Song cầu khuẩn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cấu trúc b miêu tả song cầu khuẩn

Song cầu khuẩn hay lận cầu (tiếng Anh: diplococcus) là một vi khuẩn dạng cầu (cầu khuẩn) thường xuất hiện ở dạng hai tế bào được nối.

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Các song cầu khuẩn Gram âm điển hình là Neisseria, Moraxella catarrhalis, và Acinetobacter. Các song cầu khuẩn Gram dương điển hình là phế cầu khuẩnEnterococcus[1][2]

Từ diplococcus được lấy từ "diplo", có nghĩa là hai lần, và "coccus", có nghĩa là quả (dựa vào đặc tính hình cầu tròn và hình trứng của nó).

Trước đây, chi vi khuẩn Diplococcus được công nhận, nhưng nó không được dùng nữa.

Song cầu khuẩn liên quan tới căn bệnh encephalitis lethargica.[3]

Nguyên tắc phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Song cầu khuẩn Gram âm[sửa | sửa mã nguồn]

bạch cầu hạt trung tính bị nhiễm với neisseria gonorrhoeae, một song cầu khuẩn nhỏ có tính chất Gram âm.
Ví dụ của sự hình thành song cầu ở vi khuẩn của N. gonorrhoeae.

Neisseria spp.[sửa | sửa mã nguồn]

Ngành: Proteobacteria

Lớp: Betaproteobacteria

Bộ: Neisseriales

Họ: Neisseriaceae

Chi: Neisseria

Chi Neisseria thuộc về họ Neisseriaceae. Chi này, Neisseria, được chia thành 10 loài khác nhau, nhưng hầu hết chúng là Gram âm và hình cầu. Vi khuẩn Gram âm, mà loại cầu bao gồm: Neisseria cinerea, Neisseria gonorrhoeae, Neisseria polysaccharea, Neisseria lactamica, Neisseria meningitidis, Neisseria mucosa, Neisseria oralis và Neisseria subflava. Trong số các loài Neisseria này, loài gây bệnh phổ biến nhất là N. meningitidisN.gonorrhoeae.[4]

Moraxella catarrhalis[sửa | sửa mã nguồn]

Hình minh họa của sự hình thành song cầu khuẩn trong M. catarrhalis.

Ngành: Proteobacteria

Lớp: Gammaproteobacteria

Bộ: Pseudomonadales

Họ: Moraxellaceae

Chi: Moraxella

Chi Moraxella thuộc về họ Moraxellaceae. Chi này, Moraxellaceae, bao gồm trực cầu khuẩn Gram âm là: Moraxella lacunata, Moraxella atlantae, Moraxella boevrei, Moraxella bovis, Moraxella canis, Moraxella caprae, Moraxella caviae, Moraxella cuniculi, Moraxella equi, Moraxella lincolnii, Moraxella nonliquefaciens, Moraxella osloensis, Moraxella ovis và Moraxella saccharolytica, Moraxella pluranimalium.[5] Tuy nhiên, Loài duy nhất có hình thái của song cầu khuẩn là Moraxella catarrhalis. M. catarrhalis là một mầm bệnh góp phần gây nhiễm trùng trong cơ thể con người.[6]

Song cầu khuẩn Gram dương[sửa | sửa mã nguồn]

Streptococcus pneumoniae[sửa | sửa mã nguồn]

Sự hình thành song cầu khuẩn trong S. pneumoniae

Ngành: Firmicutes

Lớp: Bacilli

Bộ: Lactobacillales

Họ: Streptococcaceae

Chi: Streptococcus

Loài: Streptococcus pneumoniae

Loài Streptococcus pneumoniae thuộc về chi Streptococcus và họ Streptococcaceae. Chi Streptococcus có khoảng 129 loài và 23 phân loài[7], điều này giúp các vi sinh vật trong cơ thể người. Cũng có nhiều loài vô hại; tuy nhiên, cũng có vài loài, như S. pneumoniae, có tính chất gây hại cho cơ thể người.[2][8]

Enterococcus spp.[sửa | sửa mã nguồn]

Sự hình thành song cầu khuẩn trong Enterococcus.

Ngành: Firmicutes

Lớp: Bacilli

Bộ: Lactobacillales

Họ: Enterococcaceae

Chi: Enterococcus

Chi Enterococcus thuộc về họ Enterococcaceae. Chi này được chia thành 58 loài và 2 phân loài.[9] Những cầu khuẩn Gram dương này từng được cho là vô hại cho cơ thể người. Tuy nhiên, chỉ trong 10 năm, đã có một dòng gây bệnh bắt nguồn từ vi khuẩn Enterococcus.[2][10]

Mầm bệnh[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều song cầu khuẩn có loài gây mầm bệnh. Ví dụ song cầu khuẩn Gram âm gây mầm bệnh là N.gonorrhoeaeN. meningitidis.[4] N. gonorrhea được lây nhiễm khi giao hợp tình dục với người bị nhiễm.[11] Vi khuẩn này sẽ lẩn vào hệ sinh dục của phụ nữ, làm nhiễm khuẩn cổ tử cung và tử cung.[11][12] Môt khi mô màng bên trong ống dẫn trứng đã bị nhiễm khuẩn, việc biến chứng trong thụ thai sẽ tăng lên. Ở đàn ông, vi khuẩn này sẽ lây nhiễm niệu đạo. Kết quả xét nghiệm trên đàn ông cho thấy vi khuẩn trở thành một cụm bên trong biểu mô và thể hiện những dấu hiệu gây hại cho các tế bào này.[12] N. meningitidis, còn được biết đến là meningococcus, có thể gây nhiễm khuẩn bên ngoài và cả bên trong cơ thể, ví dụ như phổi, phần trên cổ họng, hoặc da, cuối cùng nó sẽ đi vào mạch máu. Những vi khuẩn gây hại như thế này sẽ đâm chồi trong mạch máu và cuối cùng gây chết nếu đủ điều kiện.[13][14] Một ví dụ khác của song cầu khuẩn Gram âm gây mầm bệnh là Moraxella catarrhalis. Một nghiên cứu của M. catarrhalis được thực hiện trên 58 ca và tất cả đều thực hiện giống nhau, nhưng lại cho kết quả khác nhau. Nhiều ca cho thấy sự nhiễm khuẩn bên trong cơ thể: viêm họng, viêm khí quản, viêm xoang, viêm phế quản, và viêm tai. Ít ca nhiễm viêm màng não, viêm màng trong tim, và chứng viêm khớp.[15]

Ví dụ vi khuẩn Gram dương gây mầm bệnh bao gồm Streptococcus pneumoniae và một vài loài vi khuẩn Enterococcus. Streptococcus pneumoniae gây nhiễm khuẩn ở đường hô hấp và hệ miễn dịch của con người. Vi khuẩn này sau đó tụ tập ở cuối cuống phổi ở túi phổi, khiến gây viêm. Theo đó, có thể gây viêm phổi.[16] Enterococcus gây viêm màng não Enterococcus, là một căn bệnh hiếm thấy. Những sự viêm nhiễm này có thể ảnh hưởng đến đường tiết niệu và vết thương sau giải phẫu, mà vẫn đang hồi phục.[17]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Richard A. Harvey (Ph.D.) (2007). Microbiology. Lippincott Williams & Wilkins. tr. 395–. ISBN 978-0-7817-8215-9.
  2. ^ a b c Gillespie, Claire (ngày 20 tháng 8 năm 2018). “Types of Coccus Bacteria”. Sciencing. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2019.
  3. ^ http://news.bbc.co.uk/1/hi/health/3930727.stm
  4. ^ a b “Neisseria Trevisan, 1885”. www.gbif.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2019.
  5. ^ “Moraxella”. LPSN. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2019.
  6. ^ Verhaegh, S.J.C. (Suzanne) (ngày 1 tháng 6 năm 2011). Epidemiology and pathogenesis of Moraxella catarrhalis colonization and infection. OCLC 929980928.
  7. ^ “Streptococcus”. LPSN. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2019.
  8. ^ “Streptococcus pneumoniae (Klein, 1884) Chester, 1901”. www.gbif.org (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2019.
  9. ^ “Enterococcus”. LPSN. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2019.
  10. ^ Fisher, Katie; Phillips, Carol (2009). “The ecology, epidemiology and virulence of Enterococcus”. Microbiology. 155 (6): 1749–1757. doi:10.1099/mic.0.026385-0. ISSN 1350-0872. PMID 19383684.
  11. ^ a b “Detailed STD Facts - Gonorrhea”. www.cdc.gov (bằng tiếng Anh). ngày 12 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2019.
  12. ^ a b Arvidson, Cindy Grove; Kirkpatrick, Risa; Witkamp, Manon T.; Larson, Jason A.; Schipper, Christel A.; Waldbeser, Lillian S.; O’Gaora, Peadar; Cooper, Morris; So, Magdalene (1999-02). "Neisseria gonorrhoeae Mutants Altered in Toxicity to Human Fallopian Tubes and Molecular Characterization of the Genetic Locus Involved". Infection and Immunity. 67 (2): 643–652. ISSN 0019-9567. PMID 9916071; 2019-12-01
  13. ^ Rouphael, Nadine G.; Stephens, David S. (2012). “Neisseria meningitidis: Biology, Microbiology, and Epidemiology”. Neisseria meningitidis. Methods in Molecular Biology (Clifton, N.J.). 799. tr. 1–20. doi:10.1007/978-1-61779-346-2_1. ISBN 978-1-61779-345-5. ISSN 1064-3745. PMC 4349422. PMID 21993636.
  14. ^ “Neisseria Meningitidis”. ngày 10 tháng 11 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2019.
  15. ^ Ioannidis, John P. A.; Worthington, Michael; Griffiths, Jeffrey K.; Snydman, David R. (1995). “Spectrum and Significance of Bacteremia Due to Moraxella catarrhalis”. Clinical Infectious Diseases. 21 (2): 390–397. doi:10.1093/clinids/21.2.390. ISSN 1058-4838. JSTOR 4458794. PMID 8562749.
  16. ^ Anderson, Cindy. “Pathogenic Properties (Virulence Factors) of Some Common Pathogens” (PDF). Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2019.
  17. ^ Guardado, Rodríguez; Asensi, V.; Torres, J. M.; Pérez, F.; Blanco, A.; Maradona, J. A.; Cartón, J. A. “Post surgical entercoccal meningitis: Clinical and epidemiological study of 20 casees”. Scandinavian Journal of Infectious Diseases. 38: 584–588. doi:10.1080/003655406006064.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)[liên kết hỏng]