Bước tới nội dung

Thành viên:Nhanvo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Version 0.X:

Hôm qua cầu đảo cầu mưa,
Hôm nay trời đã lưa thưa mấy lần
Nơi nào sáng nắng chiều mưa ?
Hỏi ai người tỏ cho thưa một lời?
kính bái

Con xin kính bái cảm tạ các bài giảng và lời khuyên dạy của ngài Dalai Lama về Trung Luận, Tính Không, Từ bi cũng như các phương cách thực hành Thiền.

Một lần nữa xin tạ ơn Ngài đã mở lòng từ bi hỗ trợ con trong tu học theo lộ trình Từ Ái của Ngài Avalokiteśvara

Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách.

Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị.

Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.

Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức.

Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới.

Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận.

Vô khổ, tập, diệt, đạo.

Vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố.

Bồ đề tát đõa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn.

Tam thế chư Phật, y Bát nhã Ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la Tam miệu Tam bồ đề.

Cố tri Bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư.

Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết

Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.

Bản dịch nghĩa:

Như vầy một lần tôi nghe: Thế Tôn ở thành Vương Xá trên đỉnh Linh Thứu sơn cùng với đại Tăng đoàn và nhiều chư Bồ-tát, vào thời điểm đó, Thế Tôn đã đang nhập chánh định về các Pháp giới phân biệt gọi là Cảnh giới trình hiện thậm thâm. Cũng chính tại thời điểm đó, Thánh giả Quán Tự Tại Bồ-tát, một đại thiện tri thức, thực hành thâm diệu Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, ngài thấy được ngay cả năm uẩn cũng đều thiếu vắng tự tính. Sau đó, thông qua năng lực gia trì của đức Phật, tôn giả Xá-lợi-phất thông bạch với thánh giả Bồ-tát Quán Tự Tại rằng: "Thiện nam tử nên phát tâm rèn luyện thực hành thâm sâu pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa như thế nào?". Khi điều này được hỏi, Thánh giả Quán Tự Tại Bồ-tát đáp lời tôn giả Xá-lợi-phất rằng: "Này Xá-lợi-phất! Các thiện Nam tử, thiện nữ nhân phát tâm thực hành pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa thâm diệu nên thấy như sau. Họ nên soi thấy đúng đắn, xuyên suốt và tái lặp là đến cả năm uẩn cũng đều thiếu vắng về tự tính. Sắc tức là không, không tức là sắc. Không [hoạt hành] chẳng khác chi sắc, sắc [hoạt hành] cũng chẳng khác chi Không. Tương tự, thọ, tưởng, hành thức thảy đều là Không. Xá-lợi-phất, bởi thế, mọi hiện tượng đều là Không – thiếu vắng các đặc tính xác định; chúng không sinh, không diệt, không dơ, không sạch, không tăng, không giảm. Cho nên, Xá-lợi-phất, trong Không, không có sắc, không thọ, không tưởng, không hành, không thức; không có nhãn, không nhĩ, không tỷ, không thiệt, không thân, không ý; không sắc, không thanh, không hương, không vị, không xúc, không pháp. Không có nhãn giới và vân vân cho đến không có ý thức giới. Không có vô minh cũng không có diệt hết vô minh, và vân vân cho đến không có già, chết cũng không có diệt hết già chết. Không có khổ, tập, diệt đạo. Không có trị huệ, không có chứng đắc, cũng không có không chứng đắc. Xá-lợi-phất, vì không có chứng đắc nên do đó Bồ-tát an trụ theo Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì tâm không uế chướng nên không sợ hãi, vượt khỏi sai lầm, đạt cứu cánh niết-bàn. Tất cả chư Phật, an trụ trong tam thế tỉnh thức viên mãn và thấu suốt, cũng y theo Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà được vô thượng, chánh đẳng, chánh giác. Do vậy, phải biết được rằng chú Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa – vốn là đại tri chú, là đại minh chú , là vô thượng chú, là ngang bằng với vô đẳng chú, diệt trừ được mọi khổ não – là chân thật vì nó không sai sót. Chú Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa được tuyên thuyết như sau: tadyatha - gate gate paragate parasamgate bodhi svaha! (Vượt qua, vượt qua, vượt qua bên kia, hoàn toàn vượt qua, tìm thấy giác ngộ) Này Xá-lợi-phất, bằng cách này, các vị đại Bồ-tát nên hành trì trong Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm diệu." Sau đó, Thế Tôn xuất khỏi chánh định và tán dương Thánh giả Quán Tự Tại Bồ-tát rằng: "Lành Thay!" Ngài nói: "Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử, Đúng là vậy. Phải nên hành trì Trí huệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm diệu như cách ông nói. Ngay cả các Như Lai cũng đều hoan hỷ!" Thế tôn nói xong, tôn giả Xá-lợi-phất, Quán Tự Tại Bồ-tát, toàn thể đoàn tùy tùng chung quanh, và giới chúng sinh bao gồm trời, người, a-tu-la, và càn-thát-bà đều hoan hỷ và tán thán điều Thế Tôn dạy. (Qua rồi qua rồi, qua bên kia rồi, tất cả qua bên kia rồi, giác ngộ rồi đó!)

Một số hình thức thực hành

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Mặc chiếu là phương pháp trong đó thiền giả buông bỏ hết mọi tìm kiếm, mọi ràng buộc gắn bó, mọi mong đợi; buông bỏ tất cả mọi bận rộn về trí não, mọi niệm phân biệt. Tỉnh thức lặng lẽ, chấp nhận tất cả mọi chuyện một cách đầy đủ. Không mong đợi bất cứ gì, cũng không trụ tâm vào điều gì.
Kinh Kim Cang có câu: Chư Bồ tát ma ha tát ưng như thị sinh thanh tịnh tâm, bất ưng trụ sắc sinh tâm, bất ưng trụ thinh, hương, vị, xúc, pháp sinh tâm, ưng vô sở trụ nhi sinh kì tâm. Nghĩa là: "Chư Bồ tát nên theo đây mà có được tâm tịnh: không dựa vào các sắc tướng, không dựa vào âm thanh, mùi, vị, cảm xúc, và vật chất để nảy sinh ý tưởng; phải nên không dựa vào đâu hết mà sinh tâm". Điều này cho thấy sự rèn luyện các tư duy khách quan là nên loại bỏ mọi thành kiến, kinh nghiệm, tri kiến hay cảm giác cá nhân để có được sự khách quan thanh tịnh của tâm thức.
  • Tham vấn thoại đầu hay công án (koan) Thoại đầu (những câu nói ngắn) hay công án (các mẫu đối thoại nhỏ) được thiền giả dùng để đặt hết tâm trí vào đó nhằm tìm ra chiết khúc bên trong. Những câu đối đáp hay câu hỏi thường không có một luật logic nào hết nhằm phá bỏ các chấp trước nảy sinh trong dòng suy tư của thiền giả. Khi giải quyết được thoại đầu hay công án này thì thiền sinh có thể giác ngộ. Thường chỉ khi nào thiền sinh đã đạt đến mức giữ được tâm ý không động loạn thì mới dùng đến phương tiện này.
    Công án được áp dụng đầu tiên bởi phái Lâm Tế vào thế kỉ thứ 10. Thí dụ về một công án là:
Có người hỏi thiền sư Triệu Châu (Zhaozhou): Bồ Đề Đạt Ma từ phương Tây đến nhằm ý chỉ gì?
Triệu Châu đáp: Cây tùng trước sân.
  • Ngoài ra, trong Thiền tông không có một chừng mực hay phương pháp tuyệt đối nào. Thiền sư có thể dùng các phương pháp rất khó hiểu và kì lạ như là đánh, hét, ra dấu, mời ăn, uống trà, bịt mũi, hay lặng thinh để kích hoạt cho việc đốn ngộ của những thiền sinh đạt được mức độ chín mùi. Đó là cách mà các Thiền sư mượn làm phương tiện để chỉ hướng chân lý. Vài thí dụ điển hình là
Ðức Sơn Tuyên Giám (Ryutan Shoshin) (780-865) một đêm đứng hầu sư phụ là Long Ðàm Sùng Tín.
Sùng Tín bảo: Ðêm khuya sao chẳng xuống?
Tuyên Giám chào bước ra, nhưng lại trở vào, và thưa: Bên ngoài tối đen.
Sùng Tín thắp đèn cầy đưa Tuyên Giám. Sư định nhận lấy đèn, Sùng Tín liền thổi tắt. Ngay đó sư ngộ, liền lễ bái.
Có người hỏi thiền sư Duy Khoang: Đạo ở đâu?
Duy Khoang đáp: Ở ngay trước mắt.
Hỏi tiếp: Sao tôi không thấy nó?
Sư trả lời: Vì ngươi đang bận nghĩ tới mình nên không thấy.
Hỏi: Vậy ông có thấy nó không?
Đáp: Hễ còn bận nghĩ tới ta, ngươi đều không thấy.
Hỏi: Khi không còn bận nghĩ tới ta, ngươi nữa thì có thấy (đạo) không ?
Đáp: Khi không còn có tâm phân biệt bận nghĩ tới ta, ngươi thì không ai hỏi Đạo ở đâu?
  • Đối với Đại Thừa, còn có những phương pháp thiền hiệu quả khác như Chỉ, Quán, Sổ, Tức
  • Riêng Kim Cương thừa có sự kết hợp thống nhất đặc thù giữa Chỉ và Quán, các hành giả có căn cơ thích hợp với phương cách này tu học theo nó sẽ nhanh hơn. Đồng thời, tùy theo người học trò, một thầy (guru) có thể thuyền thụ thêm các phương tiện Mật tông (như là Chú, Thủ Ấn, Mạn-đà-la hay các Tantra đặc thù khác. Để tiện cho người có thắc mắc muốn hiểu thêm theo dõi xin xem nguyên văn cách ngồi thiền tại trang A View on Buddhism

Di chỉ nhục thể của các thiền sư Phật giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày nay, người ta đã phát hiện và nghiên cứu nhục thể của các thiền sư đã qua đời trong tư thế thiền định (tư thế hoa sen) trong rất nhiều năm nhưng chưa bị hư rã. Đối với mọi loại xác chết thông thường quá trình thối rữa phải xảy ra trong vòng 24 giờ nếu không có các xử lí đặc biệt (như là các kĩ thuật ướp xác).

Nhục thể của các thiền sư đã được tìm thấy ở nhiều nơi như Việt Nam, Trung Hoa, Tây Tạng và, gần đây nhất, Siberia (xác thân của thiền sư Dashi-Dorzho Itigilov viên tịch năm 1927).



  • Gõ tên trang bằng tiếng Việt vào ô sau, rồi ấn nút Viết trang mới

  • Hoặc gõ địa chỉ theo dạng sau bằng tiếng Việt vào trình duyệt mạng của bạn:
http://vi.wikipedia.org/wiki/tên của trang mới dự định viết

Trợ giúp:Toán học.


To whom it may concern,

I request for removal of my sysop status

  • Language code: vi
  • Local request link: none
  • Local user page: vi:User:Nhanvo

Thanks

Nhan (LĐ 18:51, 29 tháng 8 2006 (UTC))