Thảo luận:Tuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa)

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Lịch sử Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Lịch sử Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Lịch sử Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
ABài viết đạt chất lượng A.
Đặc biệtBài viết được đánh giá đặc biệt quan trọng.

Chưa có tiêu đề[sửa mã nguồn]

Trên báo Tuổi Trẻ ngày 31/8/2007 tiến sỉ Lê Đăng Doanh trích đoạn từ..."Tất cả..." đến.."hạnh phúc" trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Bác Hồ và nói rằng :Đó là tư tửong Hồ Chí Minh(sic).

Qua TK 21 rồi, tại sao chúng ta vẫn còn lối làm việc như vậy? Vấn đề BẢN QUYỀN là một trong những quyền cơ bản của người viết lách sao coi nhẹ vậy? Nhất là ngay chính trong bản TNĐL bác Hồ cũng đã rất chuyên nghiệp khi nói rõ đây là TNĐL của Mỹ. Thói quen xu nịnh, cố gắng biến bác Hồ thành một THÁNH NHÂN cua nhiều người lai biến bác Hồ thành một kẻ đạo văn mà coi được sao? 4444 thảo luận quên ký tên này là của Jptrongnghia (thảo luận • đóng góp).

Trích nguyên văn "Mỗi năm, đến mùa thu ngày 2-9, chúng ta lại hướng về Bác Hồ, lại nhớ đến Tuyên ngôn độc lập bất hủ với lời mở đầu: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc"."
"Đó chính là đích thực tư tưởng Hồ Chí Minh và chỉ có Hồ Chí Minh mới bắt đầu Tuyên ngôn độc lập bằng những chân lý đó. Chân lý ấy đã thắp lên ngọn lửa khát vọng của dân tộc ta không chịu làm nô lệ, không cam chịu đói nghèo, lạc hậu, biến hàng triệu người dân bình thường trở thành những chiến sĩ lớp lớp đứng lên, xông pha lửa đạn, vượt qua bao gian khó, thăng trầm để đưa đất nước ta đến ngày hôm nay. Kỷ niệm ngày 2-9 là tâm niệm việc thực hiện đầy đủ nhất các quyền tự do đó của mỗi một người dân trên quê hương ta." Xem [1]
Hiện đang có chiến dịch học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, kể một câu chuyện về Bác Hồ, về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tiến sỹ Lê Đăng Doanh chỉ là phân tích tý cho đúng nhiệm vụ Đảng viên, ông nhà báo nhầm đăng lung tung làm sự việc thêm rối chứ đạo văn hồi nào? Đã có ghi chú rõ là câu đó trích trong Tuyên ngôn độc lập Mỹ rồi kia mà.
Nhưng đó có là tư tưởng Hồ Chí Minh hay không thì lại là việc khác. Ai dám bảo "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc" không phải là tư tưởng Hồ Chí Minh? Xin hãy giải thích? Meomeo 07:35, ngày 5 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Nhưng việc này là vặt, không đáng để tranh luận.Nguoiachau (thảo luận) 01:39, ngày 20 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Cướp chính quyền từ tay ai[sửa mã nguồn]

Dẫn bài có câu:

"Bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam, sau khi giành độc lập từ thực dân Pháp{{Cần chú thích}} và Nhật{{Cần chú thích}}, đã được Hồ Chí Minh soạn thảo, và đọc trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945."

Đọc ngay trong bảng tuyên ngôn bên trong bài thì thấy rằng Việt Minh thực sự đã cướp nchính quyền từ tay Nhật hơn là Pháp. Nhưng đọc lại thì Nhật đã đầu hàng đồng minh và lúc đó có khoảng trống quyền lực. Lúc đó trên bán đảo Đông Dương chưa có sự hiện diện của quân đồng minh.

Đã có người vì dại miệng mà suốt đời cơ khổ khi nói rằng "không có cướp chính quyền" mà chỉ có "lượm chính quyền".

Dù gì, wiki luôn ghi nhận những gì có thể dẫn chứng, vậy dẫn chứng có uy tín của câu dẫn bài ở đâu? Meomeo 07:07, ngày 5 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Đã che "nó" lại rồi.Lưu Ly 00:02, ngày 6 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Chính phủ Trần Trọng Kim thành lập từ tháng 4 nên khi "cướp" chính quyền là cướp từ tay chính phủ của thủ tướng Trần Trọng Kim vậy.Duyệt-phố 07:38, ngày 9 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Người thực sự giữ chính quyền là người nắm công cụ bạo lực của nhà nước, đấy là quân đội và cảnh sát. Khi "ta" cướp chính quyền thì Nhật mới đầu hàng quân Đồng Minh về mặt "nguyên tắc" ngày 15 tháng 8, tức là trên các chiến trường chủ yếu là Thái Bình Dương, Nhật và Mãn Châu Lý, còn ở Việt Nam quân đội Nhật vẫn là người nắm giữ quyền lực thực sự. Đến 2 tháng 9, trùng với ngày chúng ta tuyên bố độc lập, Nhật mới ký văn bản chính thức đầu hàng. Thế thì còn thắc mắc gì về chuyện "cướp" hay "lượm" nhỉ?
Đây là văn bản lịch sử đã có sẵn, không phải do thành viên wiki biên soạn, tại sao lại phải cần thêm tiêu bản{{Cần chú thích}}, nếu Meomeo thấy cần có thể tìm các văn bản khác nhắc tới việc Tuyên ngôn độc lập cần chú thích và trích dẫn vào đây. Bạn hiểu hơi máy móc về quy tắc chú thích của wiki thì phải.
Tôi không rõ lắm, nhưng nếu văn bản này có giá trị tương tự Quốc ca, quốc kỳ, quốc thiều và quốc huy thì có lẽ nó được bỏ bản quyền cho các sử dụng công cộng (của Nga là vậy, còn của Việt Nam tôi không rõ). Rungbachduong 11:48, ngày 24 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

19-8 cướp chính quyền từ tay CP Trần Trọng Kim. Suốt 60 năm nay chính quyền vẫn nhận là "CƯỚP". 2-9 là làm lễ nhận của. thảo luận quên ký tên này là của 123.24.249.229 (thảo luận • đóng góp) vào lúc 16:14, ngày 6 tháng 5 năm 2013.

Bản quyền[sửa mã nguồn]

Tuyên ngôn độc lập này có bản quyền không nhỉ ? Casablanca1911 09:01, ngày 24 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Nếu tác giả giữ bản quyền thì bây giờ ai thừa kế để giữ tiếp? Tmct 09:08, ngày 24 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tại vì có bức ảnh cũng do NAQ làm ra, mà hiện đang không rõ tình trạng bản quyền. Casablanca1911 09:23, ngày 24 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Trong di chúc cụ có nói gì đến chuyện chuyển giao bản quyền đâu. Rõ ràng là bây giờ không có người giữ bản quyền nữa rồi. Không phải đợi đủ 70 năm sau khi tác giả chết để thành phạm vi công cộng. Tmct 09:32, ngày 24 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Chẳng ai biết được, mình cũng không thể phỏng đoán suông, đọc Công ước Berne lần thứ 3 không thấy chỗ nào đề cập tới "tác giả là vĩ nhân, chết đi mà không có người thừa kế". Rất nhiều nhà văn, nhà thơ, tác giả trên thế giới có ai thừa kế đâu, nhưng người ta vẫn không xem đó là phạm vi công cộng (vì tôi chưa thấy ai chứng minh điều ngược lại). Có lẽ là sự tôn trọng đối với người đã khuất? Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 10:10, ngày 24 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Như vậy là nội dung bản tuyên ngôn này cần được xóa đi ? Casablanca1911 11:32, ngày 24 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Trời đất! Cứng nhắc vậy thì tôi bó tay! Khả năng wikipedia bị ai đó kiện vì vi phạm bản quyền của bản tuyên ngôn này là 0,000001%, khả năng wiki thắng kiện trong trường hợp đó là 99,99999%. Và bây giờ chúng ta định xóa một thông tin quan trọng như bài này chỉ vì lo cho cái 0,0000000000001% khả năng bị kiện và thua kiện đó. Tmct 11:39, ngày 24 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tại vì vẫn có những suy nghĩ không thống nhất về vấn đề bản quyền cho nên việc xóa đi vẫn là trường hợp nên nghĩ tới. Còn về NAQ thì không chỉ tôi mà ai cũng biết là khi còn sống, cụ không bao giờ nghĩ đến bản thân mình hay tư hữu riêng cho mình, đòi quyền lợi cho mình, cho nên đến lúc bàn về vấn đề giữ bản quyền cho các tác phẩm của cụ cũng hơi...khó nghe. Casablanca1911 12:19, ngày 24 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy bên wiki tiếng Anh thường là đưa toàn bộ văn bản (en:Declaration of independence), kể cả của các nước "mới" tuyên bố.Rungbachduong 12:30, ngày 24 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Luật bản quyền Mỹ cho rằng các diễn văn công khai đều thuộc phạm vi công cộng. Tân (thảo luận) 10:28, ngày 9 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Bài viết[sửa mã nguồn]

Đây là 1 văn bản có tính chất pháp luật rất quan trọng trong lịch sử Việt Nam; nhưng không hiểu sao bài viết viết khá sơ sài.

Tôi đề nghị mọi người chung tay xây dựng thêm về bài viết này. Nhất là anh chị em ở hải ngoại, vốn được học tập phương Tây, có nhiều điều kiện để viết bài. Thực tế, tôi không có 1 nguồn nào để viết bài cả.

Nguoiachau (thảo luận) 03:27, ngày 19 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Ancessit đã xóa thảo luận này của Nguoiachau vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc Ancessit (thảo luận) 03:53, ngày 28 tháng 4 năm 2016 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]
Đây là trang đổi hướng, bạn viết vào bài cụ thể để mọi người biết mà góp ý cho bài tương ứng. Thân mến. Tuanminh01 (thảo luận) 03:04, ngày 20 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Đổi hướng?[sửa mã nguồn]

Tại sao trang Thảo luận:Tuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) lại cho đổi hướng tới trang này? Tôi đề nghị huỷ chuyển hướng, nếu không có gì phản đối trong 1 ngày thì tôi sẽ cho đổi. - jan Win (tl~đg) 05:38, ngày 14 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Cung cấp thông tin về diễn biến ngày 02/09/45[sửa mã nguồn]

Hiện tại tôi đang cung cấp thông tin về diễn biến trong ngày 02/9/45, hiện tại đang có bút chiến, đề nghị các bạn tham gia thảo luận nhé.

Đây là những khác biệt:

[2]

Trân trọng cảm ơn.Supereriergenmman (thảo luận) 09:03, ngày 7 tháng 8 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Mời bạn @Tuanminh01 và @Ngochue456 vào thảo luận.Supereriergenmman (thảo luận) 09:04, ngày 7 tháng 8 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng ngày 7 tháng 1 năm 2021[sửa mã nguồn]

cái gì vậy? 42.112.84.42 (thảo luận) 15:48, ngày 7 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Bài viết có thể thêm bản ghi âm từ trang wiki tiếng Anh[sửa mã nguồn]

Có thể lấy bản ghi âm Bác đọc bản Tuyên ngôn Độc lập từ trang Wiki tiếng Anh để thêm vào bài viết này Cevilier147 (thảo luận) 13:15, ngày 3 tháng 3 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nhiều đoạn mang tính quan điểm cá nhân, cần được chỉnh sửa hoặc loại bỏ[sửa mã nguồn]

Miễn trừ trách nhiệm (Disclaimer): tôi không phản đối rằng Tuyên ngôn độc lập là văn bản giá trị, cũng như ý nghĩa lịch sử của nó.

Trang có rất nhiều vấn đề.

Không theo thứ tự và không liệt kê hết, dưới đây là một số đoạn được tìm ra.

Mục Ý nghĩa

"Trong bản Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiên liệu được việc Pháp sẽ quay lại và Hoa Kỳ sẽ can thiệp vào Việt Nam. - có trích dẫn, nhưng trong TNĐL không đề cập sự can thiệp của Mỹ.

"Bản tuyên ngôn đã đưa tới cho người đọc và người nghe một thế giới quan kịch tính, một lịch sử cô đặc, một vài khẳng định táo bạo, những cụm từ sinh động, và hình tượng đầy cảm xúc. - mang tính cảm quan.

"Bản Tuyên ngôn độc lập còn khẳng định với thế giới cơ sở pháp lý về quyền của dân tộc Việt Nam được hưởng tự do độc lập, đồng thời cũng vạch ra cơ sở thực tế là Việt Nam đã là một nước tự do và độc lập, không lệ thuộc vào bất cứ nước nào. Đồng thời, bản Tuyên ngôn cũng khẳng định nhân dân Việt Nam sẽ giữ nền độc lập, tự chủ mới giành được bằng mọi giá. - nên được đặt một mục tạm gọi là tóm tắt tuyên ngôn.

Mục Ý nghĩa hoàn toàn mang tính cảm quan, ý nghĩa lộn xộn, cần được chỉnh sửa hoặc loại bỏ.

Mục Lịch sử

"Hồ Chí Minh đã lựa chọn quảng trường Puginier, sau này được gọi là quảng trường Ba Đình, một nơi rộng rãi không bị các chướng ngại vật che khuất tầm nhìn nhằm đủ chỗ chứa lượng khán thính giả càng nhiều càng tốt dù chỉ có vài ngày thông báo. - việc lựa chọn quảng trường có quan hệ gì đến ngày giờ thông báo?

"Đám thanh niên đặc biệt chú ý đến cách những lá quốc kì đỏ rực mà những nhóm thiếu nữ đang cầm tương phản với những chiếc áo dài trắng tinh khôi. - tình tiết không cần thiết, thậm chí không phù hợp, thiếu xác minh dù có trích dẫn.

Mục Lịch sử nên được đổi thành Bối cảnh.

Mục Diễn biến ngày 2 tháng 9

"Võ Nguyên Giáp khi đó bước tới và đọc một diễn văn dài đầy vẻ nghiêm trang để tô điểm thêm cho bản Tuyên ngôn. - mang tính cảm quan.

"Sân khấu được làm vội vã từ gỗ và được trang hoàng bằng lớp vải trang trí trắng và đỏ, do đó cho phép hầu hết khán thính giả có thể thấy được những vị lãnh đạo mới của mình, dù chỉ như những chấm li ti. Hồ Chí Minh và các đồng sự của mình đã cố gắng truyền trực tiếp bản Tuyên ngôn độc lập đến mọi miền Tổ quốc nhưng các vấn đề kỹ thuật lúc đó đã không cho phép điều này diễn ra. Mặc dù đã ở nước ngoài trong suốt hơn 30 năm nhưng phong cách nói tiếng Việt của Hồ Chí Minh vẫn đầy tự tin và mạnh mẽ. Bản tuyên ngôn độc lập có độ dài vừa đủ do những người Việt tham gia buổi lễ hôm đó phần lớn còn chưa tiếp xúc với hoạt động mít-ting kiểu châu Âu như thế này bao giờ. - dùng nhiều từ ngữ cảm quan so với một văn bản kể về lịch sử.

Mục Diễn biến ngày 2 tháng 9 nên rút thành Diễn biến.

Khuyến nghị: Trang này cần được chỉnh lý về mặt tổ chức; bổ sung các tài nguyên như bản ghi âm Tuyên ngôn độc lập của Bác, nguyên bản trên giấy tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, những thứ vốn đã có trên WikiData. – Alien signed this (thảo luận) 14:27, ngày 15 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Thông tin mâu thuẫn về áo[sửa mã nguồn]

Hai bài báo cung cấp thông tin mâu thuẫn nhau. Áo kaki đại cán đang trưng bày có vẻ là tuyên truyền. Greenknight (thảo luận) 03:27, ngày 3 tháng 9 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Vấn đề này hi vọng sẽ được sửa, như xe tăng ở Dinh ĐL. Có phim, ảnh của Tây rồi thì không ai cãi được đâu. Vấn đề là nhạy cảm, hi vọng ai đó của wiki sẽ sửa lại. 2001:EE0:5207:26A0:B984:1431:1E5A:226 (thảo luận) 14:08, ngày 10 tháng 9 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng ngày 16 tháng 3 năm 2022[sửa mã nguồn]

muốn thay đổi 1 số chỗ nho nhỏ như lỗi chính tả Nguyenxuandat9124 13:30, ngày 16 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]

@Nguyenxuandat9124 Bạn có thể liệt kê một số lỗi để mình sửa được không? – I am I (thảo luận) 13:32, ngày 16 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
câu này có chút lỗi, thừa khoảng cách với 1 dấu chấm: ". 31 tháng 8 năm 1945, ông bổ sung thêm cho dự thảo Tuyên ngôn độc lập" – Nguyenxuandat9124 13:36, ngày 16 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Nguyenxuandat9124 ☑Y Đã sửa. – I am I (thảo luận) 13:38, ngày 16 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]
ok – Nguyenxuandat9124 13:41, ngày 16 tháng 3 năm 2022 (UTC)[trả lời]