Phaolô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Giám mục
 
Phaolô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh P.S.S
Giám mục chính tòa Giáo phận Đà Nẵng
(2000 – 2006)[1]
Giáo hộiCông giáo Rôma
Chức vụ chính yếu
Giám mục chính tòa Giáo phận Đà Nẵng
Giáo tỉnhGiáo tỉnh Huế
TòaGiáo phận Đà Nẵng
Bổ nhiệmNgày 6 tháng 11 năm 2000
Hết nhiệmNgày 13 tháng 5 năm 2006
Tiền nhiệmPhanxicô Xaviê Nguyễn Quang Sách
Kế nhiệmGiuse Châu Ngọc Tri
Giám mục phó Giáo phận Đà Nẵng
Giáo tỉnhGiáo tỉnh Huế
TòaGiáo phận Đà Nẵng
Bổ nhiệmNgày 10 tháng 5 năm 2000
Hết nhiệmNgày 6 tháng 11 năm 2000
Tiền nhiệmPhanxicô Xaviê Nguyễn Quang Sách
Kế nhiệmKhuyết vị
Truyền chức
Thụ phongNgày 31 tháng 5 năm 1960
Tấn phongNgày 30 tháng 6 năm 2000
Thông tin cá nhân
Tên khai sinhNguyễn Bình Tĩnh
Sinh30 tháng 6, 1930 (93 tuổi)
Kim Sơn, Ninh Bình, Việt Nam
Cha mẹPhêrô Nguyễn Văn Thừa
Maria Nguyễn Thị Nhiên
Alma materHọc viện Công giáo Paris
Khẩu hiệu"Khiêm tốn phục vụ"
Cách xưng hô với
Phaolô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh
Danh hiệuĐức Giám mục
Trang trọngĐức Giám mục, Đức Cha
Thân mậtCha
Khẩu hiệu"Khiêm tốn phục vụ"
TòaGiáo phận Đà Nẵng

Phaolô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh (sinh 1930) là một Giám mục của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam.[2] Ông từng đảm trách vai trò Giám mục chính tòa của Giáo phận Đà Nẵng trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2006. Trước đó, ông cũng từng đảm nhận vai trò Giám mục phó Giáo phận Đà Nẵng.[3] Trong Hội đồng Giám mục Việt Nam, ông từng đảm trách vai trò Chủ tịch Uỷ ban Giáo sĩ – Chủng sinh nhiệm kỳ 2001 – 2004.[4] Khẩu hiệu Giám mục của ông là "Khiêm tốn phục vụ".[5]

Nguyễn Bình Tĩnh sinh tại Ninh Bình, là người con út trong một gia đình Công giáo. Ông cùng gia đình di cư vào Nam và theo học các chủng viện tại Vĩnh Long và Thị Nghè do các linh mục Xuân Bích giảng dạy. Sau quá trình tu học, ông được thụ phong linh mục năm 1960 và gia nhập Tu hội Xuân Bích năm 1961.

Linh mục Nguyễn Bình Tĩnh sau đó du học Pháp và hồi hương làm giáo sư các đại chủng viện Nha Trang và Huế. Từ năm 1970, ông đảm trách vai trò Giám đốc Đại chủng viện Xuân Bích, Huế. Sau biến cố năm 1975, ông giữ vai trò là linh mục chính xứ và thành viên Ban Cố vấn, Giám đốc Đại chủng viện, Tổng Đại diện Giáo phận Đà Nẵng.

Tháng 5 năm 2000, linh mục Nguyễn Bình Tĩnh được chọn làm giám mục phó Giáo phận Đà Nẵng. Ông được tấn phong giám mục cách gấp rút vào một tháng sau đó và kế vị chức giám mục chính tòa tháng 11 cùng năm. Ông hồi hưu vì lý do tuổi tác năm 2006, theo quy định của Giáo hội Công giáo.

Thân thế và thời kì linh mục[sửa | sửa mã nguồn]

Giám mục Nguyễn Bình Tĩnh sinh ngày 30 tháng 6 năm 1930 tại giáo xứ Phát Diệm, thuộc Giáo phận Phát Diệm (thuộc địa bàn xã Lưu Phương, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình ngày nay).[6] Song thân ông là ông Phêrô Nguyễn Văn Thừa và bà Maria Nguyễn Thị Nhiên. Nguyễn Bình Tĩnh là người con út trong gia đình.[6] Tên thánh của ông được đặt theo Thánh tử đạo Phaolô Lê Bảo Tịnh.

Thuở nhỏ, ông theo học tại Tiểu Chủng viện Ba Làng (thuộc phường Hải Thanh, Nghi Sơn, Thanh Hóa). Sau Hiệp định Genève, 1954, gia đình ông di cư vào Nam, ông được gửi theo học tại các Đại chủng viện Vĩnh Long và Đại Chủng viện Thị Nghè, do các linh mục Xuân Bích giảng dạy.[7]

Ngày 31 tháng 5 năm 1960, Nguyễn Bình Tĩnh được thụ phong linh mục, do Giám mục Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền chủ phong.[6] Ông là linh mục thuộc linh mục đoàn giáo phận Kon Tum.[8] Sau khi thụ phong, ngày 13 tháng 6 năm 1961, ông gia nhập Tu hội Xuân Bích (tiếng Latinh: Societas Presbyterorum a S. Sulpitio), làm công tác huấn luyện đào tạo chủng sinh. Linh mục Nguyễn Bình Tĩnh được cử đi du hoc tại Đại học Công giáo Paris. Sau khi tốt nghiệp, ông trở về Việt Nam và được bổ nhiệm làm giáo sư Đại Chủng viện Xuân Bích Nha Trang và Huế.[7]

Năm 1970, linh mục Phaolô Tịnh Tĩnh được chọn làm Giám đốc Tiểu Chủng viện Thánh Gioan, Đà Nẵng. Năm 1987, ông thôi giữ chức vụ Giám đốc Tiểu chủng viện, trở thành linh mục quản xứ Giáo xứ An Hải đến năm 1994. Năm 1994, ông được chọn làm Giám đốc Đại Chủng viện Xuân Bích Huế và đã giữ chức vụ này đến khi được chọn làm Giám mục.[6][7] Ngoài ra, ông còn là linh mục Chủ tịch Hội đồng Linh mục Giáo phận Đà Nẵng, Tổng Đại diện giáo phận Đà Nẵng và là thành viên Ban Cố vấn giáo phận.[9]

Trong thời gian linh mục, linh mục Nguyễn Bình Tĩnh từng đóng vai trò trợ phong trong nghi thức truyền chức giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Quang Sách năm 1975.[8]

Giám mục[sửa | sửa mã nguồn]

Giám mục Giáo phận Đà Nẵng Phanxicô Xaviê Nguyễn Quang Sách thỉnh nguyện Tòa Thánh cho một giám mục phó. Tuy vậy, thời gian kéo dài và giám mục Sách không được Tòa Thánh chấp thuận cho hồi hưu dù sức khỏe kém, và tuổi tác đã cao. Với sự giới thiệu của Thánh bộ Truyền giáo, Giáo hoàng đã chuẩn thuận bổ nhiệm ứng viên là linh mục Nguyễn Bình Tĩnh làm giám mục.[9] Ngày 10 tháng 5 năm 2000, Tòa Thánh công bố bổ nhiệm linh mục Phaolô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh, hiện là Giám đốc Đại Chủng viện Xuân Bích, Huế làm Giám mục Phó Giáo phận Đà Nẵng.[10][gc 1] Tân giám mục đã nhận nhiệm vụ giám mục ở tuổi "thất thập" với tâm trạng e ngại.[6][9]

Sáng sớm ngày 30 tháng 6 năm 2000, lễ tấn phong giám mục cho Giám mục Tân cử Nguyễn Bình Tĩnh được Giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Quang Sách chủ sự, với phần nghi thức chính yếu do Giám mục Sách làm chủ phong với sự phụ phong của hai giám mục: Phaolô Bùi Văn Đọc (Giám mục chính tòa Giáo phận Mỹ Tho) và Giám mục Phêrô Trần Thanh Chung (Giám mục chính tòa Giáo phận Kon Tum). Lễ tấn phong diễn ra nhanh chóng do lo ngại về sức khỏe của Giám mục chính tòa Nguyễn Quang Sách đang chuyển biến xấu. Tham dự lễ tấn phong ngoài hai giám mục phụ phong, có 12 giám mục, 3 linh mục giám quản giáo phận. Số linh mục khoảng 240 vị. Khoảng 9.000 giáo dân có mặt từ lúc 3 giờ sáng để được sắp xếp tham dự buổi lễ. Lý do buổi lễ được tổ chức vào sáng sớm là do sức khỏe của Giám mục Nguyễn Quang Sách. Ngoài ra, các yếu tố khác như các nghi lễ được đơn giản hóa tối đa. Tông sắc chưa đến Việt Nam nhưng Tòa Thánh đã gửi điện khẩn chấp thuận tấn phong cho tân giám mục. Đáp từ trong buổi lễ, tân giám mục cho biết việc (bổ nhiệm) đến trong sự ngỡ ngàng của người trong cuộc. Ông tự nhận mình chỉ là một giám mục chuyển tiếp và bất đắc dĩ.[9]

Ngày 6 tháng 11 năm 2000, Giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Quang Sách được chấp thuận đơn xin về hưu, với cương vị Giám mục phó, Giám mục Nguyễn Bình Tĩnh đương nhiên kế vị chức vụ Giám mục chính tòa Giáo phận Đà Nẵng.[7] Năm 2001, Uỷ ban Linh mục, Tu sĩ và Chủng sinh trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam được phân tách thành hai ủy ban: Uỷ ban Giáo sĩ và Chủng sinh và Uỷ ban Tu sĩ. Giám mục Tĩnh được chọn làm Chủ tịch Tiên khởi của Uỷ ban Tu sĩ – Chủng sinh và giữ vai trò này trong một nhiệm kỳ, kéo dài đến năm 2004.[4][12] tháng 7 năm 2001, ông có dịp gặp với hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận và cuộc gặp kéo dài vài giờ đồng hồ tại phòng riêng của hồng y Thuận.[13] Ông chính là người cho khởi công xây dựng công trình Tòa giám mục Đà Nẵng mới, trên phần đất chính ông xin từ chính quyền. Tuy vậy, công trình chưa kịp hoàn tất khi Giám mục Tĩnh hồi hưu.[14]

Năm 2002, Nguyễn Bình Tĩnh là giám mục duy nhất vắng mặt trong chuyến viếng thăm Ad Limina của Hội đồng Giám mục Việt Nam đến Rôma, dù không có giới hạn nào từ chính quyền Việt Nam.[15] Năm 2003, ông nhận định lạc quan về các quy định mới về kế hoạch hóa dân số, ví dụ như cấm sinh sản vô tính và mang thai hộ, do phù hợp với Giáo huấn Công giáo, tuy vậy cho phép các cặp vợ chồng hiếm muộn dùng các phương pháp kỹ thuật là không phù hợp với giáo huấn giáo hội.[16]

Ngày 13 tháng 5 năm 2006, Tòa Thánh công bố chấp nhận đơn xin về hưu của Giám mục Tĩnh, đồng thời bổ nhiệm linh mục Giuse Châu Ngọc Tri làm Giám mục chính tòa Giáo phận Đà Nẵng, kế vị Giám mục Tĩnh.[17] Lễ tấn phong cho Tân giám mục Giuse diễn ra ngay sau đó, vào ngày 4 tháng 8, do chính Giám mục Nguyễn Bình Tĩnh làm chủ phong,[14] giám mục phụ phong là các giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể – Tổng giám mục Tổng giáo phận Huế và Giám mục Antôn Vũ Huy Chương, giám mục chính tòa Giáo phận Hưng Hóa.[18] Giám mục Nguyễn Bình Tĩnh hưu dưỡng tại tu hội Xuân Bích tại Đà Nẵng.

Trong thời gian nghỉ hưu, Giám mục Nguyễn Bình Tĩnh vẫn thường tham gia các hoạt động mục vụ như cử hành lễ trao Bí tích Thêm Sức, thăm viếng các giáo dân, người nghèo và hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn. Năm 2010, Giáo phận Đà Nẵng tổ chức kỉ niệm 50 năm Linh mục, 10 năm Giám mục cho Giám mục Tĩnh, đánh dấu bằng lễ đồng tế có sự hiện diện của ba đời Giám mục chính tòa Giáo phận Đà Nẵng: Giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Quang Sách, Giám mục Phaolô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh và Giám mục đương nhiệm Giuse Châu Ngọc Tri, ngoài ra cùng đồng tế còn có giám mục Giáo phận Phát Diệm Giuse Nguyễn Năng, quê hương Giám mục Tĩnh và đông đảo linh mục Giáo phận.[6] Ông hiện đã lẫn, không còn nhận ra người quen.[19]

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Biết yêu và sống Lời Chúa, xuất bản năm 1993, Nhà xuất bản Thuận Hóa.[20]

Tông truyền[sửa | sửa mã nguồn]

Giám mục Phaolô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh được tấn phong giám mục năm 2000, thời Giáo hoàng Gioan Phaolô II, bởi:[8]

Giám mục Phaolô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh đóng vai trò chủ phong trong nghi thức truyền chức giám mục cho:[8]

Giám mục Phaolô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh đóng vai trò phụ phong trong nghi thức truyền chức giám mục cho:[8]

Linh mục Phaolô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh đóng vai trò trợ phong trong nghi thức truyền chức giám mục cho:[8]

Tóm tắt chức vụ[sửa | sửa mã nguồn]

Tiền nhiệm:
Phanxicô Xaviê Nguyễn Quang Sách
Giám mục Phó Giáo phận Đà Nẵng
2000
Kế nhiệm:
Khuyết
Tiền nhiệm:
Stêphanô Nguyễn Như Thể
Uỷ ban Linh mục, Tu sĩ và Chủng sinh.
Chủ tịch Uỷ ban Giáo sĩ – Chủng sinh
Hội đồng Giám mục Việt Nam[12]

2001 – 2004
Kế nhiệm:
Antôn Vũ Huy Chương
Tiền nhiệm:
Phanxicô Xaviê Nguyễn Quang Sách
Giám mục chính tòa Giáo phận Đà Nẵng[21]
2000 – 2006
Kế nhiệm:
Giuse Châu Ngọc Tri

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Cùng trong bản tin, Giáo hội Công giáo Việt Nam còn có tin tức Giám mục Raphael Nguyễn Văn Diệp từ nhiệm giám mục phó giáo phận Vĩnh Long và bổ nhiệm Tân giám mục Tôma Nguyễn Văn Tân làm giám mục phó giáo phận này.[11]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Kính nhớ và cầu nguyện cho các Giám mục Việt Nam đã qua đời”. Hội đồng Giám mục Việt Nam. Bản gốc lưu trữ Ngày 4 tháng 5 năm 2020. Truy cập Ngày 4 tháng 5 năm 2020.
  2. ^ “Danh sách các Giám mục người Việt Nam”. Hội đồng Giám mục Việt Nam. Bản gốc lưu trữ Ngày 4 tháng 5 năm 2020. Truy cập Ngày 4 tháng 5 năm 2020.
  3. ^ “Đức Cha Phaolô Nguyễn Bình Tỉnh, P.S.S. Nguyên Giám Mục Giáo Phận Đà Nẵng”. Taiwan Catholic. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 5 năm 2020. Truy cập Ngày 4 tháng 5 năm 2020.
  4. ^ a b “Nhìn lại chặng đường hình thành và phát triển của Hội đồng Giám mục Việt Nam qua 13 kỳ đại hội”. Ban Tôn giáo Chính phủ, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 2 năm 2019. Truy cập Ngày 3 tháng 5 năm 2020.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  5. ^ “KHẨU HIỆU CÁC GIÁM MỤC VIỆT NAM (1933 - 2001)”. Simon Hòa Đà Lạt. Bản gốc lưu trữ Ngày 4 tháng 5 năm 2020. Truy cập Ngày 4 tháng 5 năm 2020.
  6. ^ a b c d e f “Lễ mừng 50 năm linh mục, 10 năm Giám mục và thượng thọ 80 năm Đức Cha Phaolô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh”. Viet Catholic. Bản gốc lưu trữ Ngày 3 tháng 5 năm 2020. Truy cập Ngày 3 tháng 5 năm 2020.
  7. ^ a b c d “Đức Cha Phaolô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh, PSS Nguyên Giám mục GP. Đà Nẵng”. Tinh Thần. Bản gốc lưu trữ Ngày 3 tháng 5 năm 2020. Truy cập Ngày 3 tháng 5 năm 2020.
  8. ^ a b c d e f “Bishop Paul Nguyễn Bình Tinh, P.S.S. Bishop Emeritus of Đà Nẵng, Viet Nam”. Catholic Hierarchy. Truy cập Ngày 4 tháng 5 năm 2020.
  9. ^ a b c d “Bài tường thuật Thánh Lễ Phong Chức Giám Mục Phó Đà Nẵng Đức Cha Phaolô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh”. Taiwan Catholic. Bản gốc lưu trữ Ngày 4 tháng 5 năm 2020. Truy cập Ngày 4 tháng 5 năm 2020.
  10. ^ Văn phòng Báo Chí Tòa Thánh 2000, tr. 642
  11. ^ “Nominations and Resignations in a.d. 2000”. G Catholic. Bản gốc lưu trữ Ngày 3 tháng 5 năm 2000. Truy cập Ngày 3 tháng 5 năm 2020.
  12. ^ a b “GIỚI THIỆU ỦY BAN GIÁO SĨ VÀ CHỦNG SINH Trực Thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam”. Hội đồng Giám mục Việt Nam. Bản gốc lưu trữ Ngày 4 tháng 5 năm 2020. Truy cập Ngày 4 tháng 5 năm 2020.
  13. ^ “Giáo phận Đà Nẵng phân ưu”. Viet Catholic. Bản gốc lưu trữ Ngày 4 tháng 5 năm 2020. Truy cập Ngày 4 tháng 5 năm 2020.
  14. ^ a b Antôn Nguyễn Ngọc Sơn 2016, tr. 725
  15. ^ “Vietnamese Bishops Tell Pope of Increase in Catholics”. Zenit. Bản gốc lưu trữ Ngày 4 tháng 5 năm 2020. Truy cập Ngày 4 tháng 5 năm 2020.
  16. ^ “Đức Cha Nguyễn bình Tĩnh nói: Kế hoạch Dân số lạc quan nhưng mâu thuẫn với Giáo huấn Công Giáo”. Viet Catholic. Bản gốc lưu trữ Ngày 4 tháng 5 năm 2020. Truy cập Ngày 4 tháng 5 năm 2020.
  17. ^ “RINUNCE E NOMINE, 13.05.2006 ● RINUNCIA DEL VESCOVO DI ĐÀ NANG (VIÊT NAM) E NOMINA DEL SUCCESSORE”. Văn phòng Báo Chí Tòa Thánh. Bản gốc lưu trữ Ngày 3 tháng 5 năm 2020. Truy cập Ngày 3 tháng 5 năm 2020.
  18. ^ “Bishop Joseph Châu Ngọc Tri Bishop of Lạng Sơn et Cao Bằng, Viet Nam”. Catholic Hierarchy. Truy cập Ngày 4 tháng 5 năm 2020.
  19. ^ “Một vài kỷ niệm về cha bề trên (Đức Cha Phaolô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh)”. Văn Thơ Công giáo. Bản gốc lưu trữ Ngày 8 tháng 1 năm 2020. Truy cập Ngày 4 tháng 5 năm 2020.
  20. ^ “Biết yêu và sống Lời Chúa”. Thư viện Đại chủng viện Bùi Chu. Bản gốc lưu trữ Ngày 4 tháng 5 năm 2020. Truy cập Ngày 4 tháng 5 năm 2020.
  21. ^ “Diocese of Đà Nang, Vietnam”. G Catholic. Bản gốc lưu trữ Ngày 3 tháng 5 năm 2000. Truy cập Ngày 3 tháng 5 năm 2020.

Tài liệu tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Antôn Nguyễn Ngọc Sơn (Chủ biên) (2016), Niên giám Giáo hội Công giáo Việt Nam 2016, Nhà xuất bản Tôn giáo
  • Văn phòng Báo chí Tòa Thánh (2000), Acta Apostolicae Sedis 2000 (PDF), Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, Bản gốc (PDF) lưu trữ Ngày 3 tháng 5 năm 2020

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]