Trang Chính
Wikipedia tiếng Việt
Phêrô Kiều Công Tùng (sinh 1964) là một Giám mục của Giáo hội Công giáo Rôma tại Việt Nam. Ông hiện đảm nhận chức vụ Giám mục Chính tòa Giáo phận Phát Diệm. Khẩu hiệu Giám mục của ông là Cùng đi trong Thần Khí (tiếng Latinh: Spiritu ambulemus). Trong tư cách là nhạc sĩ, ông chọn bút danh Cung Trầm. Sau khi hoàn thành chương trình Kỹ sư, Kiều Công Tùng theo học Đại chủng viện và được truyền chức linh mục năm 1999, trở thành linh mục cho Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh. Thời kỳ linh mục, ông từng được cử đi du học Hoa Kỳ và tốt nghiệp ba văn bằng thạc sĩ về Khoa học Xã hội (M.A.), Mục vụ Thánh Nhạc và Thần học. Trở về Việt Nam, ông lần lượt giữ các chức vụ linh mục phụ tá Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, Giáo sư Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn, và Chưởng ấn Tòa Tổng giám mục trước khi được bổ nhiệm chức Giám mục Phát Diệm cuối tháng 3 năm 2023. [ Đọc tiếp ]
Mới chọn: Án lệ Việt Nam · Dreadnought · Vụ án cầu Chương Dương
Vi sinh vật là một sinh vật có kích thước siêu nhỏ, có thể tồn tại ở dạng đơn bào hoặc một tập hợp tế bào. Từ thời cổ đại, con người đã nghi ngờ có sự tồn tại của những sinh vật không nhìn thấy được, chẳng hạn như kinh thánh Kỳ Na giáo từ thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên ở Ấn Độ. Cho đến thập niên 1670, nhà khoa học người Hà Lan tên là Anton van Leeuwenhoek đã sử dụng kính hiển vi và quan sát được những "động vật nhỏ". Ông được coi là một trong những nhà vi sinh vật học đầu tiên trên thế giới. Thập niên 1850, Louis Pasteur phát hiện ra rằng vi sinh vật làm hỏng thực phẩm, qua đó phản bác thuyết tự sinh. Thập niên 1880, Robert Koch phát hiện ra rằng vi sinh vật là nguyên nhân gây ra các bệnh lao, tả, bạch hầu và than. [ Đọc tiếp ]
Mới chọn: Mary Pickford · "Người về đem tới ngày vui" · Hải âu cổ rụt Đại Tây Dương
Chuột chù voi là tên gọi chung của một nhóm gồm các loài thú nhỏ thuộc họ Macroscelididae trong bộ Macroscelidea. Trong tiếng Anh, mỗi loài trong họ này được gọi là macroscelid, elephant shrew hoặc sengi. Chúng chỉ được tìm thấy ở châu Phi, trong nhiều khu sinh học trải rộng từ rừng đến sa mạc. Các loài chuột chù voi có kích thước kháu nhau, từ chuột chù voi tai tròn Etendeka, dài 8 cm (3 in) cộng đuôi 8 cm (3 in), đến chuột chù voi mặt xám, dài 32 cm (13 in) cộng đuôi 26 cm (10 in). Chúng thường ăn côn trùng, động vật không xương sống và thực vật. Các loài chủ yếu được tìm thấy trong các khu sinh học như rừng, cây bụi và đồng cỏ, mặc dù một số loài có thể được tìm thấy ở sa mạc, đất ngập nước hoặc ven biển. [ Đọc tiếp ]
Mới chọn: Giải Grammy cho Album giọng pop xuất sắc nhất · Phân loài trèo cây Á Âu · Diễn viên lồng tiếng cho dòng trò chơi Grand Theft Auto
- …hướng treo cuộn giấy vệ sinh đã trở thành chủ đề của nhiều tranh cãi cùng những nghiên cứu xoay quanh?
- …một trong những thành phần cấu trúc chính của não người là DHA?
- …thuở hàn vi, Trịnh Kiểm thường phải đi ăn trộm để nuôi mẹ?
- …vào năm 2016, Sakura Mana xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay, mô tả cuộc sống hàng ngày của các nữ diễn viên phim người lớn?
Từ những bài viết mới của Wikipedia
29 tháng 9: Tết Trung thu (2023).
- 440 – Bắt đầu triều đại của Giáo hoàng Lêô I, một trong những vị giáo hoàng có ảnh hưởng lớn trong lịch sử của Giáo hội Công giáo Rôma.
- 1774 – Tác phẩm Nỗi đau của chàng Werther được phát hành, khiến tác gia Johann Wolfgang von Goethe (hình) có được danh tiếng quốc tế.
- 1940 – Hai chiếc máy bay của Quân đội Úc va chạm trên không phận Brocklesby, New South Wales, chúng mắc vào nhau nhưng đều tiếp đất an toàn.
- 1954 – 12 quốc gia ký hiệp định thành lập Tổ chức Nghiên cứu Nguyên tử Châu Âu (CERN), phòng thí nghiệm vật lý hạt lớn nhất thế giới hiện nay.
- 1972 – Trung Quốc và Nhật Bản ký kết tuyên bố chung, bình thường hóa ngoại giao giữa hai bên.
Wikipedia là dự án bách khoa toàn thư mở, đa ngôn ngữ mà mọi người đều có thể tham gia đóng góp. Mục tiêu của Wikipedia là xây dựng một bách khoa toàn thư hoàn chỉnh, chính xác và trung lập.
Sự phát triển của Wikipedia tiếng Việt phụ thuộc vào sự tham gia của bạn. Dù là tạo một bài mới, thêm nội dung, sửa lỗi chính tả hay bổ sung hình ảnh minh họa, thì bạn cũng đã góp phần xây dựng để Wikipedia tiếng Việt ngày một phát triển.

Đây là Wikipedia phiên bản tiếng Việt. Hiện nay, Wikipedia còn có nhiều phiên bản ngôn ngữ khác, dưới đây là các phiên bản ngôn ngữ lớn nhất.
- Ba Tư (فارسی)
- Basque (Euskara)
- Bulgaria (Български)
- Catalunya (Català)
- Đan Mạch (Dansk)
- Hàn (한국어)
- Hebrew (עברית)
- Hungary (Magyar)
- Indonesia (Bahasa Indonesia)
- Malaysia (Bahasa Melayu)
- Mân Nam (Bân-lâm-gú)
- Na Uy (Bokmål)
- Phần Lan (Suomi)
- Quốc tế ngữ (Esperanto)
- România (Română)
- Séc (Česky)
- Serbia (Српск)
- Serbia-Croatia (Srpskohrvatski)
- Thổ Nhĩ Kỳ (Türkçe)
- Anh đơn giản (Simple English)
- Albania (Shqip)
- Asturias (Asturianu)
- Bosnia (Bosanski)
- Croatia (Hrvatski)
- Estonia (Eesti)
- Galicia (Galego)
- Hy Lạp (Ελληνικά)
- Latvia (Latviešu)
- Litva (Lietuvių)
- Macedonia (Македонски)
- Malayalam (മലയാളം)
- Na Uy (Nynorsk)
- Slovak (Slovenčina)
- Slovenia (Slovenščina)
- Thái (ไทย)

Wikipedia trực thuộc Wikimedia Foundation, một tổ chức phi lợi nhuận cũng đồng thời điều hành nhiều dự án khác. Các dự án này hoặc là đa ngôn ngữ hoặc đã có phiên bản tiếng Việt.
Wikibooks Tủ sách giáo khoa mở
Wikinews Beta Nguồn tin tức mở
Wikiquote Bộ sưu tập danh ngôn
Wikisource Văn thư lưu trữ mở
Wiktionary Từ điển mở
Wikivoyage Cẩm nang du lịch mở
Commons Kho tư liệu chung
Wikispecies Danh mục các loài
Wikiversity Beta Học liệu mở
Wikidata Cơ sở kiến thức chung
MediaWiki Phần mềm wiki
Meta-Wiki Cộng đồng Wikimedia