Bước tới nội dung

Danh sách lớp tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ được chế tạo theo từng lớp khác nhau, sử dụng một thiết kế duy nhất cho một số lượng lớn các tàu. Những thay đổi, những cải tiến liên tục được áp dụng cho các thiết kế, vì vậy những tàu thuộc lớp sau này có thể có nhiều tiến bộ hơn so với các lớp trước đó. Ngoài ra, các tàu được sửa đổi, đôi khi một cách rộng tãi rộng rãi nên sẽ tạo ra những sự riêng biệt so với tiêu chuẩn của lớp. Nhìn chung, tất cả các tàu của một lớp đều có một sự tương đồng rõ rệt.

Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất

[sửa | sửa mã nguồn]
Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất
Tên lớp Số lượng Con tàu đầu tiên được đặt lườn Con tàu cuối cùng được đưa vào hoạt động Ghi chú
Alligator[1] 1 1861 1862 Tàu ngầm đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ. Được chế tạo để bảo vệ các đoàn tàu gỗ khỏi tàu chiến bọc thép.
Holland[2][3] 1 1896 1900 5 chiếc được đóng; duy nhất tàu Holland (SS-1) được đưa vào biên chế trong Hải quân Hoa Kỳ và được coi là tàu ngầm đầu tiên được đặt hàng và chế tạo cho Hải quân Hoa Kỳ.
Plunger[4][5][6] 7 1900 1903 Được đổi tên thành lớp A vào tháng 11 năm 1911, sau khi Hải quân ngừng việc đặt tên cho tàu ngầm. Là phiên bản cải tiến và mạnh mẽ hơn lớp Holland.
B[7][8][9][10] 3 1905 1907 Tên gốc của lớp là Viper, lớp tàu cuối cùng có thiết kế giống lớp Holland.
C[11] 5 1905 1910 Được thiết kế bởi Lawrence York Spear, một sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ. Tên gốc của lớp là Octopus.
D[12] 3 1908 1910 Tên gốc của lớp là Narwhal. Được thiết kế với với khoang sinh tồn cho thủy thủ đoàn trong trường hợp bị ngập.
E[13] 2 1909 1912 Lớp tàu ngầm đầu tiên chạy bằng động cơ diesel của Hải quân Hoa Kỳ
F[14] 4 1909 1913 .
G[15][16][17][18] 4 1909 1914
H[19][20] 9 1911 1918 3 chiếc được đặt hàng bởi Hải quân Hoa Kỳ. 17 chiếc được đặt hàng bởi Hải quân Đế quốc Nga, 11 chiếc được giao. 6 chiếc còn lại được Hải quân Hoa Kỳ mua lại.
K[21][22] 8 1912 1912 4 tàu ngầm của lớp, K-1 (SS-32), K-2 (SS-33), K-5 (SS-36), K-6 (SS-37) là những tàu ngầm Mỹ đầu tiên tham chiến tại Chiến tranh thế giới thứ nhất.
L[23] 11 1914 1918 Lớp tàu ngầm đầu tiên được lắp đặt pháo trên boong tàu. Được thiết kế cho nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ bờ biển.
M-1[24] 1 1914 1918 Có thiết kế khoang kép và lớn hơn lớp K khoảng 20%.
N[25] 7 1915 1918 Thiết kế cho nhiệm vụ tuần tra bờ biển
O[26][27] 16 1916 1918 Mỗi chiếc có giá khoảng $550,000. Có động cơ diesel mạnh mẽ và thủy thủ đoàn có giường nằm và tủ đồ riêng. Các tàu từ O-11 tới O-16 là phiên bản cải tiến.
AA-1[28] 3 1916 1922 Được đổi tên thành lớp T. Được thiết kế để với tầm hoạt động 5.540 dặm (8.920 km) ở vận tốc 14 hải lý trên giờ (7,2 m/s), nhưng chỉ đạt 3.000 dặm (4.800 km) ở 11 hải lý trên giờ (5,7 m/s). Thiết kế "tàu ngầm chủ lực" đầu tiên - có thể di chuyển đủ nhanh (21 hải lý trên giờ (11 m/s)) với các thiết giáp hạm. Lớp gấp đôi so với các lớp trước đó. Thiết kế động cơ kém hiệu quả khiến các tàu nhanh chóng bị loại biên chế vào năm 1923 và bị tháo dỡ vào năm 1930.

Chiến tranh thế giới thứ nhất

[sửa | sửa mã nguồn]
Chiến tranh thế giới thứ nhất
Tên lớp Số lượng Con tàu đầu tiên được đặt lườn Con tàu cuối cùng được đưa vào hoạt động Ghi chú
R [29] [30] 20 1917 1918 Tháp chỉ huy lớn hơn để dùng làm sở chỉ huy chiến đấu của thuyền trưởng. Trang bị ngư lôi Mark 10 và có tầm hoạt động 5.000 dặm (8.000 km) ở vận tốc 10 hải lý trên giờ (5,1 m/s) .
R-21 [31] 7 1917 1919 Mang thiết kế tương tự lớp R, nhưng nhỏ hơn và sử dụng ống phóng ngư lôi 18 inch. Bị tháo dỡ vào năm 1930.
S 51 1917 1922 Được chia thành bốn nhóm tàu với các thiết kế khác nhau.

Giữa hai cuộc chiến tranh

[sửa | sửa mã nguồn]
Giữa hai cuộc chiến tranh
Tên lớp Số lượng Con tàu đầu tiên được đặt lườn Con tàu cuối cùng được đưa vào hoạt động Ghi chú
Barracuda 3 USS Barracuda (SS-163)USS Bass (SS-164)20 tháng 10 năm 1921 USS Bonita (SS-165)
22 tháng 5 năm 1926
Argonaut 1 1 tháng 5 năm 1925 2 tháng 4 năm 1928 Tàu ngầm làm nhiệm vụ rải mìn
Narwhal 2 USS Narwhal (SS-167)
10 tháng 5 năm 1927
USS Nautilus (SS-168)
1 tháng 7 năm 1930
Dolphin 1 14 tháng 6 năm 1930 1 tháng 6 năm 1932
Cachalot 2 USS Cachalot (SS-170)
7 tháng 10 năm 1931
USS Cuttlefish (SS-171)
8 tháng 6 năm 1934
Porpoise 10 USS Porpoise (SS-172)
24 tháng 10 năm 1933
USS Pompano (SS-181)
12 tháng 6 năm 1937
Salmon 6 USS Salmon (SS-182)
15 tháng 4 năm 1936
USS Skipjack (SS-184)
30 tháng 6 năm 1938
Sargo 10 USS Sargo (SS-188)
12 tháng 5 năm 1937
USS Seawolf (SS-197)
1 tháng 12 năm 1939
Tambor 12 USS Tambor (SS-198)
16 tháng 1 năm 1939
USS Grayback (SS-208)
30 tháng 6 năm 1941
Mackerel 2 USS Mackerel (SS-204)
6 tháng 10 năm 1939
USS Marlin (SS-205)
1 tháng 8 năm 1941
Gato 77 USS Drum (SS-228)
11 tháng 9 năm 1940
USS Croaker (SS-246)
21 tháng 4 năm 1944
Drum chỉ là chiếc duy nhất được đưa vào hoạt động trước khi Hoa Kỳ tham gia Thế chiến thứ hai

Chiến tranh thế giới thứ hai

[sửa | sửa mã nguồn]
Chiến tranh thế giới thứ 2
Tên lớp Số lượng Con tàu đầu tiên được đặt lườn Con tàu cuối cùng được đưa vào hoạt động Ghi chú
Balao 120 USS Devilfish (SS-292)
31 tháng 3 năm 1942
USS Tiru (SS-416)
1 tháng 9 năm 1948
120 chiếc được hoàn thành, 62 chiếc bị hủy, 14 chiếc bị mất trong chiến đấu
Tench 29 USS Amberjack (SS-522), USS Grampus (SS-523), USS Pickerel (SS-524)USS Grenadier (SS-525)
8 tháng 2 năm 1944
USS Grenadier (SS-525)
10 tháng 2 năm 1951
29 chiếc được hoàn thành. 51 chiếc bị hủy, 1 chiếc bị mất trong chiến đấu

Chiến tranh Lạnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tàu ngầm Diesel-Điện (SS, SSK và SSG)

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên lớp Số lượng Con tàu đầu tiên được đặt lườn Con tàu cuối cùng được đưa vào hoạt động Ghi chú Hình ảnh
Barracuda 3 USS Barracuda (SSK-1)
1 tháng 7 năm 1949
USS Bonita (SSK-3)
11 tháng 1 năm 1952
Tang 6 USS Tang (SS-563)
18 tháng 4 năm 1949
USS Gudgeon (SS-567)
21 tháng 11 năm 1952
Grayback 2 USS Grayback (SSG-574)
1 tháng 7 năm 1954
USS Growler (SSG-577)
30 tháng 8 năm 1958
Tàu ngầm mang tên lửa hành trình Regulus
Darter 1 10 tháng 11 năm 1954 20 tháng 10 năm 1956
Barbel 3 USS Barbel (SS-580)
18 tháng 5 năm 1956
USS Blueback (SS-581)
15 tháng 10 năm 1959
  • Lớp tàu ngầm đầu tiên với thân dạng con thoi.
  • Những chiếc tàu ngầm chạy bằng năng lượng điện thông thường cuối cùng của Hải quân Hoa Kỳ

Tàu ngầm Hạt nhân (SSN)

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên lớp Số lượng Con tàu đầu tiên được đặt lườn Con tàu cuối cùng được đưa vào hoạt động Ghi chú Hình ảnh
Nautilus 1 14 tháng 6 năm 1952 30 tháng 9 năm 1954 Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên; thiết kế với thân tàu mở rộng.
Seawolf 1 7 tháng 12 năm 1953 30 tháng 3 năm 1957 Dùng lò phản ứng S2G làm mát bằng kim loại lỏng (natri) (được thay thế bằng lò phản ứng nước điều áp vào năm 1959)
Skate 4 USS Skate (SSN-578)
21 tháng 7 năm 1955
USS Seadragon (SSN-584)
5 tháng 12 năm 1959
Skipjack 6 USS Skipjack (SSN-585)
29 tháng 5 năm 1956
USS Snook (SSN-592)
24 tháng 10 năm 1961
  • Lớp tàu ngầm hạt nhân đầu tiên có thân tàu dạng con thoi.
  • USS Scorpion bị mất tích trên biển năm 1968.
Thresher/Permit 14 USS Thresher (SSN-593)
28 tháng 5 năm 1958
USS Gato (SSN-615)
25 tháng 1 năm 1968
Thiết kế với hệ thống sonar hình cầu được đặt ở mũi tàu. Đổi tên thành lớp Permit sau khi USS Thresher (SSN-593) chìm vào năm 1963
Tullibee 1 26 tháng 5 năm 1958 9 tháng 11 năm 1960 Dùng bộ truyền động turbo tăng áp điện
Sturgeon 37 USS Sturgeon (SSN-637)
10 tháng 8 năm 1963
USS Richard B. Russell (SSN-687)
16 tháng 8, 1975
Bản thiết kế lại của lớp Thresher/Permit và sử dụng những kinh nghiệm rút ra sau vụ tai nạn của chiếc Thresher .
Narwhal 1 17 tháng 1 năm 1966 12 tháng 7 năm 1969 Sử dụng lò phản ứng S5G tuần hoàn tự nhiên
Glenard P. Lipscomb 1 5 tháng 6 năm 1971 21 tháng 12 năm 1974 Sử dụng bộ truyền động turbo tăng áp điện
Los Angeles 62 USS Los Angeles (SSN-688)
8 tháng 1 năm 1972
USS Cheyenne (SSN-773)
13 tháng 9 năm 1996
62 chiếc được hạ thủy, 28 chiếc còn trong biên chế
Seawolf 3 USS Seawolf (SSN-21)
25 tháng 10 năm 1989
USS Jimmy Carter (SSN-23)
19 tháng 2 năm 2005
Thiết kế tiền đề cho lớp Los Angeles. Do chi phí chế tạo cao nên chỉ có ba chiếc được đóng.

Tàu ngầm Hạt nhân mang Tên lửa Hành trình (SSGN)

[sửa | sửa mã nguồn]
Lưu ý: Nhiều tàu đã được cải biên thành tàu ngầm mang tên lửa hành trình sau khi đóng, USS Halibut là con tàu duy nhất được chế tạo với đúng định dạng SSGN của Hải quân Hoa Kỳ
Tên lớp Số lượng Con tàu đầu tiên được đặt lườn Con tàu cuối cùng được đưa vào hoạt động Ghi chú Hình ảnh
Halibut 1 11 tháng 4 năm 1957 4 tháng 1 năm 1960 Tàu ngầm mang tên lửa hành trình Regulus

Tàu ngầm Hạt nhân mang Tên lửa Đạn đạo (SSBN)

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên lớp Số lượng Con tàu đầu tiên được đặt lườn Con tàu cuối cùng được đưa vào hoạt động Ghi chú
George Washington 5 USS George Washington (SSBN-598)
1 tháng 11 năm 1957
USS Abraham Lincoln (SSBN-602)
11 tháng 3 năm 1961
Ethan Allen 5 USS Ethan Allen (SSBN-608)
14 tháng 9 năm 1959
USS Thomas Jefferson (SSBN-618)
4 tháng 1, 1963
Ethan Allen là chiếc SSBN duy nhất bắn tên lửa thật và kích nổ đầu đạn hạt nhân ở buổi thử nghiệm.
Lafayette 9 USS Lafayette (SSBN-616)
17 tháng 1, 1961
USS John Adams (SSBN-620)
12 tháng 5 năm 1964
James Madison 10 USS Daniel Boone (SSBN-629)
6 tháng 2 năm 1962
USS Nathanael Greene (SSBN-636)
19 tháng 12 năm 1964
Benjamin Franklin 12 USS Benjamin Franklin (SSBN-640)
25 tháng 5 năm 1963
USS Will Rogers (SSBN-659)
1 tháng 4 năm 1967
Thiết kế dựa trên kinh nghiệm thu được sau vụ tai nạn của tàu ngầm Thresher .
Ohio 18 USS Ohio (SSBN-726)
10 tháng 4 năm 1976
USS Louisiana (SSBN-743)
6 tháng 9 năm 1997

Phương tiện Lặn sâu (DSV)

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên lớp Số lượng Con tàu đầu tiên được đặt lườn Con tàu cuối cùng được đưa vào hoạt động Chú thích Hình ảnh
Trieste 2 Trieste (DSV-0)
năm 1958
Trieste II (DSV-1)
năm 1969
Trieste là tàu ngầm đầu tiên điều khiển bởi nhà thám hiểm đại dương người Thụy Sĩ Jacques Piccard và Đại úy Hải quân Hoa Kỳ Don Walsh lặn xuống đáy của Vực thẳm Challenger vào năm 1960.
Alvin 4 Alvin (DSV-2)
5 tháng 6 năm 1964
Nemo (DSV-5)
năm 1970
NR-1 1 10 tháng 6 năm 1967 27 tháng 10 năm 1969

Các loại tàu ngầm khác (SST, SSR, AGSS & SSRN)

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên lớp Số lượng Con tàu đầu tiên được đặt lườn Con tàu cuối cùng được đưa vào hoạt động Ghi chú
Albacore 1 15 tháng 3 năm 1952 6 tháng 12 năm 1953 Tàu ngầm dạng con thoi không trang bị vũ khí
T-1 2 USS Mackerel (SST-1),

1 tháng 4 năm 1952

USS Marlin (SST-2)
20 tháng 11 năm 1953
Tàu ngầm huấn luyện
Sallfish 2 USS Sailfish (SSR-572)
8 tháng 12 năm 1953
USS Salmon (SSR-573)
25 tháng 8 năm 1956
Mang trạm radar chỉ huy trên boong tàu
Triton 1 29 tháng 5 năm 1956 10 tháng 11 năm 1959 Mang trạm radar chỉ huy trên boong tàu. Tàu ngầm duy nhất của phương Tây sử dụng hai lò phản ứng hạt nhân.
Dolphin 1 9 tháng 11 năm 1962 17 tháng 8 năm 1968 Tàu ngầm dùng để nghiên cứu và phát triển các công nghệ lặn sâu; tàu ngầm diesel-điện cuối cùng còn hoạt động của Hải quân Hoa Kỳ; ngừng hoạt động ngày 15 tháng 1 năm 2007

Hậu chiến tranh Lạnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Hậu chiến tranh lạnh
Tên lớp Số lượng Con tàu đầu tiên được đặt lườn Con tàu cuối cùng được đưa vào hoạt động Ghi chú
Virginia 48 (theo kế hoạch) USS Virginia (SSN-774)
2 tháng 9 năm 1999
USS Vermont (SSN-792)
18 tháng 4 năm 2020
19 đã được đưa vào hoạt động (Tính đến tháng 4 năm 2020)
Columbia 12 (dự kiến) USS Columbia (SSBN-826)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Alligator IV (Submarine)”. Dictionary of American Naval Fighting Ships. Naval History and Heritage Command. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2016.
  2. ^ “USS Holland (Submarine # 1) -- Construction”. USN Ships. Department of the Navy. 10 tháng 6 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2009.
  3. ^ “Holland I (SS-1)”. Dictionary of American Naval Fighting Ships. Naval History and Heritage Command. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2016.
  4. ^ “A-1 I (Submarine Torpedo Boat No. 2)”. Dictionary of American Naval Fighting Ships. Naval History and Heritage Command. 4 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2016.
  5. ^ “A-2 (Submarine Torpedo Boat No. 3)”. Dictionary of American Naval Fighting Ships. Naval History and Heritage Command. 31 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2016.
  6. ^ “A-5 (Submarine Torpedo Boat No. 6)”. Dictionary of American Naval Fighting Ships. Naval History and Heritage Command. 31 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2016.
  7. ^ “B class - Navy Ships”. Military Factory. 3 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2009.
  8. ^ “B-1”. Dictionary of American Naval Fighting Ships. Department of the Navy. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2009.
  9. ^ “B-3”. Dictionary of American Naval Fighting Ships. Department of the Navy. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2009.
  10. ^ John Pike. “SS-10 B-1 Viper”.
  11. ^ Pike, John (27 tháng 4 năm 2005). “SS-9 C-1 Octopus”. globalsecurity.org. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2009.
  12. ^ Pike, John (27 tháng 4 năm 2005). “SS-17 D-1 Narwhal”. globalsecurity.org. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2009.
  13. ^ Pike, John (27 tháng 4 năm 2005). “SS-24 E-1 Skipjack”. globalsecurity.org. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2009.
  14. ^ Pike, John (27 tháng 4 năm 2005). “SS-20 F-1 Carp”. globalsecurity.org. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2009.
  15. ^ Pike, John (27 tháng 4 năm 2005). “SS-19(1/2) G-1 Seal”. globalsecurity.org. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2009.
  16. ^ “G-1”. Dictionary of American Naval Fighting Ships. Department of the Navy. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2009.
  17. ^ “G-4”. Dictionary of American Naval Fighting Ships. Department of the Navy. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2009.
  18. ^ “California Naval History: The City of Los Angeles . . . An Inland City with the First Submarine Base on the Pacific Coast”. militarymuseum.org. 2002. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2009.
  19. ^ Pike, John (27 tháng 4 năm 2005). “SS-28 H-1 Seawolf”. globalsecurity.org. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2009.
  20. ^ “H-9”. Dictionary of American Naval Fighting Ships. Department of the Navy. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2009.
  21. ^ Pike, John (27 tháng 4 năm 2005). “SS-32 K-1 Haddock”. globalsecurity.org. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2009.
  22. ^ “USS K-1 (Submarine # 32)”. USN Ships. Department of the Navy. 17 tháng 6 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2009.
  23. ^ Pike, John (27 tháng 4 năm 2005). “SS-40 L-1”. globalsecurity.org. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2009.
  24. ^ Pike, John (27 tháng 4 năm 2005). “SS-47 M-1”. globalsecurity.org. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2009.
  25. ^ Pike, John (27 tháng 4 năm 2005). “SS-53 N-1”. globalsecurity.org. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2009.
  26. ^ Pike, John (8 tháng 6 năm 2005). “SS-62 O-1”. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2009.
  27. ^ Pike, John (27 tháng 4 năm 2005). “SS-72 O-11”. globalsecurity.org. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2009.
  28. ^ Pike, John (27 tháng 4 năm 2005). “SS-52 T-1 Schley”. globalsecurity.org. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2009.
  29. ^ Pike, John (27 tháng 4 năm 2005). “SS-78 R-1”. globalsecurity.org. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2009.
  30. ^ “R-20”. Dictionary of American Naval Fighting Ships. Department of the Navy. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2009.
  31. ^ Pike, John (27 tháng 4 năm 2005). “SS-98 R-21”. globalsecurity.org. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2009.


Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]