Kharkiv

Kharkiv (Харків)
Kharkov (Харьков)
Công viên Tự do, Kharkiv
Công viên Tự do, Kharkiv
Hiệu kỳ của Kharkiv (Харків)
Hiệu kỳ
Huy hiệu của Kharkiv (Харків)
Huy hiệu
Bản đồ Ukraina đánh dấu Kharkiv.
Bản đồ Ukraina đánh dấu Kharkiv.
Kharkiv (Харків) trên bản đồ Thế giới
Kharkiv (Харків)
Kharkiv (Харків)
Tọa độ: 49°55′0″B 36°19′0″Đ / 49,91667°B 36,31667°Đ / 49.91667; 36.31667
Quốc gia Ukraina
OblastTỉnh Kharkiv
Phân cấp hành chínhTỉnh lỵ Kharkiv
Thành lập1654
City rights1552-1654
Người sáng lậpAleksei của Nga sửa dữ liệu
Hành chính
Chính quyền
 • Thị trưởngGennady Kernes
Diện tích
 • Thành phố310 km2 (120 mi2)
Độ cao152 m (499 ft)
Dân số (2010)
 • Thành phố1,449,000
 • Mật độ4.500/km2 (12,000/mi2)
 • Vùng đô thị1,732,400
Múi giờEET (UTC+2)
 • Mùa hè (DST)EEST (UTC+3)
Mã bưu chính61001—61499
Mã điện thoại572 sửa dữ liệu
Thành phố kết nghĩaBologna, Brno, Cetinje, Cincinnati, Daugavpils, Gaziantep, Tế Nam, Kaunas, Kutaisi, Lille, Nürnberg, Poznań, Rishon LeZion, Thiên Tân, Warszawa, Steglitz-Zehlendorf, Varna, Trnava, Bengaluru, Patras, Porto, Tbilisi, Maribor, Częstochowa, Sankt-Peterburg sửa dữ liệu
Biển số xeХА, 21 (cũ)
Thành phố kết nghĩaBelgorod, Bologna, Cincinnati, Kaunas, Lille, Moskva, Nizhny Novgorod, Nürnberg, Poznań, Sankt-Peterburg, Thiên Tân, Tể Nam, Kutaisi, Varna, Rishon LeZion, Brno, Daugavpils
Trang webcity.kharkov.ua

Kharkov hay Kharkiv (tiếng Ukraina: Ха́рків; tiếng Nga: Ха́рьков) là thành phố lớn thứ hai của Ukraina. Đây là trung tâm hành chính của tỉnh Kharkiv đồng thời cũng là lỵ sở của vùng Kharkivsky Raion xung quanh.

Lịch sử Kharkov[sửa | sửa mã nguồn]

Kharkov được thành lập vào năm 1654 và sau biến thành một trung tâm văn hóa ở Ukraina. Đất nước Ukraina lúc bấy giờ là phiên thuộc của Đế quốc Nga nên địa danh này mang tên "Kharkov" vì Tiếng Nga là ngôn ngữ chính.

Sang thế kỷ 20, với vị trí gần biên giới Nga, Kharkov cũng là cửa ngõ đầu tiên ở Ukraina thừa nhận chính quyền Liên Xô chỉ hai tháng sau khi Cách mạng Tháng Mười lật đổ Sa hoàng năm 1917.

Kharkov được lập làm thủ đô nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina. Kharkov giữ địa vị này đến năm 1934 thì chính quyền cộng sản thiên đô về Kiev. Dù vậy, Kharkov giữ nguyên vị trí chính trị, kinh tế và văn hóa hàng đầu của vùng đông bắc Ukraina.

Sang thập niên 1990, Liên Xô tan rã, Ukraina giành lấy độc lập; Kharkov nay đổi tên thành Kharkiv vẫn là trọng điểm văn hóa, khoa học, giáo dục, giao thông và công nghiệp của Ukraina. Nơi đây có 60 viện nghiên cứu khoa học, 30 cơ sở giáo dục đại học, 6 viện bảo tàng, 7 nhà hát và 80 thư viện lớn nhỏ.

Công nghiệp chủ yếu là nghiên cứu cùng chế tạo vũ khícơ khí. Thành phố có nhiều công nghiệp quy mô như: Phòng Thiết kế Morozov và Nhà mấy Malyshev (hãng chế tạo xe tăng hàng đầu kể từ thập niên 1930), Hartron (điện tử hạt nhân và không gian) và Turboatom (tuốc bin).

Kharkiv có một số công trình đáng kể như hệ thống tàu điện ngầm dài 35 km với 28 ga. Thắng tích chính là Quảng trường Tự do (Ploshcha Svobody) với diện tích bao la. Đây là quảng trường rộng nhất châu Âu, lớn thứ nhì trên thế giới sau Quảng trường Thiên An MônTrung Quốc.

Khí hậu[sửa | sửa mã nguồn]

Dữ liệu khí hậu của Kharkiv, Ukraina (1981−2010)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 11.0 14.6 21.8 30.5 34.5 36.8 37.6 39.8 33.7 29.3 20.3 13.4 39,8
Trung bình cao °C (°F) −2.2 −1.6 4.3 14.0 20.8 24.3 26.4 25.7 19.4 12.0 3.6 −1.1 12,1
Trung bình ngày, °C (°F) −4.6 −4.5 0.7 9.2 15.6 19.3 21.3 20.3 14.4 7.9 0.9 −3.5 8,1
Trung bình thấp, °C (°F) −7 −7.3 −2.4 4.6 10.3 14.2 16.2 14.9 9.8 4.3 −1.5 −5.9 4,2
Thấp kỉ lục, °C (°F) −35.6 −29.8 −32.2 −11.4 −1.9 2.2 5.7 2.2 −2.9 −9.1 −20.9 −30.8 −35,6
Giáng thủy mm (inch) 36
(1.42)
33
(1.3)
33
(1.3)
34
(1.34)
50
(1.97)
61
(2.4)
61
(2.4)
43
(1.69)
45
(1.77)
45
(1.77)
40
(1.57)
36
(1.42)
517
(20,35)
độ ẩm 86 83 77 66 61 65 65 63 70 78 86 87 74
Số ngày mưa TB 10 8 10 13 14 15 13 10 12 13 13 12 143
Số ngày tuyết rơi TB 19 18 12 2 0.1 0 0 0 0.03 2 9 18 80
Số giờ nắng trung bình hàng tháng 51 65 108 162 238 263 273 247 185 124 47 31 1.794
Nguồn #1: Pogoda.ru.net[1]
Nguồn #2: NOAA (nắng 1961–1990)[2]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Weather and Climate - The Climate of Kharkiv” (bằng tiếng Nga). Weather and Climate (Погода и климат). Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2013.
  2. ^ “Har'Kov (Kharkiv) Climate Normals 1961–1990” (bằng tiếng Anh). National Oceanic and Atmospheric Administration. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2015.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]