Giuse Phạm Văn Thiên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Giám mục
 
Giuse Phạm Văn Thiên
Giám mục chính tòa Tiên khởi
Giáo phận Phú Cường (1965–1993)
Giáo hộiCông giáo Rôma
Chức vụ chính yếu
Giám mục chính tòa Phú Cường
Giáo tỉnhGiáo tỉnh Sài Gòn
TòaGiáo phận Phú Cường
Bổ nhiệmNgày 14 tháng 10 năm 1965
Hết nhiệmNgày 10 tháng 5 năm 1993
Tiền nhiệmTiên khởi
Kế nhiệmLouis Hà Kim Danh
Truyền chức
Thụ phongNgày 17 tháng 3 năm 1934
Tấn phongNgày 6 tháng 1 năm 1966
Thông tin cá nhân
SinhNgày 2 tháng 5 năm 1907
Đất Đỏ, Bà RịaVũng Tàu, Việt Nam
MấtNgày 15 tháng 2 năm 1997 (90 tuổi)
Bình Dương, Việt Nam
Khẩu hiệu"Ơn Chúa ở cùng tôi"
Cách xưng hô với
Giuse Phạm Văn Thiên
Danh hiệuĐức Giám mục
Trang trọngĐức Giám mục, Đức Cha
Thân mậtCha
Khẩu hiệuGratia Dei mecum
TòaGiáo phận Phú Cường

Giuse Phạm Văn Thiên (1907–1997)[1] là một giám mục của Giáo hội Công giáo người Việt Nam. Ông là Giám mục tiên khởi của Giáo phận Phú Cường,[2] cũng nguyên là giám đốc Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn. Khẩu hiệu giám mục của ông là "Ơn Chúa ở cùng tôi".[3]

Tu tập và thời kì làm linh mục[sửa | sửa mã nguồn]

Giám mục Phạm Văn Thiên sinh ngày 2 tháng 5 năm 1907 tại Đất Đỏ, Bà Rịa, Vũng Tàu (nay thuộc thị trấn Đất Đỏ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), thuộc Giáo phận Bà Rịa.

Năm 1918, ông vào Tiểu chủng viện Sài Gòn và nhập đại chủng viện năm 1927.[3]

Ngày 17 tháng 3 năm 1934, ông được thụ phong linh mục.

Từ năm 1934 đến năm 1935, ông làm Phó sở Cái Mơn, Bến Tre.

Từ năm 1935 đến năm 1948, ông làm Giáo sư Tiểu chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn.

Từ năm 1948 đến năm 1956, ông làm Chánh sở Chí Hòa.

Năm 1956, ông làm Chánh sở Vũng Tàu.

Từ năm 1957 đến năm 1960, ông làm Chánh xứ Nhà thờ chính tòa Sài Gòn.[1] Năm 1958, khi đi dự đại hội Thánh Mẫu ở Vatican, ông đã đặt tạc một tượng Đức Mẹ Hòa Bình bằng đá cẩm thạch và vào ngày 16 tháng 2 năm 1959, lễ dựng tượng và dâng tước hiệu Nữ Vương Hòa Bình đã diễn ra, do bức tượng này mà từ đó nhà thờ chính tòa Sài Gòn có tên gọi là Nhà thờ Đức Bà.[4]

Ngày 24 tháng 11 năm 1960, Tòa Thánh thiết lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam. Vào tháng 7 năm 1961, Tổng Giám mục Sài Gòn Phaolô Nguyễn Văn Bình đã bổ nhiệm ông làm Giám đốc Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn, đây là vị Giám đốc người Việt Nam đầu tiên của Đại chủng viện.[5][6] Trước đó với vai trò là giáo sư Tiểu chủng viện Sài Gòn và sau này là Giám đốc đại chủng viện, ông đã có công sức rất lớn trong việc đào tạo nhiều linh mục của Tổng giáo phận Sài Gòn.

Giám mục[sửa | sửa mã nguồn]

Khi Giáo phận Phú Cường được thành lập, ngày 14 tháng 10 năm 1965, ông được Vatican bổ nhiệm làm giám mục đầu tiên của tân giáo phận Phú Cường. Lễ tấn phong Giám mục ngày 6 tháng 1 năm 1966 tại Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn do Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình chủ phong cùng với hai Giám mục phụ phong là Gioan Cassaigne SanhSimon Hòa Nguyễn Văn Hiền. Ông chính thức nhận Giáo phận Phú Cường ngày 12 tháng 1 năm 1966.[2].

Ông là người đã có nhiều công lao trong việc xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của Giáo phận Phú Cường. Năm 1967, ông cho xây dựng Tiểu Chủng viện ở Gò Cầy, lập Trung tâm Bác Ái ở Lái Thiêu; năm 1968, xây dựng trường Thánh Giuse; năm 1970 tiếp nhận dòng Con Đức Mẹ từ Campuchia về định cư tại Phú Cường; năm 1972, xây dựng Tòa Giám mục và năm 1974 xây dựng Tu viện Lời Chúa lo cho công cuộc truyền giáo,[7] sau đó tu viện này được sáp nhập vào Hội dòng Thừa Sai Đức Tin tại Rôma. Năm 1972, với vai trò giám mục, ông bổ nhiệm linh mục Antôn Maria Phan Sĩ Nguyên làm Giám đốc Đệ tử Viện Truyền giáo (Tu viện Lời Chúa) thuộc phường Phú Thọ Hòa (Bình Dương).[8] Ngày 28 tháng 6 năm 1992, ông đã phê chuẩn bản tường trình "Tu hội Tâm hồn Sống Thánh Thể" và cho phép thử nghiệm. Quyết định phê chuẩn này đã đặt nền tảng cho hoạt động của Tu hội Sống Thánh Thể [9]. Ông đã được bổ nhiệm làm thành viên Thánh bộ Nghi Thức thuộc Giáo triều Rôma ngày 6 tháng 8 năm 1968.[10]

Năm 1970, Ủy ban Phụng vụ – Thánh nhạc – Mỹ thuật Tôn giáo do Giám mục Giuse Phạm Văn Thiên làm chủ tịch, có xuất bản tập san Phụng vụ (số đầu tiên ra vào tháng 12 năm 1970, trong đó có 3 phần: Phụng vụ, Thánh nhạc, Mỹ thuật Tôn giáo) nhưng chưa kể là tờ báo chuyên về thánh nhạc.[cần dẫn nguồn]Ông cũng là tác giả của cuốn sách có tính chất suy niệm "Từ Thánh Thể đến Chúa Ba Ngôi." [11]

Ông được coi là một người ít nói, nhưng có nếp sống kỷ luật, nghiêm khắc và rất đúng giờ.[11]

Ông được chấp thuận nghỉ hưu ngày 10 tháng 5 năm 1993 sau 28 năm cai quản giáo phận Phú Cường và qua đời tại Tòa Giám mục Phú Cường ngày 15 tháng 2 năm 1997, thọ 91 tuổi.[5]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Vietnamese Missionaries in Asia Home Page. “Đức Cha Giuse Phạm Văn Thiên, Nguyên Giám mục Giáo phận Phú Cường”. Vietnamese Missionaries in Asia. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2012.
  2. ^ a b Lm. VŨ XUÂN HẠNH, trích Bản Tin Công giáo Việt Nam (ngày 14 tháng 1 năm 2006). “GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG – 40 NĂM THÀNH LẬP”. Giáo phận Đà Lạt. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2012.
  3. ^ a b WHĐ (ngày 6 tháng 11 năm 2009). “Giám mục Giuse Phạm Văn Thiên”. Tổng Giáo phận Tp. HCM. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2012.
  4. ^ “Lịch sử Nhà thờ Đức Bà Sàigòn”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2013.
  5. ^ a b vietcatholic. “Chân dung linh mục Việt Nam: Giám mục Giuse Phạm Văn Thiên”. vietcatholic.net. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2012.
  6. ^ Giáo phận Buôn Mê Thuột. “Đại chủng viện Thánh Giuse Sàigòn: 150 năm nhìn lại”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2013.
  7. ^ “Đôi nét tiểu sử giáo phận Phú Cường”.
  8. ^ “Giáo xứ Bà Lụa, Giáo phận Phú Cường”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2013.
  9. ^ “Giới thiệu Tu Hội Sống Thánh Thể”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2013.
  10. ^ Văn phòng Báo Chí Tòa Thánh 1968, tr. 235
  11. ^ a b Hội đồng Giám mục Việt Nam. “Giám mục Giuse PHẠM VĂN THIÊN (1907–1997) Giám mục tiên khởi giáo phận Phú Cường”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2013.

Tài liệu tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]