Voi Bắc Phi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Voi Bắc Phi
Thời điểm hóa thạch: Thế Holocene
Một bức khảm miêu tả Voi Bắc Phi tại Italia
Tình trạng bảo tồn
Tuyệt chủng  (c. 100)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Proboscidea
Họ (familia)Elephantidae
Chi (genus)Loxodonta
Loài (species)L. africana
Phân loài (subspecies)L. a. pharaoensis
Danh pháp ba phần
Loxodonta africana pharaohensis
Deraniyagala, 1948

Voi Bắc Phi (Loxodonta africana pharaohensis) là một phân loài của voi đồng cỏ châu Phi (Loxodonta africana), hoặc có thể là một loài voi riêng biệt sinh sống tại khu vực Bắc Phi, phía bắc Sahara, cho đến khi tuyệt chủng vào thời La Mã cổ đại. Loài voi này là loài voi từng được sử dụng làm voi chiến nổi tiếng được Carthage sử dụng trong Chiến tranh Punic trong cuộc chiến giữa Carthage với Cộng hòa La Mã. Mặc dù các phân loài đã được mô tả chính thức,[1][2] nó không được công nhận rộng rãi bởi các nhà phân loại động vật. Các tên khác của loài vật này bao gồm voi rừng Bắc Phi, voi Carthagevoi Atlas. Ban đầu, phạm vi tự nhiên của nó có lẽ trải dài khắp Bắc Phi và xuống tận bờ biển SudanEritrea hiện tại.

Hình dáng[sửa | sửa mã nguồn]

Những bức bích họa tại Carthage[3] và những đồng xu được đúc bởi bất cứ ai kiểm soát Bắc Phi vào những thời điểm khác nhau trong lịch sử đều cho thấy những con voi thuộc loài này có kích thước rất nhỏ, có thể chỉ có chiều cao khoảng 2,5 mét (8 ft 2 in), với đôi tai lớn và lưng lõm đặc trưng giống loài voi châu Phi hiện đại. Voi Bắc Phi có kích thước nhỏ hơn voi rừng châu Phi hiện đại (L. a. africana) và có kích thước tương đồng với loài voi châu Phi hiện đại (L. cyclotis). Có thể loài voi này ngoan ngoãn và dễ tiếp thu hơn voi rừng châu Phi khiến chúng bị những người Punic thuần hóa trở thành một giống voi chiến bằng một phương pháp đã bị thất truyền.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nowak, Ronald M. (1999). Walker's Mammals of the World (ấn bản 6). Baltimore: Johns Hopkins University Press. tr. 1002. ISBN 978-0-8018-5789-8.
  2. ^ Yalden, D. W.; Largen, M. J.; Kock, D. (1986). “Catalogue of the Mammals of Ethiopia (III: Order Proboscidea)”. Monitore Zoologico Italiano, Supplemento. 21 (1): 46–52. doi:10.1080/03749444.1986.10736707.
  3. ^ “tunisie: Tunisie, Carthage, la ville disparue”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2019.