Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kiếm thuật Nhật Bản”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thêm vào phần định nghĩa, thay vì kenjutsu (Kiếm thuật) trở thành Kenjutsu (Kiếm thuật Nhật Bản)
Dòng 13: Dòng 13:
Kiếm gỗ (bokuto hay bokken) là một trong những võ khí được dùng trong các chương trình huấn luyện. Vì nhiều lý do, nhiều trường dạy kiếm đã thiết kế kiếm gỗ theo mục đích tập luyện của trường. Một số trường tập luyện bằng fukuro shinai (một thanh kiếm tre được bao bởi da hoặc vải) nhằm tránh các trường hợp chấn thương cho môn sinh khi họ không thể điểu khiển được tốc độ ra đòn của mình.
Kiếm gỗ (bokuto hay bokken) là một trong những võ khí được dùng trong các chương trình huấn luyện. Vì nhiều lý do, nhiều trường dạy kiếm đã thiết kế kiếm gỗ theo mục đích tập luyện của trường. Một số trường tập luyện bằng fukuro shinai (một thanh kiếm tre được bao bởi da hoặc vải) nhằm tránh các trường hợp chấn thương cho môn sinh khi họ không thể điểu khiển được tốc độ ra đòn của mình.


== Những trường dạy kiếm nổi tiếng ==
== Những trường dạy kiếm thuật nổi tiếng ==
[https://en.wikipedia.org/wiki/Kashima_Shint%C5%8D-ry%C5%AB Kashima Shinto ryu]<br />
[https://en.wikipedia.org/wiki/Kashima_Shint%C5%8D-ry%C5%AB Kashima Shinto ryu]<br />
[https://vi.wikipedia.org/wiki/Katori_Shint%C5%8D-ry%C5%AB Tenshin Shoden Katori Shinto ryu]
[https://vi.wikipedia.org/wiki/Katori_Shint%C5%8D-ry%C5%AB Tenshin Shoden Katori Shinto ryu]

Phiên bản lúc 07:14, ngày 24 tháng 9 năm 2013

Kenjutsu (Kiếm thuật Nhật Bản) là thuật ngữ tổng quát để chỉ những trường kiếm thuật truyền thống của Nhật Bản, cụ thể là những trường trước thời Minh Trị duy tân. Thuật ngữ Kenjutsu, có từ thời phong kiến Nhật Bản, gắn liền với tầng lớp Samurai. Kenjutsu có nghĩa là “phương pháp, hoặc kỹ thuật sử dụng kiếm”. Định nghĩa này hoàn toàn trái ngược với kendo là “đạo của kiếm”.

Phương pháp tập luyện và huấn luyện kenjutsu là khác nhau tùy từng môn phái. Có hai phương pháp tập luyện đó là đơn luyện và đối luyện bằng các bài kata (có hai kiểu đối luyện tùy trường phái là được phép tấn công chạm cơ thể và không được cham cơ thể). Theo truyền thống, tùy môn phái mà người luyện tập có thể sử dụng kiếm gỗ (bokuto), kiếm tre (shinai), hoặc mặc giáp.

Lịch Sử

Thời Edo

Trong thời Edo, số lượng các môn phái kiếm thuật Nhật Bản lên đến hơn 500, và các kỹ thuật và dụng cụ tập luyện rất phát triển. Thế kỷ 19, bắt đầu pháp triển trường phái sử dụng kiếm tre (shinai) và giáp bảo vệ (bugu). Phương pháp tập luyện truyền thống của kenjutsu bao gồm các bài đối luyện kata với binh khí sử dụng là kiếm gỗ (bokuto) hoặc kiếm thật. Bắt đầu từ 1868, phong trào Minh Trị Duy Tân dẫn tới sự xóa bõ tầng lớp quân sự và Nhật Bản bắt đầu hiện đại hóa theo định hướng các nước công nghiệp phương Tây. Khi tầng lớp Samurai bị tan rã, Kenjutsu cũng bắt đầu suy tàn. Giai đoạn này kéo dài thêm khoảng 20 năm tiếp theo đến khi Nhật Bản bắt đầu khôi phục lại các giá trị truyền thống và kiếm thuật bắt đầu phát triển trở lại, nhất là trong quân đội và cảnh sát.

Thời hiện đại

Vào năm 1886, lực lượng cảnh sát Nhật Bản đã lên kế hoạch kết hợp các bài kata từ nhiều trường đào tạo kiếm thuật Nhật Bản khác nhau để luyện tập cho các đơn vị bảo an của mình. Tiến trình tiêu chuẩn hóa này kéo dài đến khi tổ chức Dai Nippon Butoku Kai được thành lập năm 1895. Tổ chức này tiếp tục tiêu chuẩn hóa hệ thống các bài song luyện kiếm thuật Nhật Bane trong nhiều năm với sự trợ giúp của nhiều nhóm khác. Đến năm 1912, một sắc lệnh được ban ra từ Dai Nippon Butoku Kai nhấn mạnh sự thiếu hụt về các chương trình huấn luyện đồng nhất và giới thiệu một giáo trình giảng dạy cốt lõi dành cho các trường dạy kiếm thuật Nhật Bản để họ thêm vào hệ thống kỹ thuật của mình.

Binh khí luyện tập

Kiếm gỗ (bokuto hay bokken) là một trong những võ khí được dùng trong các chương trình huấn luyện. Vì nhiều lý do, nhiều trường dạy kiếm đã thiết kế kiếm gỗ theo mục đích tập luyện của trường. Một số trường tập luyện bằng fukuro shinai (một thanh kiếm tre được bao bởi da hoặc vải) nhằm tránh các trường hợp chấn thương cho môn sinh khi họ không thể điểu khiển được tốc độ ra đòn của mình.

Những trường dạy kiếm thuật nổi tiếng

Kashima Shinto ryu
Tenshin Shoden Katori Shinto ryu

Những bậc thầy về kenjutsu nổi tiếng

Tham khảo

Otake, Risuke (1977). The Deity and the Sword - Katori Shinto-ryu Vol. 1 , Japan, Japan Publications Trading Co. ISBN 0-87040-378-8 (original title volumes in Japanese is mukei Bunkazai Katori Shinto-ryu )
Otake, Risuke (1977). The Deity and the Sword - Katori Shinto-ryu Vol. 2 , Japan, Japan Publications Trading Co. ISBN 0-87040-405-9
Otake, Risuke (1977). The Deity and the Sword - Katori Shinto-ryu Vol. 3 , Japan, Japan Publications Trading Co. ISBN 0-87040-406-7

Liên kết ngoài

Kashima Shinto ryu
Kiếm thuật Tenshin Shoden Katori Shinto ryu Hoa Kỳ
Kiếm thuật Tenshin Shoden Katori Shinto ryu Việt Nam