Bước tới nội dung

Nhót

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Elaeagnus latifolia)
Elaeagnus latifolia
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
Ngành (divisio)Magnoliophyta
Lớp (class)Magnoliopsida
Bộ (ordo)Rosales
Họ (familia)Elaeagnaceae
Chi (genus)Elaeagnus
Loài (species)E. latifolia
Danh pháp hai phần
Elaeagnus latifolia
L.
Danh pháp đồng nghĩa[1]
  • Elaeagnus kologa subsp. ceylanica Servett.
  • Elaeagnus kologa subsp. grisebachii Servett.
  • Elaeagnus kologa subsp. macrophylla Servett.
  • Elaeagnus kologa subsp. wightii Servett.
  • Elaeagnus punctata Schltdl.
  • Elaeagnus rotundifolia Servett.
  • Elaeagnus thwaitesii Schltdl.

Nhót (danh pháp hai phần: Elaeagnus latifolia) là loài thực vật có hoa thuộc họ Nhót, được L. mô tả lần đầu năm 1753.[1] Cây này được trồng phổ biến ở miền Bắc Việt Nam[2].

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Cây bụi có cành trườn, có thể dài đến 7 m, thường có gai. Hoa, rễ và lá có thể dùng làm thuốc[2]. Toàn bộ thân cây, mặt sau lá và quả có một lớp vảy trắng hình tròn rất nhỏ xếp sát nhau. Lớp vảy này thường bám dày và chắc khi quả còn non và khi quả càng già lớp vảy càng mỏng, dễ bong khi bị chà xát.

Quả nhót có hình bầu dục, ngoài mặt có nhiều vảy, tiếp đến là lớp thịt, phía trong cùng có một hạch cứng (còn gọi là hạt), khi chín quả có màu đỏ trông rất bắt mắt. Nhót có thể ăn được cả khi xanh và khi chín; Tại miền Bắc nước ta, Nhót thường được khai thác nhiều khi còn xanh để ăn trực tiếp kèm rau Bắp cải, lá Tỏi tươi, Gừng, rau Mùi và chấm loại gia vị được làm từ Muối tinh, ớt bột, mì chính, đường cát. Ngoài ra cũng có thể trộn cùng một số loại gia vị khác làm thành nộm, gỏi cá... Có hai loại Nhót cho hai loại quả chua và ngọt; nhưng hầu hết Nhót đều có đặc tính là chua khi còn xanh và ngọt khi đã chín đỏ. Khi ăn phải chú ý rửa sạch phần vảy bên ngoài nếu không rất dễ bị viêm họng do vảy nhót bám vào.

Theo Y học cổ truyền, quả nhót được sử dụng để giúp ngừng ho, hen suyễn và cầm tiêu chảy, lỵ. Lá nhót có công dụng trong việc trị ho, bình suyễn và giảm sốt. Nhân hạt nhót có tác dụng sát khuẩn và trị giun sán. Rễ nhót có khả năng cầm máu và giảm đau.

Các nghiên cứu sinh học đã chỉ ra rằng lá nhót có khả năng kháng khuẩn đối với cả vi khuẩn gram âm và gram dương, đặc biệt là với các chủng vi khuẩn gây lỵ như Shigella dysenteria, Shigella shiga, Shigella flexneri, Shigella sonnei. Các thí nghiệm trên động vật cũng đã chứng minh rằng lá nhót có tác dụng chống viêm cấp và mạn tính, đồng thời có khả năng tăng cường co bóp tử cung.[3]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b The Plant List (2013). Elaeagnus latifolia. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2016.
  2. ^ a b Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) (2003). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập III. Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp. tr. 12.
  3. ^ “Giải đáp: Quả nhót có tác dụng gì đối với sức khỏe?”. VOH - Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2024.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tư liệu liên quan tới Elaeagnus latifolia tại Wikimedia Commons