Thành viên:TUIBAJAVE/TỔNG HỢP

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Đồng Tháp[sửa | sửa mã nguồn]

Đồng Tháp là địa phương có diện tích trồng xoài lớn nhất ĐBSCL với trên 9.300 ha, sản lượng gần 127.000 tấn, tập trung chủ yếu ở thành phố Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh. Đồng Tháp được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận nhãn hiệu “Xoài cát chu Cao Lãnh” và “Xoài Cao Lãnh”, hiện nay đã có 301 ha được cấp mã vùng trồng xoài. Toàn tỉnh có 181 ha xoài chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, 43 ha đạt tiêu chuẩn GlobalGAP và 17 ha chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.[1]

Theo thống kê từ ngành nông nghiệp, hiện tổng diện tích trồng xoài của cả tỉnh là 9.660ha, gồm 2 giống chủ lực: xoài cát chu, xoài cát Hòa Lộc. Vùng chuyên canh xoài được trồng tập trung ở các huyện: Cao Lãnh, Lấp Vò, Thanh Bình và TP.Cao Lãnh, TP.Sa Đéc.... Tổng diện tích áp dụng phương thức rải vụ là 6.300ha.[2]

Tiền Giang[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Cái Bè hiện tại đang trồng 3.251 ha xoài cát Hòa Lộc, cát chu, Đài Loan và xoài ghép.[3]

Giai đoạn 2015 - 2020, Tiền Giang triển khai Đề án Tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lại nghề trồng lúa theo hướng giảm diện tích, nâng cao giá trị và thích ứng biến đổi khí hậu. Đặc biệt, tỉnh chú trọng quy hoạch các vùng sản xuất thích hợp; giảm dần tỷ trọng giống lúa thường và nâng tỷ lệ giống lúa thơm, lúa chất lượng cao; đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng và ứng dụng rộng rãi khoa học công nghệ, tổ chức lại sản xuất kết hợp với xúc tiến thương mại, phát triển thị trường. Ngành Nông nghiệp thực hiện nhiều công trình trọng điểm đầu tư hạ tầng thủy lợi phục vụ sản xuất và dân sinh: dự án hệ thống thuỷ lợi Xuân Hoà; dự án hệ thống thuỷ lợi Bảo Định; dự án 5 kênh Bắc Quốc lộ I; dự án xây dựng Hạ tầng phát triển và bảo vệ vùng cây ăn trái Thuộc Nhiêu - Mỹ Long; tiểu dự án Kiểm soát và giảm rủi ro do lũ vùng Ba Rài - Phú An thuộc dự án RETA; tiểu dự án Nâng cấp hệ thống kiểm soát xâm nhập mặn vùng Gò Công thuộc dự án RETA.[4]

Đối với vùng dự án ngọt hóa Gò Công phía Đông do phải đối mặt với hạn hán, xâm nhập mặn và biến đổi khí hậu ngày một khốc liệt nên để giảm thiệt hại thiên tai, phát triển sản xuất bền vững, năm 2017, Tiền Giang triển khai Đề án Cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng các huyện phía Đông, tỉnh Tiền Giang đến năm 2025 nhằm chuyển đổi sản xuất, đa dạng hóa cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu và phá thế độc canh cây lúa. Đến năm 2025, phấn đấu toàn vùng thực hiện cắt vụ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích 18.485 ha.[5]

Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp phát triển mạnh, khẳng định tính ưu việt của mối quan hệ sản xuất mới. Theo Chi cục Trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tỉnh Tiền Giang Võ Văn Lập, tỉnh xây dựng được 136 hợp tác xã trên lĩnh vực nông nghiệp, thu hút trên 38.000 thành viên.[6]

Nhiều hợp tác xã tiên phong liên kết tiêu thụ lúa theo mô hình cánh đồng lớn như: Mỹ Trinh, Mỹ Quới (Cái Bè); Mỹ Thành Bắc, Mỹ Thành Nam (Cai Lậy); Tăng Hòa (Gò Công Đông)…[7]

Giai đoạn 2014-2020, toàn tỉnh có 20 hợp tác xã, 25 tổ hợp tác hoặc tổ sản xuất hợp đồng liên kết tiêu thụ lúa với 23 công ty, doanh nghiệp, đại lý, cơ sở xay xát... Tổng diện tích liên kết gần 44.000 ha, diện tích mua lúa đạt trên 36.000 ha, tỷ lệ mua đạt 84%. Tiền Giang còn xây dựng 2 cánh đồng kiểu mẫu tại xã Hậu Mỹ Trinh (Cái Bè) và xã Bình Nhì (Gò Công Tây) trên diện tích gần 760 ha.[8]

Năm 2019, Tiền Giang gieo trồng trên 184.000 ha lúa, giảm trên 31.000 ha, năng suất bình quân trên 60 tạ/ha, tăng 18 tạ/ha so với năm 2016. Năm 2020, diện tích gieo trồng tiếp tục giảm còn khoảng 170.000 ha, bằng 92,32% so năm 2019 và sản lượng 1.038.000 tấn.[9]

Cây ăn trái với diện tích trên 80 ngàn ha, sản lượng đạt hơn 1,5 triệu tấn/năm. Ở tỉnh đã hình thành vùng trồng tập trung với các loại cây đặc sản như: Xoài cát Hòa Lộc (huyện Cái Bè), sầu riêng Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy), khóm Tân Lập (huyện Tân Phước), thanh long (huyện Chợ Gạo), vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim (huyện Châu Thành). Mã số vùng trồng cây ăn trái đã được cấp 281 mã số với hơn 17.600 ha và 728 cơ sở được cấp mã số đóng gói. Trong đó, mã số vùng trồng được cấp sang thị trường Trung Quốc là 127 mã số, với 6 chủng loại cây trồng gồm: Mít, thanh long, xoài, dưa hấu, chuối, chôm chôm. Mã số vùng trồng được cấp sang các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, NewZealand là 154 mã số, với 4 chủng loại cây trồng gồm: Thanh long, xoài, chôm chôm, vú sữa.[10]

77.700 ha cây ăn trái các loại, tăng gần 10.000 ha so với thời điểm năm 2013 và sản lượng cả năm lên đến 1,5 triệu tấn. vùng chuyên canh sầu riêng trên 12.000 ha, vùng trồng thanh long xuất khẩu trên 7.900 ha, vùng trồng khóm (dứa) trên 15.000 ha, bưởi gần 5.000 ha, mít trên 5.000 ha. Năm qua, Tiền Giang xuất khẩu 10.552 tấn trái cây các loại, đạt 17,2 triệu USD, tăng 28,3% về lượng và tăng 20,11% về trị giá so năm 2017. Năm 2019, tỉnh đề ra chỉ tiêu xuất khẩu trái cây đạt mức 20 triệu USD, tăng khoảng 3 triệu USD so với năm 2018. Đây là xuất khẩu chính ngạch, còn thực tế, một số lượng trái cây rất lớn xuất khẩu tiểu ngạch, chủ yếu qua thị trường Trung Quốc chưa thể thống kê được. Tỉnh đã ra mắt được 44 hợp tác xã (HTX) trên lĩnh vực cây ăn trái làm đầu mối sản xuất theo tiêu chí GAP, tổ chức liên kết sản xuất tiêu thụ trái cây với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.[11]

Bến Tre[sửa | sửa mã nguồn]

Bến Tre, đây là địa phương có diện tích chôm chôm khá lớn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long với khoảng 5.570ha, trong đó, diện tích đã và đang cho trái khoảng 1.600ha. Năng suất chôm chôm Bến Tre đạt khoảng 22 tấn/ha, mang lại sản lượng khoảng 114.400 tấn mỗi năm. Bến Tre đã đạt lợi nhuận cao nhờ bán sản phẩm vào các thị trường như Mỹ và một số nước châu Âu. Ngoài ra, chôm chôm còn được xuất khẩu sang Dubai, Trung Quốc, Campuchia…[12]

An Giang[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn 2017-2020, toàn tỉnh đã chuyển đổi được hơn 31.130ha đất lúa kém hiệu quả sang rau màu, cây ăn trái. An Giang là tỉnh có diện tích xoài đứng thứ 2 ở ĐBSCL với gần 10.000ha, chỉ sau tỉnh Đồng Tháp. Đến nay, diện tích cây ăn trái của tỉnh đạt hơn 13.000ha, chủ yếu là xoài, chuối, bưởi, cam, quýt…Nông dân canh tác xoài đạt lợi nhuận cao hơn nhiều mô hình khác. Đối với những vùng chuyên canh xoài như cù lao Giêng ở huyện Chợ Mới. hướng nông dân trồng xoài theo tiêu chuẩn VietGAP, hỗ trợ nông dân đạt chứng nhận chất lượng để xuất khẩu sang các thị trường cao cấp như Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc,...[13]


Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện Việt Nam chỉ mới được phép nhập khẩu 5 loại trái cây vào Hàn Quốc (dừa, dứa, chuối, xoài, thanh long), trong khi một số loại khác như vú sữa, bưởi, chôm chôm, vải, nhãn đang chờ xin phép nhập khẩu.[14]

8 tấn xoài đầu tiên xuất sang thị trường Mỹ là xoài cát Hòa Lộc, cát chu, tượng da xanh. Toàn bộ số xoài này đều đạt tiêu chuẩn VietGAP, được chiếu xạ, kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. Sáng 18/4/2019, tại thành phố Cao Lãnh, Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh Đồng Tháp và Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu tổ chức lễ công bố xuất khẩu lô xoài đầu tiên của Việt Nam sang thị trường Mỹ. Xoài Việt Nam hiện đã được xuất khẩu sang 40 thị trường trên thế giới như: Châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand... Đây cũng là loại trái cây thứ 6 của Việt Nam được cấp phép xuất khẩu sang thị trường Mỹ, chỉ sau thanh long, chôm chôm, nhãn, vải, vú sữa.[15]

Giá trị xuất khẩu chôm chôm Việt Nam cũng liên tục tăng, từ 0,64 triệu USD năm 2010 lên 11,6 triệu USD năm 2015 và 13,7 triệu USD trong năm 2016. Từ năm 2006 đến nay, diện tích chôm chôm cả nước có tăng nhưng không nhiều, ngược lại, sản lượng loại trái cây này liên tục tăng khá qua các năm, từ 225.000 tấn năm 2006 lên 338.000 tấn hiện nay, do năng suất được cải thiện rõ rệt.[16]

Năm 2018 được xem là năm xuất khẩu rau, quả thành công nhất của Việt Nam với kim ngạch 3,8 tỷ USD. Kết quả này là nhờ người trồng trái cây đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu. Theo nhận định, ngành xuất khẩu trái cây còn nhiều tiềm năng để phát triển và trong kế hoạch cơ cấu ngành nông nghiệp thì trái cây là một trong những sản phẩm chủ lực. Đến nay, xoài của Việt Nam được xuất khẩu sang 40 nước trên thế giới, trong đó có nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Úc, Canada, Hồng Kông (Trung Quốc)…[17]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ http://baochinhphu.vn/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=363995
  2. ^ https://www.baodongthap.vn/kinh-te/tap-trung-nguon-luc-thuc-day-phat-trien-nganh-hang-xoai-theo-chieu-sau-80432.aspx
  3. ^ https://diendandoanhnghiep.vn/xoai-cat-hoa-loc-rong-cua-xuat-khau-sang-han-quoc-158971.html
  4. ^ https://baotintuc.vn/tay-bac-tay-nguyen-tay-nam-bo/them-gam-mau-sang-cho-buc-tranh-cay-lua-tien-giang-20200914095809457.htm
  5. ^ https://baotintuc.vn/tay-bac-tay-nguyen-tay-nam-bo/them-gam-mau-sang-cho-buc-tranh-cay-lua-tien-giang-20200914095809457.htm
  6. ^ https://baotintuc.vn/tay-bac-tay-nguyen-tay-nam-bo/them-gam-mau-sang-cho-buc-tranh-cay-lua-tien-giang-20200914095809457.htm
  7. ^ https://baotintuc.vn/tay-bac-tay-nguyen-tay-nam-bo/them-gam-mau-sang-cho-buc-tranh-cay-lua-tien-giang-20200914095809457.htm
  8. ^ https://baotintuc.vn/tay-bac-tay-nguyen-tay-nam-bo/them-gam-mau-sang-cho-buc-tranh-cay-lua-tien-giang-20200914095809457.htm
  9. ^ https://baotintuc.vn/tay-bac-tay-nguyen-tay-nam-bo/them-gam-mau-sang-cho-buc-tranh-cay-lua-tien-giang-20200914095809457.htm
  10. ^ http://baoapbac.vn/kinh-te/202109/giam-doc-so-nong-nghiep-va-phat-trien-nong-thon-tinh-tien-giang-nguyen-van-man-giam-sat-chat-ma-so-vung-trong-nong-san-935105/index.htm
  11. ^ http://tiengiang.gov.vn/chi-tiet-tin?%2Fkhoi-dong-chay-trai-cay-tien-giang-en-voi-thi-truong%2F19480664
  12. ^ https://www.24h.com.vn/thi-truong-tieu-dung/chom-chom-tang-gia-cao-ngat-nong-dan-tiec-ngan-tiec-ngo-c52a952201.html
  13. ^ https://nongnghiep.vn/tinh-duong-dai-cho-trai-xoai-d289145.html
  14. ^ https://diendandoanhnghiep.vn/xoai-cat-hoa-loc-rong-cua-xuat-khau-sang-han-quoc-158971.html
  15. ^ http://baochinhphu.vn/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=363995
  16. ^ https://www.24h.com.vn/thi-truong-tieu-dung/chom-chom-tang-gia-cao-ngat-nong-dan-tiec-ngan-tiec-ngo-c52a952201.html
  17. ^ https://www.sggp.org.vn/cong-bo-xuat-khau-lo-xoai-dau-tien-cua-viet-nam-sang-thi-truong-hoa-ky-587796.html