Thụy Lôi, Tiên Lữ

Thụy Lôi
Xã Thụy Lôi
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhHưng Yên
HuyệnTiên Lữ
Thành lập1995[1]
Địa lý
Tọa độ: 20°39′44″B 106°9′16″Đ / 20,66222°B 106,15444°Đ / 20.66222; 106.15444
Thụy Lôi trên bản đồ Việt Nam
Thụy Lôi
Thụy Lôi
Vị trí xã Thụy Lôi trên bản đồ Việt Nam
Diện tích5,40 km²[2]
Dân số (2019)
Tổng cộng6.049 người[2]
Mật độ1.121 người/km²
Khác
Mã hành chính12373[3]

Thụy Lôi là một thuộc huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Thụy Lôi nằm phía nam huyện Tiên Lữ, cách thành phố Hưng Yên 10 km, cách cầu Triều Dương 2,5 km, có vị trí địa lý:

Xã Thụy Lôi có diện tích 5,40 km², dân số năm 2019 là 6.049 người[2], mật độ dân số đạt 1.121 người/km².

Năm 2023 số hộ là 2.400, dân số là 8.100, mật độ dân số đạt 1.500 người/km².

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Thụy Lôi được chia thành 3 thôn: Lệ Chi (làng Lệ), Thuỵ Lôi (phố Xuôi), Thuỵ Dương.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trước đây, Thụy Lôi là một xã thuộc huyện Phù Tiên.

Vào đầu thế kỷ 19, xã Thụy Lôi ngày nay là phần đất thuộc các xã Thụy Lôi, Lệ Chi,... thuộc tổng Thụy Lôi huyện Tiên Lữ phủ Khoái Châu trấn Sơn Nam Thượng.[4]

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội ban hành Nghị quyết [5] về việc chia tỉnh Hải Hưng thành 2 tỉnh Hải Dương và Hưng Yên và xã Thuỵ Lôi thuộc huyện Phù Tiên, tỉnh Hưng Yên.

Ngày 24 tháng 2 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định 17-CP[6] về việc chuyển xã Thuỵ Lôi thuộc huyện Phù Tiên về huyện Tiên Lữ mới tái lập quản lý.

Kinh tế - xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Cũng như các xã khác trên địa bàn huyện Tiên Lữ, Thuỵ Lôi là xã có sản phẩm nổi tiếng của Hưng Yên là long nhãn và hạt sen.

Xã Thụy Lôi còn có nghề làm giò chả nổi tiếng trong vùng đặc biệt là giò bì. Trước đây là trung tâm hành chính của huyện nên có đầy đủ cơ sở như nhà bưu điện, nông sản,bách hóa, lương thực, trường học, bệnh viện,... Tuy nhiên nay chỉ còn lại vài địa điểm là còn giữ được. Xã Thụy Lôi cũng là đất học nổi tiếng của Phố Hiến xưa và Hưng Yên ngày nay, hàng năm có rất nhiều học sinh đỗ đạt các trường đại học danh tiếng, sản sinh ra nhiều danh nhân, sĩ quan quân đội,... [cần dẫn nguồn]

Văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Thời hoà bình lập lại hệ thống các chùa, và đình làng đều bị phá huỷ là chùa Xuôi, đình Lệ và Đình Xuôi, xã Thuỵ lôi mới khôi phục được ngôi Chùa Xuôi và hai ngôi đình làng là Đình Lệ và Đình Xuôi bằng nguồn tài trợ của các nhà hảo tâm công đức cùng nhân dân trong thôn xã. Ngoài ra, xã còn có ngôi Miếu hiện vẫn còn khá nguyên vẹn nằm cạnh chợ Xuôi. Chợ Xuôi một tháng 4 phiên vào các ngày 5, 9 âm lịch tấp nập người buôn bán.

Các dòng họ: Nguyễn Xuân,Nguyễn Ngọc, Phạm, Trần, Bùi, Ngô, Vũ, Lê, Hoàng... Thôn Lệ Chi có Họ Phạm, họ Nguyễn, Trần và các họ Bùi, Vũ,...[cần dẫn nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ 57/1995/CP
  2. ^ a b c Niên giám thống kê năm 2019 các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Hưng Yên. “Dân số đến 31 tháng 12 năm 2019 - tỉnh Hưng Yên”. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2020.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ Cuốn Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ 19, trang 54
  5. ^ “Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh”. Thư viện pháp luật. 6 tháng 11 năm 1996.
  6. ^ “Nghị định 17-CP năm 1997 về việc chia huyện Phù Tiên, thành lập một số phường, thị trấn thuộc thị xã Hưng Yên và huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên”. Thư viện pháp luật. 24 tháng 2 năm 1997.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]