Thảo luận:Trần Quốc Vượng (sử gia)

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 4 năm trước bởi Xoviet nghetinh123 trong đề tài Đoạn thêm vào

Câu không rõ nghĩa[sửa mã nguồn]

Chú giải Việt sử lược (1960, bộ sách sử xưa nhất do người Việt Nam viết còn được lưu truyền) Câu này hơi vô lí:

  1. Nếu về sử lược chữ Hán thì đã có Đại Việt Sử Kí
  2. Nếu về sử lược chữ Quốc ngữ thì đã có Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim viết trước năm 1960 khá lâu!

Có thể tác giả bài viết hàm ý khác mà tôi không thể hiểu.... Đề nghị viết lại câu này!

Làng Đậu 14:26, 17 tháng 8 2005 (UTC)

"Việt sử lược" được tác giả khuyết danh viết vào khoảng thế kỷ 14, do các sự kiện chỉ được viết cho đến giai đoạn cuối nhà Trần. Nó được lưu giữ trong "Tứ Khố Toàn Thư" của triều Mãn Thanh, Trung Quốc. Đại Việt sử ký toàn thư là bộ sử được nhiều tác giả viết vào giai đoạn thế kỷ 15-17, Khâm định Việt sử... được viết sau đó nữa, vào thời nhà Nguyễn (thế kỷ 19). Đây là các cuốn cổ sử còn được lưu giữ. Do vậy, tác giả bài viết này không sai, nhưng chưa chú giải rõ nghĩa làm người đọc hiểu nhầm là Việt sử lược được viết năm 1960.Vương Ngân Hà 14:54, 17 tháng 8 2005 (UTC)

"Việt sử lược" chắc cũng là "Đại Việt sử lược". Còn chú thích 1960 là cho bản "phiên dịch, chú giải" của TQV.--Á Lý Sa 15:25, 17 tháng 8 2005 (UTC)
Như vậy để tránh nhầm lẫn có lẽ tôi sẽ sửa lại một tí xíu vì khi đọc tôi tôi đã không thể hiểu ra
Cảm ơn các bạn Làng Đậu 16:59, 17 tháng 8 2005 (UTC)

Câu hỏi[sửa mã nguồn]

Ngoài tứ trụ xem VTV tôi chỉ thấy ông GS "Lê văn Lang" xuất hiện rất nhiều vậy ông này có vai trò vị trí gì không ?

GS Lê Văn Lan (không phải Lang) lên TV nhiều, đó là ông tích cực tham gia phổ biến lịch sử cho đại chúng. Về tầm cỡ khoa học của ông thì tôi không rõ. Trong số sử gia thế hệ sau "tứ trụ" thì có lẽ ông Dương Trung Quốc là thuộc hàng đầu. ----Avia (thảo luận) 03:02, 22 tháng 8 2005 (UTC)

Tứ trụ triều đình[sửa mã nguồn]

Tôi thấy người ta thường suy tôn TQV là 1 trong "tứ trụ" (84 hits) nhiều hơn hẳn so với "tứ trụ triều đình" (8 hits). Tôi chắc là suy tôn này ko hề có văn bản ghi lại nên phải gọi theo số đông. Với lại có thêm chữ "triều đình" nghe nó cứ... phong kiến thế nào ấy:D. Vietbio 19:41, 17 tháng 8 2005 (UTC)

Tôi cũng cảm thấy như vậy. Mekong Bluesman 00:09, 18 tháng 8 2005 (UTC)
Trên BBC gần đây cũng có bài phỏng vấn 1 GS cùng thời với ông TQV, ông GS đó vẫn gọi đầy đủ. Có thể vì tâm lý hay sợ, hay ngại nên những người viết báo ở VN lược bớt đi. --Á Lý Sa 01:49, 18 tháng 8 2005 (UTC)
Vậy Wikipedia sẽ theo 1 GS hay là rất nhiều báo chí, ng khác? GS đó có khẳng định danh hiệu của TQV là do vị đó đặt ? Vietbio 21:23, 18 tháng 8 2005 (UTC)
Bạn không thấy là những "báo chí" khác chỉ là copy lẫn nhau, không phải là những nguồn đưa tin độc lập nhau sao?--Á Lý Sa 01:35, 19 tháng 8 2005 (UTC)

Danh hiệu " tứ trụ triều đình" của nền Sử học Việt nam đương đại chính là do những chuyên gia trong ngành sử học Việt nam nhất là Viện sử học và Khoa sử, Đại học tổng hợp Hà nội danh tặng cho 4 giáo sư trụ cột của ngành sử thời kỹ những năm 60, 70, 80 của thế kỷ 20. Mỗi người đứng đầu một bộ môn sử học của Khoa sử. Các ông này vừa nghiên cứu vừa giảng dạy, vừa xây dựng Khoa sử, Viện sử từ con những ngày đầu thành lập khi mà những thầy giáo thế hệ trước như: Trần Văn Giàu, Phạm Huy Thông, Trần Huy Liệu, Đào Duy Anh lần lượt đảm đương các chức vụ khác hoặc về nghỉ hưu. 195.19.48.182 19:23, 14 tháng 9 2006 (UTC)]

Cái tứ trụ này ko có văn bản thành văn nào hết, đậm tính tự phong trong giới với nhau. Tứ kiệt Bắc Hà hay Tứ hổ Tràng An gồm các học giả Quỳnh Vĩnh Tốn Tố (Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Văn Tố một thời, rồi đến Anh Hãn Huy Mai (Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn, Cao Xuân Huy, Đặng Thai Mai. Trong giới sử học thì Lâm Lê Tấn Vượng như các bạn đã nói trên. Cờ tướng thì Yến Bột Vệ Hùng (Đặng Đình Yến, Chu Văn Bột, Lê Uy Vệ, Nguyễn Thi Hùng). Trong hội họa là Trí Lân Vân Cẩn hay nhất Trí, nhì Vân, tam Lân, tứ Cẩn (Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn), rồi sau đó lại là Phái - Sáng - Liên - Nghiêm (Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Dương Bích Liên, Nguyễn Tư Nghiêm). Hì, chả lẽ lại viết một cái mục từ Tứ hổ Tràng An, hay Tứ kiệt Bắc Hà?
Riêng cố giáo sư Trần Quốc Vượng, thành thật mà nói tôi ko rõ kiến thức của cụ đến đâu, nhưng tôi chán đọc các bài viết của cụ, có lẽ do ko hợp văn phong. Khương Việt Hà 12:59, ngày 24 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Nói thêm một tí: "tứ trụ triều đình" là câu ngày trước trong các cơ quan nhà nước chỉ đại diện của lãnh đạo 4 tổ chức trong cơ quan (Bí thư chi bộ, Thủ trưởng, Chủ tịch công đoàn và Bí thư chi đoàn), chứ ko phải là câu nói về 4 người nổi tiếng trong một ngành nào đó. Khương Việt Hà 13:11, ngày 24 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Tứ trụ triều đình: Bốn chức cấp cao cầm giữ việc triều chính phong kiến như 4 cột cái trong nhà gồm có:
1. Cần chánh điện đại học sĩ
2. Văn minh điện đại học sĩ
3. Võ hiển điện đại học sĩ
4. Đông các điện đại học sĩ

4 vị quan này đều hàm Chánh nhất phẩm. Bình thường, vua chọn 4 viên quan cao cấp này để làm cố vấn và là thành viên Viện Cơ mật. Khi có biến, 4 viên quan đó ("Tứ trụ triều đình") mặc nhiên trở thành phụ chính đại thần và lập ra Hội đồng phụ chính. Hội đồng phụ chính là tổ chức cao cấp trong triều đình phong kiến, chỉ hình thành khi vua vắng mặt hoặc còn nhỏ tuổi, để điều hành công việc đất nước.[[[Thành viên:Mtmtu|Mtmtu]] (thảo luận) 18:04, ngày 10 tháng 4 năm 2008 (UTC)]Trả lời

Mấy tước vị này dường như chỉ có dưới thời nhà Nguyễn ở Việt Nam. conbo trả lời 18:24, ngày 10 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời
Theo tôi, thì mấy tước vị đó đó không chỉ có ở dưới thời nhà Nguyễn mà có từ thời Nhà Lê và có ở thời phong kiến các nước Á Đông như Nhật Bản, Trung Quốc, Cao Ly,...[[[Thành viên:Mtmtu|Mtmtu]] (thảo luận) 14:50, ngày 11 tháng 4 năm 2008 (UTC)]. Bắt đầu từ thời nhà Hậu Lê thì Nho giáo bắt đầu trở thành giáo lý chính của nhà nước phong kiến Việt Nam, phỏng theo phong kiến Trung Quốc. [[[Thành viên:Mtmtu|Mtmtu]] (thảo luận) 14:50, ngày 11 tháng 4 năm 2008 (UTC)]Trả lời

"Tứ trụ triều đình" là cách người ta thường gọi bốn vị quan thượng thư đầu triều dưới thời đại các Vua nhà Nguyễn ở Huế. Tứ trụ triều đình bao gồm: + Thượng thư bộ Hình: lo việc hình luật, tòa án, an ninh... + Thượng thư bộ Lễ: Lo việc lễ lược, cúng tế, + Thượng thư bộ BÌnh: Lo việc quân sự + Thượng thư bộ Hộ: Lo việc đắp đê, chống lũ lụt

Thủ khoa?[sửa mã nguồn]

Mấy ông học cùng nhau, ông nào cũng đậu "thủ khoa" mà không thấy ghi nguồn? Một ông thủ khoa (No 1) thì phải có ông khác No 2 chứ? Tiêu chí nào đánh giá thủ khoa? Bằng chứng ở đâu? Có vẻ cứ viết về ông GS nào đó là phải có đậu "thủ khoa" (ở VN) hay "bằng đỏ" (ở LX) vv thì phải

Thời tôi học 80-85 trên bằng tốt nghiệp không hề ghi loại "giỏi, khá vv"

thảo luận quên ký tên này là của 14.177.207.71 (thảo luận • đóng góp).

Nguoiachau (thảo luận) 04:00, ngày 12 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời


Không biết chữ Hán[sửa mã nguồn]

Tứ trụ có rất nhiều học trò, rồi chắc hướng dẫn nhiều luận án tiến, thạc sĩ,....đề nghị xác định 4 ông này có biết chữ Hán hay không ?

Hay là cũng biết mỗi chữ Quốc ngữ, đọc sách Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim qua loa rồi chém gió ? Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 01:51, ngày 14 tháng 1 năm 2020 (UTC)Trả lời

Đoạn thêm vào[sửa mã nguồn]

Cụm từ này được sử dụng để dịch cho khái niệm Bronze Age (thời đại đồ đồng) theo lý thuyết phân kỳ ba giai đoạn Đồ đá - Đồ đồng - Đồ sắt do nhà khảo cổ học Đan Mạch Christian Jürgensen Thomsen đề xướng. Tuy nhiên, điểm cần nhắc tới là khi chuyển ngữ, một vấn đề mà ngay cả các nhà khảo cổ học và bảo tàng học trên thế giới cũng vấp phải là sự không rạch ròi giữa Bronze (đồng điếu, đồng thanh) và Brass (đồng thau) trong các văn bản cổ. Chính vì vậy, Bảo tàng Anh cũng phải chú thích rằng, do hai thuật ngữ hay được sử dụng chồng chéo với cùng ý nghĩa là hợp kim của đồng, các hiện vật nên được sắp xếp theo cách hiểu là Hợp kim của đồng (copper alloy) hơn là nêu đích danh đồng điều/thanh hay đồng thau (đơn cử như trong Bộ sưu tập danh tiếng Đồ đồng điếu Benin (Benin Bronzes), phần lớn hiện vật lại chế tác bằng đồng thau)

Đây là đoạn cá nhân, không nguồn. Tư biện lung tung. Ngoài cái chú thích ra của 1 viện bảo tàng, tôi ko thấy cái gì liên quan tới gọi là khoa học cả.

Những tay như ip, chắc là member kì cựu nhưng lại ko dám dùng used để viết, mà để ip. Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 02:48, ngày 8 tháng 2 năm 2020 (UTC)Trả lời