Wikipedia:Bàn tham khảo/Động cơ Diesel-Xăng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
  • Xin cho biết tại sao ở động cơ diesel có tỉ số nén lớn nên nhiên liệu được đốt cháy triệt để hơn?Tại sao ở động cơ xăng không dùng được tỉ số nén lớn như vậy để đỡ tiêu hao nhiên liệu?Xin cảm ơn nhiều 220.231.108.241 11:18, ngày 28 tháng 10 năm 2005 (UTC)Duy Lê (must.be.you@gmail.com)

Gần hai thập kỷ từ sau khi Carl Benz chế tạo chiếc xe chạy bằng động cơ xăng đầu tiên, các chuyên gia kỹ thuật mới nhận ra rằng hiện tượng kích nổ không cho phép họ tuỳ ý tăng sức mạnh của động cơ đốt trong...

...vào năm 1912, họ đã phải khống chế tỷ số nén ở dưới một giá trị tới hạn cho phép. Nguyên nhân đưa ra quyết định đi ngược với xu thế phát triển đó là những tiếng nổ "lốc cốc" xuất hiện khi động cơ đang làm việc, nguy hiểm hơn, hiện tượng này còn phá hủy động cơ chỉ sau vài phút xuất hiện.

Xem nội dung bài viết Lịch sử chỉ số ôc tanOntane (En), xem thêm 1, 2, 3 Trần Đình Hiệp 02:26, ngày 29 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]

  • Xin cho biết tại sao ở động cơ diesel có tỉ số nén lớn nên nhiên liệu được đốt cháy triệt để hơn?Tại sao ở động cơ xăng không dùng được tỉ số nén lớn như vậy để đỡ tiêu hao nhiên liệu?Xin cảm ơn nhiều.Ở đây ý tôi muốn hỏi là tại sao động cơ diesel lại có tỷ số nén lớn hơn động cơ xăng khiến cho việc sử dụng nhiên liệu hiệu quả hơn động cơ xăng.Và tại sao động cơ xăng không thế sử dụng tỷ số nén đó.Xin gipúp đỡ lại 220.231.107.227 04:12, ngày 30 tháng 10 năm 2005 (UTC)Duy Lê (must.be.you@gmail.com)[trả lời]

Theo hiểu biết có hạn của tôi thì động cơ dùng xăng hoàn toàn có thể kích nổ bằng việc tạo tỷ số nén cao như kiểu động cơ diesel để tăng hiệu suất động cơ, nhưng sẽ phải thiết kế rất khác. Lý do: xăng chứa nhiều năng lượng có thể chuyển hóa thành công cơ học hơn diesel, và áp suất xăng tạo ra khi bị kích nổ kiểu nén mạnh sinh ra là cực lớn, sẽ làm gẫy trục khuỷu của động cơ theo thiết kế thông thường. Gần đây, người ta đã thiết kế được động cơ xăng dưới dạng khác (không dùng trục truyền động) để nén xăng, chịu được áp suất kích nổ rất cao. Đó là Tựa tuốc-bin. Động cơ này hiện chưa được sản xuất, mới trong giai đoạn thử nghiệm (theo chỗ tôi biết thì có lẽ mới dừng ở tính toán lý thuyết). - Trần Thế Trung | (thảo luận) 09:35, ngày 30 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]

  • Tôi đang học lớp 11 và sách kỹ thuật nói là "động cơ diesel có tỷ số nén lớn hơn nên nhiên liệu cháy triệt để hơn nên công suất và hiệu suất lớn hơn động cơ xăng",thầy giáo Kỹ thuật của tôi nói là sách nói đúng nhưng hỏi cả lớp tại sao động cơ diesel lại có tỷ số nén lớn hơn,gợi ý là vế cấu trúc và nguyên lý hoạt động,và nói là tại sao người ta kô làm động cơ xăng có tỷ số nén như vậy để tăng công suất và hịệu suất.
    Theo bạn lý do là đốt cháy cưỡng bức ở động cơ xăng và tự cháy ở diesel?
    Must be you 13:40, ngày 30 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Bạn đang học lớp 11, nên chắc biết là đối với động cơ thường, khi trục quay đều, thì piston di chuyển theo hàm sin(thời gian). Nếu để xăng tự cháy bằng nén theo hàm sin này, thì áp suất sinh ra sau khi xăng cháy đòi hòi sự giãn nở thể tích nhanh hơn hàm sin, và phá hỏng động cơ. Diesel "cháy yếu" hơn xăng, tạo áp suất thấp hơn, nên không phá hỏng động cơ, có thể ép nổ kiểu tỷ số nén cao. Xăng đành phải để tỷ số nén thấp và cưỡng bức nổ bằng bu-gi. Muỗn ép nổ xăng bằng tỷ số nén cao, cần thiết kế sao cho sự biến đổi thể tích theo thời gian, khi trục quay đều, rất nhanh, nhanh hơn nhiều hàm sin, dẫn tới các thiết kế kiểu tựa tuốc-bin. VLVN Cup 13:53, ngày 30 tháng 10 năm 2005 (UTC)[trả lời]