Quốc tế ca
Bài này cần sửa các lỗi ngữ pháp, chính tả, giọng văn, tính mạch lạc, trau chuốt lại lối hành văn sao cho bách khoa. |
"L'Internationale" trong phiên bản tiếng Pháp gốc | |
Tên khác | L'Internationale (tiếng Pháp) |
---|---|
Lời | Eugène Pottier, 1871 |
Nhạc | Pierre De Geyter, 1888 |
Được chấp nhận | 1890 |
Mẫu âm thanh | |
"Quốc tế ca" (phiên bản quốc tế) |
Quốc tế ca (tiếng Pháp: L'Internationale) là bài tụng ca chủ nghĩa cánh tả. Nó từng là ngọn cờ của phong trào xã hội chủ nghĩa từ cuối thế kỉ 19, khi Đệ Nhị Quốc tế chấp nhận ca khúc là bài ca tranh đấu chính thức. Nguyên bản tiếng Pháp được sáng tác năm 1871 bởi Eugène Pottier (1816 – 1887) sau thất bại của Công xã Paris, một người Pháp theo chủ nghĩa vô chính phủ, hội viên của Đệ Nhất Quốc tế, sau này là một hội viên trong Hội đồng thành phố Công xã Paris).[1][2][3] Nhà xã hội người Bỉ Pierre Degeyter (1848 – 1932) phổ thơ thành nhạc năm 1888 (lúc ban đầu họ dự định hát theo điệu nhạc của bài La Marseillaise).
Quốc tế ca đã trở thành bài hát quen thuộc trong cách mạng Xã hội chủ nghĩa. Tác phẩm được dịch ra nhiều ngôn ngữ, như Tiếng Trung Quốc, Tiếng Nga, thậm chí đã được dịch sang Tiếng Việt.
Tại nhiều quốc gia châu Âu, bài hát đã bị cấm vào đầu thế kỷ 20 vì liên hệ với chủ nghĩa cộng sản và có thông điệp lật đổ chính phủ tư bản.[1]
Phiên bản tiếng Nga được chọn làm quốc ca của Liên Xô từ năm 1917 đến 1944; khi Liên Xô chọn bài quốc ca khác ("Quốc ca Liên bang Xô viết") thì "Quốc tế ca" trở thành đảng ca của Đảng Cộng sản Liên Xô. Lời tiếng Nga do Aron Kots (Arkadiy Yakolevich Kots) soạn vào năm 1902 và được phổ biến trong một nguyệt san tiếng Nga in tại Luân Đôn.
"Quốc tế ca" được những người theo cánh tả như vô chính phủ, xã hội, cộng sản, dân chủ xã hội, công đoàn hát.[4][5] Nó cũng là bài ca cuộc Nổi dậy tại Đông Đức 1953 do phe đệ tứ lãnh đạo chống lại ách đế quốc chủ nghĩa Nga kiểu Stalin; của các sinh viên và công đoàn trong cuộc biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 chống đối chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Nhạc của bài Quốc tế ca vẫn còn thuộc bản quyền tại Pháp cho đến năm 2014, nhưng bản quyền không được các thành phần cánh tả tuân theo. Trong năm 2005 một nhà làm phim đã phải trả 1000 Euro để sử dụng bài này trong phim.
Lời
[sửa | sửa mã nguồn]Lời tiếng Pháp
[sửa | sửa mã nguồn]Lời gốc | Phiên bản năm 1887[6] |
---|---|
Debout ! l'âme du prolétaire |
Debout ! les damnés de la terre ! |
Lời tiếng Nga
[sửa | sửa mã nguồn]Internacional | |
Quốc ca cũ của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga Quốc ca cũ của Liên Xô | |
Lời | Аркадий Коц (Arkady Kots), 1902 |
---|---|
Nhạc | Pierre De Geyter, 1888 |
Xuất bản | 1902 |
Được chấp nhận | 1918 (CHXHCN Xô viết LB Nga) 1922 (Liên Xô) |
Cho đến | 1922 (CHXHCN Xô viết LB Nga) 1944 (Liên Xô) |
Quốc ca trước đó | La Marseillaise của giai cấp công nhân |
Quốc ca sau này | Quốc ca Liên bang Xô Viết |
Mẫu âm thanh | |
Quốc tế ca tiếng Nga |
Lời tiếng Nga | Tạm dịch tiếng Việt | ||||
---|---|---|---|---|---|
|
Đứng lên, những kẻ bị nguyền rủa, |
Lời tiếng Trung
[sửa | sửa mã nguồn]Quan thoại | Tiếng Đông Can | ||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Челэ, җихан җёподи нули, |
Lời tiếng Việt
[sửa | sửa mã nguồn]Đoạn 1:
- Vùng lên! Hỡi các nô lệ ở thế gian
- Vùng lên! Hỡi ai cực khổ bần hàn
- Sục sôi nhiệt huyết trong tim đầy chứa rồi
- Quyết phen này sống chết mà thôi.
- Chế độ xưa ta mau phá sạch tan tành
- Toàn nô lệ, vùng đứng lên đi
- Nay mai cuộc đời của toàn dân khác xưa
- Bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình
- Điệp khúc:
- Đấu tranh này là trận cuối cùng
- Kết đoàn lại để ngày mai
- Lanh-téc-na-xi-ông-na-lơ
- Sẽ là xã hội tương lai
- Điệp khúc:
Đoạn 2:
- Những tên quỷ đói tham lam đội lốt người
- Tàn sát đánh thuế, bóc lột lao động
- Thủ tiêu, tàn sát dân lành và nô lệ
- Bè lũ hung tàn đế quốc sài lang
- Chúng chặt đầu, hung tợn và cướp bóc dã man
- Ngọn cờ loang máu rên xiết kêu than
- Chiến đấu chống lại quân thù tàn ác kia
- Nguyện đem máu thù tưới lên ruộng đồng
- Điệp khúc
Đoạn 3:
- Chẳng ai sẽ cứu chúng ta khỏi hiểm nguy
- Chẳng ai không chúa cũng không anh hùng
- Vùng lên hỡi các dân tộc và nô lệ
- Bằng sức lao động chân chính của ta.
- Để phá tan xiềng xích nô lệ hung tàn
- Để giành lại quyền lợi của chúng ta
- Bước tiến - Đánh tan quân thù tàn ác kia !
- Bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình
- Điệp khúc
Đoạn 4:
- Chặn ngay, bè lũ xâm lăng, và giết người
- Chặn ngay, những chiếc cánh bay quân thù
- Sục sôi nhiệt huyết trong tâm đầy chứa rồi
- Quyết phen này sống chết mà thôi
- Hãy xây dựng một nhà nước của nhân dân
- Và đây là khẩu hiệu của chúng ta:
- Nông dân, thợ thuyền, công nhân đoàn kết lại
- Bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình!
- Điệp khúc
Đoạn 5:
- Vọng lên tiếng súng căm hờn của đấu tranh
- Gào thét, đứng lên giành lại hòa bình
- Vùng lên, đoàn kết đấu tranh và chống lại
- Hãy chấm dứt sự nghèo đói của ta
- Hãy phất cao cờ tranh đấu của chúng ta
- Hãy thổi bùng lên ngọn lửa tháng Mười
- Lê-nin dẫn đường nhân dân vượt khó khăn
- Từ trong bão giông tiến lên huy hoàng!
- Điệp khúc
Đoạn 6:
- Vùng lên hãy phất cao ngọn cờ đấu tranh
- Vững bước tiến theo ngọn cờ của Đảng
- Tự do hạnh phúc độc lập ta quyết giành
- Cuộc sống chúng ta bừng sáng mùa xuân
- Đảng đã cho ta một mùa xuân đầy ước vọng
- Đảng truyền cho ta niềm tin, tương lai
- Thế giới quanh ta huy hoàng ngàn :tiếng ca
- Vầng dương hé sáng khắp nơi có Đảng
- Điệp khúc:
- Phất cao ngọn hồng kỳ thắm tươi
- Đảng của ta đã dẫn đường
- Tổ quốc tươi đẹp phát triển
- Chúng ta nguyện sẽ cống hiến!
- Phất cao ngọn hồng kỳ thắm tươi
- Đảng của ta đã chỉ lối
- Hạnh phúc độc lập và tự do
- Quyết xây đất nước tươi đẹp!
- Điệp khúc:
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Phóng sự Quốc tế: Bài Quốc tế ca. Truyền hình Nhân dân. ngày 2 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2020.
- ^ Nic Maclellan. Louise Michel: Rebel Lives. Ocean Press. tr. 7, 89.
- ^ Donny Gluckstein. “Decyphering 'The Internationale'”.
- ^ World Book Encyclopedia, 2018 ed., s.v. "Internationale, The"
- ^ “The International Anarchist Congress, Amsterdam, 1907” (PDF). www.fdca.it. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2018.
- ^ Фундаментальная Электронная Библиотека A. V. Lunacharskiy (ed.). "The International (in Russian)".