Thiếu magnesi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Thiếu magiê)
Magnesium deficiency
Tên khácHypomagnesia, hypomagnesemia
Magiê
Khoa/NgànhNội tiết
Triệu chứngRun, điều phối kém, rung giật nhãn cầu, co giật.[1]
Biến chứngĐộng kinh, Ngừng tim (Xoắn đỉnh), Kali thấp[1]
Nguyên nhânChứng nghiện rượu, thiếu ăn, tiêu chảy, tăng mất nước tiểu, ruột kém hấp thu, một số loại thuốc[1][2]
Phương pháp chẩn đoánNồng độ trong máu < 0.6 mmol/L (1.46 mg/dL)[1]
Điều trịMuối magiê[2]
Dịch tễTương đối phổ biến (người nhập viện)[2]

Thiếu magnesi (Magnesium deficiency) là một rối loạn điện giải với hàm lượng magiê thấp trong cơ thể. Thiếu magnesi có thể dẫn đến nhiều triệu chứng.[3] Các triệu chứng gồm có run, điều phối kém, co thắt cơ bắp, chán ăn, thay đổi tính tình và chứng giật cầu mắt. Các biến chứng có thể gồm co giật hoặc ngừng tim, chẳng hạn như ngừng tim do xoắn đỉnh. Những người có hàm lượng magnesi thấp thường kali cũng thấp.

Một số nguyên nhân như chế độ ăn uống không đầy đủ, chứng nghiện rượu, tiêu chảy, tăng mất nước tiểu, ruột kém hấp thu và đái tháo đường.[1][4][5] Một số loại thuốc cũng có thể làm mức magnesi giảm xuống như thuốc ức chế bơm protonfurosemide. Chẩn đoán thường dựa trên việc phát hiện mức magnesi trong máu thấp (giảm magnesi huyết).[6] Mức magnesi bình thường nằm trong khoảng 0,6-1,1 mmol/L (1,46–2,68 mg/dL), mức dưới 0,6 mmol/L (1,46 mg/dL) chẩn đoán giảm magnesi huyết. Có thể thấy trên điện tâm đồ (ECG) đặc hiệu.

Điều trị với magiê bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Đối với những người có triệu chứng nghiêm trọng, magiê sulfat tiêm tĩnh mạch có thể được dùng tới. Kali thấp hoặc calci thấp kèm theo cũng nên được điều trị. Tình trạng này khá thường gặp ở những bệnh nhân ở trong bệnh viện.[2]

Thiếu magnesi ở người được mô tả lần đầu tiên trong các tài liệu y khoa vào năm 1934.[7]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e Soar, J; Perkins, GD; Abbas, G; Alfonzo, A; Barelli, A; Bierens, JJ; Brugger, H; Deakin, CD; Dunning, J; Georgiou, M; Handley, AJ; Lockey, DJ; Paal, P; Sandroni, C; Thies, KC; Zideman, DA; Nolan, JP (tháng 10 năm 2010). “European Resuscitation Council Guidelines for Resuscitation 2010 Section 8. Cardiac arrest in special circumstances: Electrolyte abnormalities, poisoning, drowning, accidental hypothermia, hyperthermia, asthma, anaphylaxis, cardiac surgery, trauma, pregnancy, electrocution”. Resuscitation. 81 (10): 1400–33. doi:10.1016/j.resuscitation.2010.08.015. PMID 20956045.
  2. ^ a b c d “Hypomagnesemia”. Merck Manuals Professional Edition. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2018. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Mer2018” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  3. ^ “Definition of Magnesium Deficiency”. MedicineNet.com. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2014.
  4. ^ de Baaij JH, Hoenderop JG, Bindels RJ (tháng 1 năm 2015). “Magnesium in man: implications for health and disease”. Physiol. Rev. 95 (1): 1–46. doi:10.1152/physrev.00012.2014. PMID 25540137.
  5. ^ Gommers LM, Hoenderop JG, Bindels RJ, de Baaij JH (tháng 1 năm 2016). “Hypomagnesemia in Type 2 Diabetes: A Vicious Circle?”. Diabetes. 65 (1): 3–13. doi:10.2337/db15-1028. PMID 26696633.
  6. ^ Goldman, Lee; Schafer, Andrew I. (2015). Goldman-Cecil Medicine E-Book (bằng tiếng Anh). Elsevier Health Sciences. tr. 775. ISBN 9780323322850.
  7. ^ Hirschfelder, A. D.; Haury, V. G. (1934). “Clinical Manifestations of High and Low Plasma Magnesium; Dangers of Epsom Salt Purgation in Nephritis”. Journal of the American Medical Association. 102: 1138. doi:10.1001/jama.1934.02750140024010.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]