, câu trên kia chỉ tối nghĩa thôi, chứ không phải lập lờ đánh lận con đen, chỉ cần sửa lại "Nhà báo Malcolm Browne đã giành giải Pulitzer nhờ bức hình mang tính biểu tượng này, còn David Halberstam cũng được trao giải George Polk nhờ có bản tường thuật sự kiện." là đủ Rotceh (thảo luận) 22:31, ngày 17 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời
Halberstam được giải Pulitzer (năm 64, xem ở chính link trên). Malcolm Browne cũng cùng được giải nhưng không thấy ghi vì tấm hình. Như vậy nếu sửa như Rotceh thì vẫn chứa thông tin (tạm coi là) sai sau: Nhà báo Malcolm Browne đã giành giải Pulitzer nhờ bức hình mang tính biểu tượng này.--203.160.1.56 (thảo luận) 22:40, ngày 17 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời
Rotceh càng đề nghị sửa đổi cái câu đó càng làm nó có thêm câu hỏi! Cái mà Wikipedia đòi hỏi là tính xác thực đến từ một nguồn có thể kiểm chứng được.
  • Câu "Nhà báo Malcolm Browne đã giành giải Pulitzer nhờ bức hình mang tính biểu tượng này, còn David Halberstam cũng được trao giải nhờ có bản tường thuật sự kiện", như Paris đã chỉ ra bên trên, là không kiểm chứng được và do đó cần được treo tiêu bản {{fact}}. Đâu có gì đi ngược lại quy luật hay khó hiểu mà Rotceh phản đối và gọi đó là "lạm dụng ((tl|fact))"?
  • Câu "Nhà báo Malcolm Browne đã giành giải Pulitzer nhờ bức hình mang tính biểu tượng này, còn David Halberstam cũng được trao giải George Polk nhờ có bản tường thuật sự kiện" như Rotceh đề nghị sẽ làm người đọc có câu hỏi chỉ vì cụm từ "nhờ vào" không chính xác -- "nhờ vào" là có nghĩa 1. "chỉ nhờ váo cái đó độc nhất" hay có nghĩa 2. "nhờ vào cái đó và những cái khác nữa"? Nếu dùng nghĩa 1. thì phần về Malcolm Browne thiếu chính xác; nếu dùng nghĩa 2. thì phần về David Halberstam sai!
Mekong Bluesman (thảo luận) 00:35, ngày 18 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nên thay thế với thông tin là hình này đã nhận Giải thưởng Ảnh Báo chí Thế giới năm 1963[7], không cần phải nói "giúp phần" gì cả. NHD (thảo luận) 22:51, ngày 17 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi đã sửa câu đó dựa vào, nhưng không hoàn toàn giống với, đề nghị của NHD. Hãy đọc và cho biết ý kiến. Mekong Bluesman (thảo luận) 00:48, ngày 18 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Như vậy là chính vì Paris mà chúng ta đã tìm ra sự thật là giải Pulitzer không có liên quan nào đến bài này, hay nếu có thì chỉ là gián tiếp và rất xa. Sự thật là Browne được trao giải Pulitzer vì các "phóng sự bằng hình ảnh" về Chiến tranh Việt Nam (mà cái hình trong bài này là một), Halberstam được trao giải Pulitzer vì các "phóng sự bằng câu viết" về Chiến tranh Việt Nam (mà cái phóng sự về sự kiện trong bài này là một).

Cám ơn Paris đã tìm ra sự thiếu chính xác đó.

Mekong Bluesman (thảo luận) 00:48, ngày 18 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tập tin:Nha su tu thieu.jpg[sửa mã nguồn]

Hình Nha su tu thieu.jpg đang dùng không phải hình tự do. Vì vậy tôi muốn thay bằng một hình khác có nội dung tương tự (vẫn sử dụng hợp lý), chính là bức đã được giải Ảnh Báo chí Thế giới năm 1963, không rõ có vấn đề bản quyền gì không?--Paris (thảo luận) 12:38, ngày 18 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Như vậy thì cái hình này là của ai? Mekong Bluesman (thảo luận) 13:55, ngày 18 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời
Có lẽ vẫn cùng một tác giả nhưng chỉ tấm ảnh kia được trao giải. Tôi định thay thế nhưng giờ thấy không cần thiết bởi tấm đạt giải nhìn không rõ bằng.--Paris (thảo luận) 17:23, ngày 19 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời
Tôi nhớ tấm được trao giải trên nhiều tờ báo tại Bắc Mỹ tại thời điểm đó, nó không có độ phân giải cao nhưng tạo rất nhiều sốc cho người đọc. Mekong Bluesman (thảo luận) 17:57, ngày 19 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đoạn thiếu nguồn gốc bị xóa[sửa mã nguồn]

Về phía Vatican, [cần dẫn nguồn] Một đoạn trong thông điệp này [cần dẫn nguồn]

Đoạn này được yêu cầu thêm dẫn chứng đã lâu (tiêu bản Cần dẫn chứng thứ 2 do tôi thêm, muộn hơn những cũng đã vài ngày), tôi đưa sang trang thảo luận. Nếu ai tìm được nguồn gốc, xin mang trả lại giúp.--Paris (thảo luận) 17:21, ngày 19 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Câu chưa rõ ở đoạn mở đầu[sửa mã nguồn]

Đoạn thứ hai của mở bài đã viết: "Lực lượng này đã lấy được trái tim của Thích Quảng Đức, gây thiệt hại ở diện rộng cùng chết chóc." thiệt hại và chết chóc cho ai? cho giới Phật tử hay cho phe Cộng sản hay cho dân chúng? Mà đằng nào câu này cũng chưa có dẫn chứngTran Quoc123 (thảo luận) 03:00, ngày 26 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi cũng đang vào đây định hỏi về câu này, không thể hiểu 2 định đề của câu có nghĩa là gì và quan hệ của nó với nhau thế nào! Việt Hà (thảo luận) 03:12, ngày 29 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi đã chỉnh lại một chút. Mấy chữ "lấy được trái tim của Thích Quảng Đức" đưa ngay vào phần mở bài đúng là làm cho người đọc bối rối cho đến tận khi đọc đến đoạn nói về trái tim này ở giữa bài. Con kiến (thảo luận) 03:20, ngày 29 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

"tên tục"[sửa mã nguồn]

Nên đổi là "thế-danh" hay "tục-danh". "Tên tục" không đồng-nghĩa với "tục-danh". Duyệt-phố (thảo luận) 05:55, ngày 30 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Tôi thấy dùng từ "tên tục" ở đây đâu có sai?  NAD   thảo luận  07:31, ngày 31 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Xin đưa ra thí-dụ, "Ba Cụt" là tên tục của Lê Quang Vinh nhưng đó không phải "thế-danh" hay "tục-danh" của Lê Quang Vinh vì Vinh không đi tu. Duyệt-phố (thảo luận) 17:51, ngày 31 tháng 12 năm 2008 (UTC)Trả lời

Cụ này tên tục là Lâm Văn Tức hay Túc, Tuất? "Trương Hoàng Khánh Ngọc" Newone (thảo luận) 04:46, ngày 29 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời

Diễn đạt[sửa mã nguồn]

"Vì Diệm vẫn miễn cưỡng chấp nhận 5 yêu sách của Phật tử nên tình hình càng ngày càng căng thẳng." Ai giải tích đoạn này giúp tôi.pq (thảo luận) 11:05, ngày 22 tháng 6 năm 2011 (UTC)Trả lời

Bị giết?[sửa mã nguồn]

Trước nay tôi vẫn đọc ý kiến một chiều cho rằng hòa thượng Thích Quảng Đức (TQĐ) tự thiêu. Nhưng gần đây tôi lại thấy một số ý kiến cho rằng ông bị giết. Không rõ việc này là như thế nào, và có nên bổ túc vào bài không?

Video không chất lượng[sửa mã nguồn]

http://www.youtube.com/watch?v=l9xubwfldrE

Clip này hình và tiếng rất rõ sao bạn nói không chất lượng ? Wikidefen (thảo luận) 10:57, ngày 29 tháng 12 năm 2013 (UTC)Trả lời