Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết Ukraina[1] tiếng Ukraina: Українська Радянська Соціалістична Республіка tiếng Nga: Украинская Советская Социалистическая Республика | |
---|---|
1919–1991 1941–1944: Dưới sự chiếm đóng của Đức | |
| |
Khẩu hiệu: Пролетарі всіх країн, єднайтеся! (tiếng Ukraina) "Proletari vsikh krayin, yednaitesia!" (Chuyển tự) "Vô sản toàn thế giới, đoàn kết lại!" | |
Quốc ca: Державний гімн Української Радянської Соціалістичної Республіки (tiếng Ukraina) Derzhavnyy himn Ukrayins'koyi Radyans'koyi Sotsialistychnoyi Respubliky (transliteration) | |
![]() Vị trí của Ukraina trong Liên Xô từ năm 1954 | |
Vị thế |
Chính phủ bù nhìn (1919–1922, 25 tháng 12 năm 1991) của Nga Xô viết (1922–1990) Cộng hòa của liên bang Xô viết với ưu tiên của luật pháp Ukraina (1990–1991) |
Thủ đô |
Kharkiv (1919–1934)[2] Kiev (1934–1991)[3] |
Ngôn ngữ |
tiếng Ukraina (chính thức từ 1990)a[4] Ngôn ngữ: tiếng Ukraina · tiếng Nga[5] |
Chính quyền | Cộng hòa Xô Viết |
Thư ký đầu tiên | |
• 1918–1919 (đầu tiên) | Emanuel Kviring |
• 1990–1991 (cuối cùng) | Stanislav Hurenko |
Thủ trưởng chính phủ | |
• 1919–1923 (đầu tiên) | Christian Rakovsky |
• 1988–1991 (cuối cùng) | Vitold Fokin |
Thủ trưởng bang | |
• 1919–1938 (đầu tiên) | Grigory Petrovsky |
• 1990–1991 (cuối cùng) | Leonid Kravchuk |
Cơ quan lập pháp | Liên Xô tối cao[6] |
Giai đoạn lịch sử | Thế kỉ 20 |
• Tuyên bố cộng hòa Liên Xô Ukraina | 10 tháng 3 năm 1919 |
30 tháng 12 1922 | |
15 tháng 11 năm 1939 | |
24 tháng 10 năm 1945 | |
• Ưu tiên của luật pháp Ukraina tuyên bố, luật Liên Xô một phần bãi bỏ | 10 tháng 7 năm 1990 |
• Tuyên bố độc lập, Ukraina Xô Viết được đổi tên thành Ukraina | 24 tháng 8 năm 1991 |
1 tháng 12 năm 1991 | |
10 tháng 12 năm 1991 | |
• Giải thể Liên Xô (độc lập của Ukraina được chính thức công nhận) | 26 tháng 12 1991 |
• Chính phủ Liên Xô chính thức bãi bỏ (Hiến pháp mới) | 28 tháng 5 năm 1996 |
Diện tích | |
Điều tra dân số năm 1989 | 603.700 km2 (233.100 sq mi) |
Dân số | |
51.706.746 | |
Tiền tệ | Karbovan Xô Viết |
Mã vùng điện thoại | 7 03/04/05/06 |
Hiện nay là một phần của |
![]() ![]() ![]() ![]() |
| |
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Ukraina (tiếng Ukraina: Українська Радянська Соціалістична Республіка, chuyển tự Ukrayins’ka Radyans’ka Sotsialistychna Respublika, URSR, tiếng Nga: Украинская Советская Социалистическая Республика, chuyển tự Ukrainskaya Sovetskaya Sotsialisticheskaya Respublika) là một quốc gia xã hội chủ nghĩa ở Ukraina và là một trong mười lăm nước cộng hòa hợp thành Liên Xô.
Mục lục
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Sau sự đổ vỡ của Đế quốc Nga, một số đảng phái bắt đầu tìm cách thành lập một quốc gia Ukraina độc lập, có lúc hợp tác nhưng cũng có lúc mâu thuẫn nhau. Những người Bolshevik và Menshevik Ukraina ban đầu tham gia vào Cộng hòa Quốc gia Ukraina (UNR), rồi tuyên bố tự trị, và sau đó độc lập vào năm 1917. Những người Bolshevik mong muốn tạo dựng một liên bang với những người Bolshevik Nga, nhưng thiếu sự hỗ trợ rộng rãi trong UNR, đã triệu tập một quốc hội riêng rẽ và tuyên bố thành lập Cộng hòa Xô viết Ukraina (Respublyka Rad Ukrayiny) vào ngày 25 tháng 12 năm 1917. Cuộc chiến tranh xảy ra sau đó chống lại URN, và một loạt liên minh và mâu thuẫn với nhóm vô chính phủ và tân haydamak. Những người Bolshevik Ukraina ban đầu còn yếu ớt, đã bị đẩy ra khỏi Ukraina, và bị chính phủ giải tán trong hai lần kéo dài vài tháng (được thành lập lại vào ngày 20 tháng 11 năm 1918, và 21 tháng 12 năm 1919). Cuối cùng, với sự hỗ trợ của Quân đội Nga, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Ukraina đã kiểm soát được phần lớn lãnh thổ Ukraina sau Hòa ước Riga giữa Ba Lan-Xô viết.
Vào ngày 30 tháng 12 năm 1922, cùng với những nước cộng hòa Nga, Belorussia, và Ngoại Kavkaz, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Ukraina là một trong những thành viên sáng lập Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô).
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, vào năm 1945, một vài sửa đổi Hiến pháp Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Ukraina được thông qua, cho phép quốc gia hoạt động như một chủ thể riêng rẽ của luật pháp quốc tế trong một số trường hợp và với một chừng mực nào đó, vừa là một phần của Liên Xô. Cụ thể hơn, những sửa đổi này cho phép Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Ukraina trở thành một trong những thành viên sáng lập ra Liên Hiệp Quốc (LHQ) cùng với Liên Xô và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Belorussia. Trong thực tế điều này đơn giản có nghĩa là nó cho phép Liên Xô có thêm ghế (và lá phiếu) trong LHQ, vì Ukraina không có tiếng nói độc lập trong các sự kiện quốc tế. Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Ukraina đổi tên thành Ukraina vào ngày 24 tháng 8 năm 1991, và tách khỏi Liên Xô vào cùng ngày, trở thành một quốc gia độc lập.
Lãnh đạo của Xô viết Ukraina[sửa | sửa mã nguồn]

Các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản (Bolshevik) Ukraina, và là những nhà lãnh đạo trên thực tế của nước cộng hòa:
1. Georgy Pyatakov (1918) |
Nikita Khrushchev (1947-1949) |
Phân chia hành chính[sửa | sửa mã nguồn]
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Ukraina gồm nhiều Oblast (tỉnh) một số trong số này vẫn còn tồn tại đến ngày nay, trong khi số khác đã bị xóa sổ và nhập vào các oblast khác (xem bản đồ).
Thủ đô của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Ukraina ban đầu là thành phố Kharkov (từ 1918-1934) và từ thời điểm đó là thành phố Kiyv, thủ đô hiện tại của Ukraina. Vào năm 1954, Krym được Nước Nga Xô viết chuyển cho Ukraina Xô viết.
Các tỉnh[sửa | sửa mã nguồn]
|
|
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ Historical names:
- 1919-1936: Cộng hòa Xô Viết Xã hội chủ nghĩa Ukraina (tiếng Nga: Украинская Социалистическая Советская Республика; Ukrainskaya Sotsialisticheskaya Sovetskaya Respublika, tiếng Ukraina: Українська Соціалістична Радянська Республіка; Ukrainsyka Sotsialistichna Radyansyka Respublika)
- 1936-1991: Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết Ukraina (tiếng Nga: Украинская Советская Социалистическая Республика; Ukrainskaya Sovetskaya Sotsialisticheskaya Respublika, (tiếng Ukraina: Українська Радянська Соціалістична Республіка; Ukrainsyka Radyansyka Sotsialistichna Respublika)
- ^ “History” (bằng tiếng Ukraina). Vùng Kharkiv Sự quản lý chính phủ. Truy cập 16 tháng 4 năm 2011.
- ^ Bách khoa toàn thư của Liên Xô về Lịch sử Ukraina (bằng tiếng Ukraina). Viện Hàn lâm Khoa học của Ukraina Xô Viết. 1969–1972.
- ^ Luật "Về ngôn ngữ của tiếng Ukraina Xô Viết"
- ^ thức+ngôn ngữ+Liên+Xô&phụ thuộc=firefox-a&cd=6#v=một trang&q=%22official%20ngôn ngữ%22&f=sai Chính sách ngôn ngữ ở Liên Xô bởi Lenore Grenoble, Khoa học Springer+Phương tiện kinh doanh, 2003, ISBN 978-1-4020-1298-3.
- ^ History of Ukraine - The Land and Its Peoples by Paul Robert Magocsi, Đại họcToronto Press, 2010, ISBN 1442640855
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
- kutep.kiev.ua - Hiến pháp CHXHCNXV Ukraina (1978) (tiếng Ukraina)
- Cổng chính phủ Ukraina - Thông tin về Ukraina Xô viết
|
- Pages using infobox country with unknown parameters
- Pages using infobox country or infobox former country with the flag caption or type parameters
- Pages using infobox country or infobox former country with the symbol caption or type parameters
- Sơ khai
- Nước cộng hòa thuộc Liên Xô
- Cách mạng Ukraina
- Quốc gia và vùng lãnh thổ nói tiếng Nga
- Quốc gia cộng sản
- Khối phía Đông
- Cựu quốc gia châu Âu
- Cựu cộng hòa xã hội chủ nghĩa
- Lịch sử hiện đại Ukraina
- Nhà nước hậu Đế quốc Nga
- Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina