Bước tới nội dung

Thành viên:Thichnguyenthanh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Sa Man Giáo (Shamanism)

Điều thú vị nhất là có vẻ như thuật ngữ Sa Man có nguồn gốc từ vùng Trung Á thuộc Liên Xô cũ. Đó là vùng đất lanh quanh Mãn Châu Lý, Mông Cỏ, Tây Tạng gì đó có ảnh hưởng nặng của các tín ngưỡng dân gian pha trộn với phật giáo cổ. Danh từ Shaman có được là do từ gốc được Châu Âu nhập khẩu qua nước Nga.

Shaman giáo nghe thì là lạ chứ nó là mẫu số chung văn hóa dân gian có ảnh hưởng nhiều yếu tố tâm linh. Ở Việt Nam mình nó chính là hầu đồng. Và cũng như khu vực chịu ảnh hưởng mật giáo từ thế kỷ 7, 8 như Tây Tạng, Mông Cổ, Phật giáo ở bắc Việt nam cũng chịu ảnh hưởng nhiều của Shaman giáo.

Sở dĩ tự nhiên nói đến cái này vì gần đây tự nhiên đi dự một buổi hầu đồng. Trước nghe nói nhiều rồi, cũng ngó qua loáng thoáng nhiều rồi, biết là nhiều nghệ nhân đã được nhà nước công nhận thay vì bị coi là mê tín dị đoan như trước. Tiếc là các vị được công nhận hoặc là đã khuất hoặc già quá. Còn đám hầu đồng bây giờ đa phần là thương mại hóa (đoán thế).

Để cho dễ hiểu, ai mà đã từng xem phim đọc truyện về dân da đỏ ở Mỹ (ví dụ phim the Missing) sẽ thấy dân da đỏ hay chơi bùa ngải rồi lên đồng gọi hồn gọi hiếc về chữa bệnh.

Nhân tiện, The Missing rất hay, có sự tham gia của hai ngôi sao Cate Blanchet và Tommy Lee Jones. Trong phim này Tommy đóng vai một người da trắng sống chung với dân da đỏ Apache ở biên giới Mexico. Vai diễn của Cate là một người mẹ kiên cường, truy lùng dân da đỏ để cứu con gái. Nhân tiện phát nữa, Cate có một vai quái thủ rất lạ lùng trong Bandits (đóng chung với Bruce Wiliis và Billy Bob Thorntorn).

Shaman giáo là sự kết hợp kỳ lạ giữa đời sống tâm linh và thiên nhiên. Các ông đồng bà cốt là những người làm cầu nối giữa hai thế giới này. Giới tính của họ bởi vậy cũng hơi bị ái nọ ái kia.

Để đi từ thế giới tự nhiên qua thế giới tâm linh thì các ông đồng bà cốt phải tự thôi miên mình để đạt ngưỡng hưng phấn đi mây về gió. Các công cụ hỗ trợ cho việc tự thôi miên này chính là nhạc (ở ta là bộ gõ, đàn nguyệt, hát, kể chuyện do cung văn chơi), khói (ở ta là hương, thuốc lá), trang phục (ở ta thì mỗi giá đồng thay một bộ quần áo, ngồi xem mà đến chóng mặt), múa. Điều kỳ lạ là nếu hầu đồng giỏi thì không chỉ ông đồng bà cốt get high mà đám đệ tử cũng thăng cả, không khí rất chi là phấn khích. Khi lên đồng thì ông đồng bà cốt đứng lên múa rất ác. Lúc thánh thăng xong thì tỏ ra mệt mỏi (hehe, tự thôi miên để get high, lúc xong không mệt mới là lạ).

Shaman giáo nói chung là hao hao giống nhau, được vận dụng vào các việc chữa bệnh (ở ta thì cái này dị đoan rõ, cái gì mà uống bát nước pha tàn hương mà bách bệnh tiêu tan), xin lộc thánh (tiền tài, con cái).

Các thầy Shaman xịn (ông đồng bà cốt xịn) thường là hiểu biết sâu sắc về văn hóa dân gian thông qua các câu truyện truyền thuyết về các vị thần linh và lịch sử tộc người của mình. Ở ta thì toàn các vị hoành tráng, trong đó có nhân vật có thật như Hưng Đạo Vương lẫn nhân vật huyền thọai như Bà Chúa Liễu.

Do Shaman giáo có lịch sử lâu đời. Nó là dòng chảy chung với văn hóa dân gian và là một dòng tín ngưỡng dễ bị lợi dụng. Ở các dân tộc không có ảnh hưởng của một tôn giáo khác thì Shaman có chỗ đứng mạnh mẽ hơn. Giống như ở người Da Đỏ chẳng hạn. Ở Việt Nam thì các dân tộc như Mường, Nùng, Dao hay các dân tộc ở Tây Nguyên đều có các ông như kiểu thầy mo hành lễ cho Shaman giáo.

Văn hóa đi kèm Shaman giáo có ảnh hưởng sâu đậm đến văn hóa dân gian của mỗi dân tộc. Các trường ca Ê Đê hay các áng mo mường dài dằng dặc kể về lịch sử dân tộc là sản phẩm của văn hóa ca ngợi thần thánh tổ tiên của Shaman giáo. Ở bắc bộ nó phát triển hơn, thành âm nhạc đàng hoàng. Ngày xưa vào các ngày sóc vọng, các ông thủ từ thường tổ chức lễ tưởng nhớ các vị thần bảo trợ, trong đó có sử dụng cung văn để hát văn. Hát văn ngày xưathiên về hướng ca ngợi thánh thần và các anh hùng dân tộc. Mỗi giá văn kể chi tiết về một nhân vật nên nó cũng có giá trị của sử liệu. Nó cũng là một hình thức để người nay tỏ lòng biết ơn và nhớ đến người xưa.

Shaman giáo ở Việt Nam, tuy ngày càng bị thương mại hóa (dị đoan hóa) nhưng cũng vẫn là cái phải giữ gìn. Vì đi cùng với nó là văn hóa dân gian, là Thần Giáo của Việt nam (là một thứ đã hòa tan đủ các thứ đạo trên đời, từ đạo lão, phật giáo đến phong thủy, bùa chú trừ tà chữa bệnh, sấm ký).