Thành viên:TUIBAJAVE/Tiền Giang

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Phía bắc quốc lộ 1A của huyện Cai Lậy vốn là vùng chuyên canh trồng lúa, phía nam chuyên canh CĂQ. Tỉnh Tiền Giang đã và đang quy hoạch hàng nghìn héc-ta từ đất lúa sang trồng CĂQ đặc sản.[1]

Thủy sản[2]

đến đầu tháng 7/2020, tỉnh Tiền Giang đã thả nuôi được gần 11.500ha thủy sản phục vụ tiêu dùng và chế biến xuất khẩu

giá trị kinh tế cao gồm cá đồng, cá da trơn, tôm càng xanh, tôm sú, tôm thẻ, nghêu và nhuyễn thể...

Trong 6 tháng đầu năm 2020, địa phương đạt sản lượng nuôi và khai thác thủy sản gần 143.000 tấn tôm cá các loại.

Nằm ở hạ lưu sông Tiền, tiếp giáp với biển Đông, tỉnh Tiền Giang có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, hệ sinh thái đa dạng gồm vùng ngọt ở phía Tây, vùng lợ ở phía Đông, vùng mặn cửa sông và ven biển Gò Công.

Tiền Giang hình thành các vùng nuôi thủy sản tập trung trên phạm vi toàn tỉnh như vùng nuôi cá lồng bè trên sông Tiền, vùng nuôi cá tra thâm canh ở đầu nguồn sông Tiền, vùng sản xuất theo mô hình lúa-cá ở xã Hậu Mỹ Bắc A (huyện Cái Bè), vùng sản xuất cá giống ở xã Tân Hội, thị xã Cai Lậy, vùng tôm-lúa ở ven biển Phú Tân (huyện Tân Phú Đông); vùng nuôi tôm theo quy mô công nghiệp ở Nam và Bắc Gò Công (huyện Gò Công Đông), Cồn Cống (huyện Tân Phú Đông), vùng nuôi nghêu tập trung ở ven biển Tân Thành (huyện Gò Công Đông) trên diện tích lên đến 2.200ha...

Lúa gạo[3]

Với sản lượng lúc cao điểm lên đến gần 1,3 triệu tấn lúa mỗi năm, cây lúa không chỉ mang lại thu nhập cho trên 80% dân số toàn tỉnh vốn sống bằng nghề nông mà còn là nguồn nông sản hàng hóa có giá trị xuất khẩu cao

giai đoạn 2015 - 2020, Tiền Giang triển khai Đề án Tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lại nghề trồng lúa theo hướng giảm diện tích, nâng cao giá trị và thích ứng biến đổi khí hậu.

chú trọng quy hoạch các vùng sản xuất thích hợp; giảm dần tỷ trọng giống lúa thường và nâng tỷ lệ giống lúa thơm, lúa chất lượng cao

tiêu thụ nông sản hàng hóa phục vụ vùng chuyên canh; hình thành tổ hợp tác và hợp tác xã, kết nối doanh nghiệp theo mô hình cánh đồng lớn

Đến năm 2025, phấn đấu toàn vùng thực hiện cắt vụ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích 18.485 ha

Đến năm 2020, có 71.000 hộ được hưởng lợi trực tiếp từ dự án; 16.000 ha lúa áp dụng kỹ thuật 3 giảm 3 tăng; 8.000 ha lúa áp dụng kỹ thuật 1 phải 5 giảm; hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho 20 tổ chức tín dụng hoặc hợp tác xã tham gia dự án. Bên cạnh đó, hình thành 6 liên kết bao tiêu sản phẩm với 5.500 ha có hợp đồng với doanh nghiệp, lợi nhuận mỗi ha sản xuất lúa đạt trên 30%.

Theo Chi cục Trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tỉnh Tiền Giang Võ Văn Lập, tỉnh xây dựng được 136 hợp tác xã trên lĩnh vực nông nghiệp, thu hút trên 38.000 thành viên

liên kết tiêu thụ lúa theo mô hình cánh đồng lớn như: Mỹ Trinh, Mỹ Quới (Cái Bè); Mỹ Thành Bắc, Mỹ Thành Nam (Cai Lậy); Tăng Hòa (Gò Công Đông)…

Giai đoạn 2014-2020, toàn tỉnh có 20 hợp tác xã, 25 tổ hợp tác hoặc tổ sản xuất hợp đồng liên kết tiêu thụ lúa với 23 công ty, doanh nghiệp, đại lý, cơ sở xay xát... Tổng diện tích liên kết gần 44.000 ha, diện tích mua lúa đạt trên 36.000 ha, tỷ lệ mua đạt 84%. Tiền Giang còn xây dựng 2 cánh đồng kiểu mẫu tại xã Hậu Mỹ Trinh (Cái Bè) và xã Bình Nhì (Gò Công Tây) trên diện tích gần 760 ha.

Năm 2020, diện tích gieo trồng tiếp tục giảm còn khoảng 170.000 ha, bằng 92,32% so năm 2019 và sản lượng 1.038.000 tấn.

Cây ăn trái

Toàn tỉnh có khoảng 9.000 ha sầu riêng trồng dưới dạng chuyên canh, tập trung ở huyện Cai Lậy và thị xã Cai Lậy, hàng năm đạt sản lượng trên 200.000 tấn quả mang lại cho nông dân một nguồn lợi kinh tế quan trọng. Ngày 16/8/2019, tỉnh Tiền Giang tổ chức lễ công bố Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Sầu riêng Cai Lậy” do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp cho Hội Làm vườn huyện Cai Lậy.[4]

Hiện nay, diện tích CĂQ của tỉnh Tiền Giang đạt hơn 80.000 ha, tăng khoảng 10.000 ha so với năm 2015, sản lượng khoảng 1,5 triệu tấn. Trong đó, nhiều loại CĂQ có vùng trồng tập trung như: dứa 15.500 ha, sầu riêng hơn 13.000 ha, thanh long gần 10.000 ha, mít khoảng 6.000 ha… Cây thanh long tập trung nhiều ở huyện Chợ Gạo, Tân Phước, Gò Công Tây và một số nơi ở huyện biển Gò Công Đông; sầu riêng tập trung ở huyện Cai Lậy, thị xã Cai Lậy, Châu Thành, Cái Bè; cây mít được trồng rải đều khắp các địa phương trên địa bàn tỉnh.[1]

Tiền Giang có mạng lưới thu mua rộng khắp các vùng chuyên canh CĂQ gồm: 150 cơ sở thu mua, sơ chế quả quy mô vừa và nhỏ; 42 hợp tác xã, tổ hợp tác chuyên kinh doanh về quả. Ngoài ra, tỉnh có 14 nhà máy chế biến trái cây, với công suất chế biến gần 50 nghìn tấn/năm. Năm 2019, Tiền Giang xuất khẩu gần 21 nghìn tấn quả các loại, đạt 37,6 triệu USD, tăng hơn 158% về lượng và tăng 176% về giá trị so với năm 2018. Trong đó, thanh long chiếm hơn 37%, sầu riêng 10%, xoài gần 3%... [1]

Tại Tiền Giang, toàn tỉnh có hơn 79.000 ha cây ăn trái. Một số loại cây có diện tích lớn như: Khóm (14.805 ha), sầu riêng (13.090 ha), thanh long (9.140 ha), mít (9.290 ha), bưởi (4.900 ha), xoài (4.000 ha). Đến nay, sản lượng thu hoạch ước trên 283.200 tấn.[5]

Tổng quan[6][sửa | sửa mã nguồn]

1,3 triệu tấn, trong đó lúa hàng hóa khoảng 500 nghìn tấn, xuất khẩu từ 200-250 nghìn tấn gạo/năm

Chế biến lương thực là ngành công nghiệp phát triển mạnh với hơn 1.216 cơ sở xay xát có tổng công suất thiết kế 4 triệu tấn/năm, giải quyết việc làm cho gần 5.000 lao động thường xuyên và hàng nghìn lao động thời vụ. Hầu hết các cơ sở xay xát, lau bóng gạo xuất khẩu đều được trang bị khá hiện đại và thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.

Tổng số tàu thuyền khai thác hải sản của tỉnh là 1.356 chiếc với sản lượng khai thác trung bình khoảng 100.000 tấn/năm.

Toàn tỉnh có hơn 60 cơ sở nhỏ sản xuất chế biến thủy sản các loại như: Nước mắm, mắm, khô...và 19 doanh nghiệp có quy mô lớn với tổng công suất chế biến thủy, hải sản khoảng 159 nghìn tấn/năm.


Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Nguyễn Sự (ngày 9 tháng 9 năm 2020). “Tiền Giang mở rộng vùng chuyên canh cây ăn quả”. báo Nhân dân. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2021.
  2. ^ Minh Trí (ngày 6 tháng 7 năm 2020). “Tiền Giang mở rộng diện tích thủy sản ở các vùng sinh thái”. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2021.
  3. ^ Minh Trí (ngày 14 tháng 9 năm 2020). “Thêm gam màu sáng cho bức tranh cây lúa Tiền Giang”. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2021.
  4. ^ “Tiền Giang: Công bố nhãn hiệu tập thể "Sầu riêng Cai Lậy". ngày 17 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2021.
  5. ^ Minh Đãm (ngày 27 tháng 2 năm 2020). “Cây ăn trái trước nguy cơ thiệt hại nặng do khô hạn”. báo Nông nghiệp. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2021.
  6. ^ Cường Thịnh (ngày 16 tháng 1 năm 2012). “Phát triển công nghiệp tại Tiền Giang - Dồi dào vùng nguyên liệu chế biến”. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2021.