Tiếng Thượng Arrernte

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Thượng Arrernte
Khu vựcLãnh thổ Bắc Úc, Úc
Tổng số người nói4.537 (2016)[1]
Dân tộcNgười Aranda
Phân loạiPama–Nyungar
  • Aranda
    • Arrernte
      • Tiếng Thượng Arrernte
Hệ chữ viếtLatinh
Ngôn ngữ ký hiệu Aranda
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3tùy trường hợp:
amx – Anmatjirra
aly – Alyawarr
adg – Antekerrepenhe
aer – Đông Arrernte
are – Tây Arrernte
axe – Ayerrerenge
Glottologaran1263[2]
AIATSIS[3]C8 Arrernte, C14 Alyawarr, C8.1 Anmatyerre, C12 Antekerrepenh, G12 Ayerrerenge, C28* Akarre
ELP
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Arrernte hay Aranda (Arrernte [arəⁿɖə]), chính xác hơn là tiếng Thượng Arrernte, là một dãy phương ngữ được nói tại và quanh Alice Springs (Mparntwe trong tiếng Arrernte) tại Lãnh thổ Bắc Úc, Úc. Tên ngôn ngữ này đôi khi cũng được viết là Arunta hoặc Arrarnta.

Các dạng[sửa | sửa mã nguồn]

Họa sĩ người Arrernte Albert Namatjira.

Các dạng tiếng Thượng Arrernte được liệt kê dưới đây:[4][5]

  • Alyawarr (Alyawarra), được nói bởi người Alyawarre
  • Anmatjirra (Anmatyerre)
  • Antekerrepenhe (Andegerebinha)
  • Ayerrerenge (Ayerreyenge)
  • Đông Arrernte (Ikngerripenhe) và Trung Arrernte (Mparntwe Arrernte; đông của Alice Springs)
  • Tây Arrernte (Akarre, Tyuretye Arrernte, Arrernte Alturlerenj; tây của Alice Springs)

Có những tranh luận giữa các nhà ngôn ngữ học và giữa chính những người Aranda, rằng liệu những dạng này là phương ngữ tiếng Arrernte, hay là những ngôn ngữ riêng biệt. Tuy vây, tiếng Hạ Arrernte rõ ràng là ngôn ngữ riêng biệt.

Ngữ âm[sửa | sửa mã nguồn]

Phụ âm[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoại vi Lưỡi trước
Phiến lưỡi Đầu lưỡi
Đôi môi Ngạc mềm Lưỡi gà Vòm Răng Chân răng Quặt lưỡi
Tắc p pʷ k kʷ c cʷ t̪ t̪ʷ t tʷ ʈ ʈʷ
Mũi m mʷ ŋ ŋʷ ɲ ɲʷ n̪ n̪ʷ n nʷ ɳ ɳʷ
Mũi tiền tắc ᵖm ᵖmʷ ᵏŋ ᵏŋʷ ᶜɲ ᶜɲʷ ᵗn̪ ᵗn̪ʷ ᵗn ᵗnʷ ᵗɳ ᵗɳʷ
Tắc tiền mũi hóa ᵐb ᵐbʷ ᵑɡ ᵑɡʷ ᶮɟ ᶮɟʷ ⁿd̪ ⁿd̪ʷ ⁿd ⁿdʷ ⁿɖ ⁿɖʷ
Tiếp cận cạnh ʎ ʎʷ l̪ l̪ʷ l lʷ ɭ ɭʷ
Tiếp cận ɰ~ʁ w j jʷ ɻ ɻʷ
Vỗ ɾ ɾʷ

/ɰ~ʁ/ được mô tả là âm ngạc mềm ([ɰ]) bởi Breen & Dobson (2005), trong khi Henderson (2003) xem nó là âm lưỡi gà ([ʁ̞]).

Âm tắc không bật hơi.[6] Âm tắc tiền mũi hóa đều hữu âm; âm mũi tiền tắc vô thanh khi tắc.

Nguyên âm[sửa | sửa mã nguồn]

Trước Giữa Sau
Đóng (i) (u)
Vừa ə
Mở a

Mọi phương ngữ hay dạng đều có /ə a/.

Chính tả[sửa | sửa mã nguồn]

Phép chính tả tiếng Arrernte không viết /ə/ đầu từ, và thêm e vào cuối mọi từ.

[7]
Ngoại vi Lưỡi trước
Phiến lưỡi Đầu lưỡi
Đôi môi Ngạc mềm Lưỡi gà Vòm Răng Chân răng Quặt lưỡi
Tắc p pw k kw ty tyw th thw t tw rt rtw
Mũi m mw ng ngw ny nyw nh nhw n nw rn rnw
Mũi tiền tắc pm pmw kng kngw tny tnyw tnh/thn tnhw/thnw tn tnw rtn rtnw
Tắc tiền mũi hóa mp mpw ngk ngkw nty ntyw nth nthw nt ntw rnt rntw
Tiếp cận cạnh ly lyw lh lhw l lw rl rlw
Tiếp cận w h y yw r rw
Vỗ rr rrw
Trước Giữa Sau
Đóng (i/ey) (u/we)
Vừa e
Đóng a

Ngữ pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Một người Tây Arrernte, khoảng năm 1900.

Tiếng Arrernte có cấu trúc từ tương đối tự do nhưng thiên về SOV (chủ-tân-động).

Hậu tố (Đông/Trung Arrernte)[8]
Hậu tố Hàm ý
+aye nhấn mạnh
+ewe nhấn mạnh hơn
+eyewe nhánh mạnh hơn nữa
+ke cho
+le đối tượng trong câu
+le công cụ
+le vị trí
+le-arlenge cùng, với
+nge từ
-akerte
-arenye từ (nguồn gốc), liên kết
-arteke tương tự
-atheke về phía
-iperre, -ipenhe theo, từ
-kenhe thuộc về
-ketye vì (hậu quả xấu)
-kwenye không có, thiếu
-mpele theo cách, qua
-ntyele từ
-werne đến
+ke quá khứ
+lhe phản thân
+me hiện tại
+rre/+irre đảo
+tyale phủ định cầu khiến
+tye-akenhe phủ định
+tyeke mục tiêu hay dự định
+tyenhe tương lai
Ø cầu khiến

Đại từ[sửa | sửa mã nguồn]

Đại từ trong nhóm phi huyết thống (Đông/Trung Arrernte)[9]
Ngôi Số Chủ ngữ Tân ngữ Cách nhận Sở hữu
1 Ít ayenge/the ayenge/ayenhe atyenge atyenhe/atyinhe
Đôi ilerne ilernenhe ilerneke ilernekenhe
Nhiều anwerne anwernenhe anwerneke anwernekenhe
2 Ít unte ngenhe ngkwenge ngkwinhe
Đôi mpwele mpwelenhe mpweleke mpwelekenhe
Nhiều arrantherre arrenhantherre arrekantherre arrekantherrenhe
3 Ít re renhe ikwere ikwerenhe
Đôi re-atherre renhe-atherre
renhe-atherrenhe
ikwere-atherre ikwere-atherrenhe
Nhiều itne itnenhe itneke itnekenhe

Những phần cơ thể chỉ cần đại từ phi sở hữu, dù những người nói còn trẻ thường vẫn cho cách sở hữu vào (e.g. akaperte ayenge hay akaperte atyinhe 'đầu tôi').[10]

Ngôn ngữ[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Arrernte có một hệ thống ngôn ngữ ký hiệu phát triển.

Trong trường học và xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Lều của người Arrernte, Arltunga, Lãnh thổ Bắc Úc; tháng 8 năm 1920.

Trong hầu hết trường tiểu học tại Alice Springs, học sinh (bất kể sắc tộc) được dạy tiếng Arrernte như một môn học bắt buộc, song song với tiếng Pháp hoặc tiếng Indonesia. Thêm vào đó, trường trung học Alice Springs cho phép học sinh chọn học môn tiếng Arrernte, ngôn ngữ này cũng được dạy tại Đại học Centralian.

Nhiều nơi làm việc ở Alice Springs cũng yêu cầu người xin việc biết ít nhất là tiếng Arrernte cơ bản để có thể giao tiếp hiệu quả với người Arrernte bản địa.

Ví dụ[sửa | sửa mã nguồn]

Ví dụ phương ngữ Đông/Trung Arrernte[11]
Tiếng Arrernte Tiếng
werte
ware
Có gì không?
Không có gì.
Unte mwerre?
Ye, ayenge mwerre
Bạn ổn không?
Vâng, tôi ổn.
Urreke aretyenhenge
Kele aretyenhenge
Gặp lại sau.
OK, hẹn gặp lại

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ ABS. “Census 2016, Language spoken at home by Sex (SA2+)”. stat.data.abs.gov.au (bằng tiếng Anh). Australian Bureau of Statistics. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2017.
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Aranda”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ Bản mẫu:AIATSIS
  4. ^ Dixon, R. M. W. (2002). Australian Languages: Their Nature and Development. Cambridge University Press. tr. xxxix.
  5. ^ Bowern, Claire. 2011. "How Many Languages Were Spoken in Australia?", Anggarrgoon: Australian languages on the web, ngày 23 tháng 12 năm 2011 (corrected ngày 6 tháng 2 năm 2012)
  6. ^ Green (2005).
  7. ^ Arrernte on Omniglot
  8. ^ Green (2005), tr. 46–47.
  9. ^ Green (2005), tr. 54.
  10. ^ Green (2005), tr. 55.
  11. ^ Fact Sheet 3PDF (681 KB)
  • Breen, Gavan (2000). Introductory Dictionary of Western Arrernte. Alice Springs: IAD Press. ISBN 0-949659-98-3.
  • Breen, Gavan (2001). “The wonders of Arandic phonology”. Trong Simpson, Jane; Nash, David; Laughren, Mary; Austin, Peter; Alpher, Barry (biên tập). Forty Years On: Ken Hale and Australian Languages. Canberra: Pacific Linguistics. tr. 45–69.
  • Breen, Gavan; Dobson, Veronica (2005). “Illustrations of the IPA: Central Arrernte”. Journal of the International Phonetic Association. 35 (2): 249–254. doi:10.1017/S0025100305002185.
  • Breen, Gavan; Pensalfini, Rob (1999). “Arrernte: A Language with No Syllable Onsets”. Linguistic Inquiry. 30 (1): 1–25. doi:10.1162/002438999553940.
  • Dixon, R. M. W. (2002). Australian Languages: Their Nature and Development. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0-521-47378-0.
  • Green, Jenny (2005). A learner's guide to Eastern and Central Arrernte. Alice Springs: IAD Press. ISBN 1-86465-081-8.
  • Henderson, John (1988). Topics in Eastern and Central Arrernte grammar. PhD dissertation. University of Western Australia.
  • Henderson, John; Veronica Dobson (1994). Eastern and Central Arrernte to English Dictionary. Alice Springs: IAD Press. ISBN 0-949659-74-6.
  • Henderson, John (2003). “The word in Eastern/Central Arrernte”. Trong R. M. W. Dixon; Alexandra Y. Aikhenvald (biên tập). Word: A Cross-Linguistic Typology. Cambridge: Cambridge University Press. tr. 100–124.
  • Ladefoged, Peter; Ian Maddieson (1996). The Sounds of the World's Languages. Oxford: Blackwell Publishers Ltd. ISBN 0-631-19815-6.
  • Mathews, R. H. (Oct–Dec 1907). “The Arran'da Language, Central Australia”. Proceedings of the American Philosophical Society. 46 (187): 322–339.
  • Strehlow, T. G. H. (1944). Aranda phonetics and grammar. Sydney: Oceania Monographs.
  • Wilkins, David P. (1988). “Switch-reference in Mparntwe Arrernte (Aranda): form, function, and problems of identity”. Trong Austin, P. K. (biên tập). Complex sentence constructions in Australian languages. Amsterdam: John Benjamins. tr. 141–176.
  • Wilkins, David P. (1989). Mparntwe Arrernte (Aranda): studies in the structure and semantics of grammar. PhD dissertation, Australian National University.
  • Wilkins, David P. (1991). “The semantics, pragmatics and diachronic development of "associated motion" in Mparntwe Arrente”. Buffalo Working Papers in Linguistics. 91: 207–257.
  • Yallop, C. (1977). Alyawarra, an Aboriginal language of central Australia. Canberra: Australian Institute of Aboriginal Studies. ISBN 0-85575-062-6.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]