Phúc Kiến (tàu sân bay Trung Quốc)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Tàu sân bay Phúc Kiến)
Phúc Kiến (18)
Khái quát lớp tàu
Xưởng đóng tàu Nhà máy Đóng tàu Giang Nam
Bên khai thác  Hải quân Trung Quốc
Lớp trước Loại 002
Lớp sau Loại 004
Hoàn thành 1
Lịch sử
Trung Quốc
Tên gọi
  • Phúc Kiến
  • (tiếng Trung: 福建)
Đặt tên theo Tỉnh Phúc Kiến
Xưởng đóng tàu Nhà máy Đóng tàu Giang Nam
Đặt lườn Tháng 3 năm 2015 - Tháng 2 năm 2016
Hạ thủy Ngày 17 tháng 6 năm 2022
Tình trạng Biên chế
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Loại 003
Kiểu tàu Hàng không mẫu hạm
Trọng tải choán nước 71.875 t (70.740 tấn Anh) (thường)[1] >80.000 t (79.000 tấn Anh) (tối đa)[2][3]
Chiều dài 300 m (984 ft 3 in) (ngấn nước)[4]
316 m (1.036 ft 9 in) (tối đa)[5]
Sườn ngang 39,5 m (129 ft 7 in) (ngấn nước)[1]
76 m (249 ft 4 in) (tối đa)[6]
Động cơ đẩy Thông thường, sử dụng động cơ đẩy điện tích hợp
Hệ thống phóng máy bay Khoang chứa máy bay

Phúc Kiến (18; tiếng Trung: 福建舰; bính âm: Fújiàn Jiàn) hay tàu sân bay Loại 003 là một hàng không mẫu hạm thế hệ thứ hai của Trung Quốc đang được biên chế cho Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN). Được hạ thủy vào ngày 17 tháng 6 năm 2022, Phúc Kiến là tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sử dụng hệ thống CATOBAR[7] và máy phóng điện từ.[8][9][10]

Loại 003 ban đầu được giới quan sát gọi là Loại 002 khi Sơn Đông, tàu sân bay thứ hai chưa hoàn thiện vào thời điểm đó của Trung Quốc, được gọi là Loại 001A. Tên gọi chính thức của Sơn Đông, Loại 002, đã được tiết lộ trong quá trình chạy thử. Do đó, các nhà quan sát tin rằng tàu sân bay thứ ba sẽ là Loại 003.[4]

Thiết kế[sửa | sửa mã nguồn]

Loại 003 dự kiến sẽ sử dụng động cơ đẩy điện tích hợp (IEP) và máy phóng điện từ,[8][9] trong khi các tàu sân bay trước đây của Trung Quốc được cấp nguồn theo cách thông thường và phóng máy bay bằng động tác nhảy trượt tuyết.[8][7]

Kích cỡ của tàu sân bay này dự kiến sẽ nằm trong khoảng giữa chiếc tàu sân bay Ulyanovsk chưa từng hoàn thành của Liên Xô nặng 85.000 tấn[11] và các siêu tàu sân bay 100.000 tấn của Hải quân Hoa Kỳ.[12] Đánh giá ban đầu cho thấy Loại 003 dài khoảng 300 mét (984 ft 3 in), gần bằng chiều dài của các tàu lớp Gerald R. Ford của Hải quân Hoa Kỳ.[13] Đánh giá mới cho thấy chiều dài của nó là 316 mét và có sàn đáp với chiều rộng là 76 mét. Các so sánh với các tàu sân bay lớp Kitty Hawk của Mỹ cũng đã được thực hiện.[14][15] Các thông tin báo chí trước đó thường cho rằng con tàu có thể có lượng choán nước khoảng 80.000 tấn đến 85.000 tấn. Đánh giá sau đó được hỗ trợ bởi các hình ảnh vệ tinh cho thấy độ rẽ nước đã được đánh giá thấp hơn thực tế và tàu sân bay Loại 003 có thể có lượng choán nước gần với mức 100.000 tấn.[9][16] Nhà phân tích Robert Farley tin rằng Loại 003 sẽ là "hàng không mẫu hạm lớn nhất và tiên tiến nhất từng được đóng bên ngoài nước Mỹ" khi hoàn thành.[11]

Vào năm 2018, Kyle Mizokami dự đoán tàu sân bay này sẽ vận hành một phi đội gồm 40 máy bay chiến đấu, cùng với máy bay vận tải chạy bằng cánh quạt và có hệ thống chỉ huy và cảnh báo trên không.[17]

Phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Loại 003 ban đầu được dự định sử dụng máy phóng chạy bằng hơi nước.[4] Năm 2013, Chuẩn Đô đốc Doãn Trác của Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc cho biết tàu sân bay tiếp theo của Trung Quốc sẽ được trang bị hệ thống phóng điện từ.[18] Nhiều nguyên mẫu đã được giới truyền thông phát hiện vào năm 2012 và các máy bay có khả năng sử dụng hệ thống này đã được thử nghiệm tại các cơ sở nghiên cứu của hải quân.[19] Việc đổi sang máy phóng điện từ (EM) có thể giải thích sự gia tăng kích thước của tàu sân bay này so với các tàu sân bay trước đây của Trung Quốc.[4]

Việc đóng tàu bắt đầu vào giữa những năm 2010. Thời điểm chính xác chưa được xác định; tờ tạp chí The National Interest ("Lợi ích Quốc gia") đưa tin vào tháng 3 năm 2015;[20] tạp chí The Diplomat ("Nhà ngoại giao") báo cáo rằng "các bước đầu tiên" đã bắt đầu vào tháng 2 năm 2016, theo sau là một thông báo tiếp tục công việc gửi cho Tập đoàn đóng tàu Thượng Hải Giang Nam vào tháng 3 năm 2017.[21] Công việc được cho là đã bị trì hoãn vào tháng 6 năm 2017 do các cuộc thử nghiệm điện từ và máy phóng hơi nước.[22] Vào tháng 11 năm 2017, Hải quân được cho là đã phát triển một hệ thống IEP - thay cho năng lượng hạt nhân - để cung cấp năng lượng cho máy phóng điện từ, cho phép tiếp tục công việc trên tàu Loại 003.[8][23][24]

Các mô-đun khối đã được chuyển từ cơ sở sản xuất sang khu vực tập kết vào tháng 5 năm 2020 và vào ụ khô vào tháng 7 năm 2020. Hầu hết tất cả các khối sống tàu và thân tàu đã được đưa vào ụ tính đến đầu tháng 9 năm 2020; không thấy phần đầu mũi tàu. Các phép đo dựa trên vệ tinh và chụp ảnh trên không cho thấy chiều dài thân tàu / ngấn nước là 300 mét - gần bằng chiều dài sàn đáp của các tàu sân bay hiện có của Trung Quốc - chiều rộng tối đa là 40 mét (131 ft 3 in), và lượng choán nước hơn 85.000 tấn (84.000 tấn Anh).[4] Vào giữa năm 2020, các nguồn tin ẩn danh của Trung Quốc dự báo tàu sẽ được hạ thủy vào nửa đầu năm 2022.[9] Vào tháng 9 năm 2020, Rick Joe của The Diplomat dự báo tàu sẽ được hạ thủy sớm nhất vào giữa năm 2022. [4]

Vào tháng 7 năm 2021, các bức ảnh vệ tinh cho thấy việc đóng tàu đang tiến triển, với các phần quan trọng như cấu trúc phía trên và ba hệ thống máy phóng được thêm vào thân tàu.[25][26] Vào ngày 10 tháng 11, Bloomberg đưa tin rằng "Trung Quốc còn ba đến sáu tháng nữa sẽ hạ thủy tàu sân bay thứ ba", trích dẫn một báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế.[27]

Con tàu được hạ thủy vào ngày 17 tháng 6 năm 2022. Con tàu mang tên Phúc Kiến, được hạ thủy với số hiệu 18 trên thân.[28] Cái tên này đã nhận được sự quan tâm của các phương tiện truyền thông phương Tây vì nó cũng là tên tỉnh Phúc Kiến, nằm đối diện với đảo Đài Loan có chính quyền riêng, nhưng được Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.[29][30][31]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Jialong Jiao, Huilong Ren, Christiaan Adika Adenya (15 tháng 7 năm 2015). “Experimental and Numerical Analysis of Hull Girder Vibrations and Bow Impact of a Large Ship Sailing in Waves” (bằng tiếng Anh). Shock and Vibration 2015(3):1-10. tr. 2. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2022.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ “我国第三艘航空母舰下水命名 许其亮出席下水命名仪式”. 新华网. 17 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2022.
  3. ^ Lau, Jack (17 tháng 6 năm 2022). “China launches Fujian, PLA Navy's 3rd aircraft carrier”. South China Morning Post.
  4. ^ a b c d e f Joe, Rick (29 tháng 9 năm 2020). “003 and More: An Update on China's Aircraft Carriers”. The Diplomat. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2021.
  5. ^ “China launches third aircraft carrier”. 17 tháng 6 năm 2022.
  6. ^ ZACH (17 tháng 6 năm 2022). “China Launches Fujian Type 003 Carrier – Here's What We Know” (bằng tiếng Anh). Overt defence. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2022.
  7. ^ a b Military and Security Developments Involving the People's Republic of China 2020 (PDF) (Bản báo cáo). United States Department of Defense. 1 tháng 9 năm 2020. tr. 44, 47. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2021.
  8. ^ a b c d Minnie Chan (1 tháng 11 năm 2017). “Breakthrough to power most advanced jet launch system on China's second home-grown aircraft carrier”. South China Morning Post.
  9. ^ a b c d O'Rourke, Ronald (29 tháng 3 năm 2021). China Naval Modernization: Implications for U.S. Navy Capabilities - Background and Issues for Congress (PDF) (Bản báo cáo). Congressional Research Service. tr. 14–15. RL33153. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2021.
  10. ^ Jack Lau (17 tháng 6 năm 2022). “China launches Fujian, PLA Navy's 3rd aircraft carrier”. South China Morning Post.
  11. ^ a b Farley, Robert (10 tháng 5 năm 2019). “The Significance of China's Second Indigenous Aircraft Carrier”. The Diplomat. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2019.
  12. ^ “Exclusive: Analysts - Images show construction on China's third - and largest - aircraft carrier”. Reuters. 6 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2019.
  13. ^ Sutton, H I (21 tháng 4 năm 2021). “China's New Aircraft Carrier Is In Same League as US Navy's Ford Class”. Naval News. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2021.
  14. ^ “China's Third Aircraft Carrier Takes Shape”. CSIS. 15 tháng 6 năm 2021.
  15. ^ Chen, Frank (28 tháng 5 năm 2019). “Third PLA carrier could be China's Kitty Hawk”. Asia Times. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2019.
  16. ^ “Construction of Chinese Type 003 CV-18 aircrat carrier continues to progress at Jiangnan Shipyard in Shanghai”. Navy Recognition. 18 tháng 6 năm 2021.
  17. ^ Mizokami, Kyle (19 tháng 1 năm 2018). “China's Next Aircraft Carrier Will Be a Massive Leap Forward”. Popular Mechanics. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2018.
  18. ^ “Chinese aircraft carrier should narrow the gap with its U.S. counterpart”. english.peopledaily.com.cn. People's Daily. 18 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2013.
  19. ^ “简氏:中国试飞改进型歼-15 或用于测试电磁弹射器_《参考消息》官方网站”. Cankaoxiaoxi.com. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2017.
  20. ^ “China's Next Aircraft Carrier: Everything We Know (So Far)”. The National Interest. 31 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2018.
  21. ^ “China Kicks Off Construction of New Supercarrier”. The Diplomat. 5 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2018.
  22. ^ “China Explores Electromagnetic Carrier Launch System”. AIN online. 6 tháng 7 năm 2017.
  23. ^ “China's New Aircraft Carrier to Use Advanced Jet Launch System”. The Diplomat. 1 tháng 11 năm 2017.
  24. ^ Johnson, Reuben F (2 tháng 11 năm 2017). “China claims to have developed conventionally powered electromagnetic catapult”. Jane's 360.
  25. ^ “China's third aircraft carrier could launch this year but still needs jets”. 16 tháng 7 năm 2021.
  26. ^ Rick Joe (4 tháng 8 năm 2021). “A Tale of 2 Navies: India and China's Current Carrier and Escort Procurement” (bằng tiếng Anh). The Diplomat. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2021.
  27. ^ “China Nears Launch of First Modern Aircraft Carrier, Report Says”. Bloomberg.com. 10 tháng 11 năm 2021.
  28. ^ Lau, Jack (17 tháng 6 năm 2022). “China launches Fujian, PLA Navy's 3rd aircraft carrier”. South China Morning Post. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2022.
  29. ^ Martin Quin Pollard (18 tháng 6 năm 2022). “China launches third aircraft carrier, named after province opposite Taiwan”. Reuters. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2022.
  30. ^ Sinéad Baker (17 tháng 6 năm 2022). “China launches its 3rd aircraft carrier, naming it after the province directly facing Taiwan”. Business Insider. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2022.
  31. ^ “China launches new aircraft carrier in bid to catch up with US capability”. Financial Times. 17 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2022.