Cầu Cảng Sydney

(Đổi hướng từ Cầu cảng Sydney)
Cầu cảng Sydney
Vị tríSydney, Australia
(33°51′8″N 151°12′38″Đ / 33,85222°N 151,21056°Đ / -33.85222; 151.21056)
Tuyến đườngxe lửa, xe hơi, xe máy, người đi bộ
Bắc quaPort Jackson
Tọa độ33°51′08″N 151°12′39″Đ / 33,8522°N 151,2107°Đ / -33.8522; 151.2107
Tên chính thứcSydney Harbour Bridge
Thông số kỹ thuật
Kiểu cầucầu vòm
Tổng chiều dài1149 mét (3.770 ft)
Rộng49 mét (161 ft)
Cao139 mét (456 ft)
Nhịp chính503 mét (1.650 ft)
Độ cao gầm cầu49 mét (161 ft) tính chỗ võng giữa cầu.
Lịch sử
Đã thông xe19 tháng 3 năm 1932
Vị trí
Map

Cầu Cảng Sydney (Sydney Harbour Bridge) là cầu chính bắc qua cảng Sydney, là công trình phục vụ xe lửa, xe cơ giới, xe đạp và khách bộ hành khu thương mại trung tâm Sydney (Sydney CBD) và vùng North Shore (mạn biển Bắc). Cầu Cảng Sydney, cùng với cảng, Nhà hát Opera Sydney gân kề là những hình ảnh biểu tượng của Sydney và nước Úc. Cầu Cảng Sydney có biệt danh là "Cái móc áo" (tiếng Anh: The Coathangcarngboiwr) do kiến trúc vòm của nó.[1][2]

Dưới sự dẫn dắt của kiến trúc sư John Bradfield thuộc Sở Công trình Công cộng, Bang New South Wales, cầu được thiết kế và xây dựng bởi công ty Dorman Long, Anh Quốc, và được khánh thành năm 1932. Thiết kế của cầu chịu ảnh hưởng bởi Cầu Cổng Địa ngục (Hell Gate Bridge), thành phố New York. Cầu Cảng Sydney có nhịp chính dài thứ 6 trên thế giới, là cầu vòm cao nhất thế giới, 134 m từ đỉnh cầu xuống mực nước sông. Với chiều rộng 48,8 m, cầu có nhịp dẫn rộng nhất thế giới, trước khi công trình Cầu Cảng MannVancouver hoàn thành năm 2012.[3][4]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu cảng cùng Nhà hát Opera Sydney

Một đầu cầu là Dawes Point (trong khu vực The Rocks của Sydney).

Đoạn đường băng qua cầu gọi là Bradfield Highway, Sydney dài khoảng 1.5 dặm là đường xa lộ dài nhất ở Úc. (Đường ngắn nhất, cũng được gọi là Bradfield Highway, là ở trên cầu StoryBrisbane).

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “7BridgesWalk.com.au”. Bridge History. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2006.
  2. ^ “Sydney Harbour Bridge”. Australian Government. 14 tháng 8 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2012.
  3. ^ “Widest Bridge”. Guinness World Records. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2012.
  4. ^ “Port Mann Bridge”. TRANSPORTATION INVESTMENT CORPORATION. British Columbia: Province of British Columbia. 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2012. Once complete, the new 10-lane Port Mann Bridge will the second largest and longest cable-supported bridge in North America, and at 65 metres wide it will be the widest bridge in the world.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Hình ảnh video trực tiếp:

Hình chụp: