Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tuyên bố về cách ứng xử các bên trên Biển Đông”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
bây jo còn dùng phiên âm đó hở?
NDS (thảo luận | đóng góp)
dùng đúng nguyên văn
Dòng 1: Dòng 1:
#đổi [[Tuyên bố về cách ứng xử các bên ở Biển Nam Trung Hoa]]
'''Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông''' (DOC) được các nước [[ASEAN]] và [[Trung Quốc]] ký ngày 04-11-2002 tại Phnom Penh, Campuchia, nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 8.<ref>http://tnmt.danang.gov.vn/default.aspx?id_NgonNgu=VN&id_ThucDon_Sub=78&TinChinh=0&id_TinTuc=377&TrangThai=BanTin</ref> Đây là văn kiện chính trị đầu tiên mà ASEAN và TQ đạt được có liên quan đến vấn đề Biển Đông và được coi là bước đột phá trong quan hệ ASEAN-Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.

Việc ký DOC là kết quả nỗ lực của các nước [[ASEAN]], đặc biệt là của 04 nước liên quan trực tiếp tranh chấp ở Trường Sa (Việt Nam, Phi-líp-pin, Ma-lai-xia và Bru-nây) trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
==Thực tế đàm phán thực hiện==
Từ năm 2005 đến nay, Nhóm công tác chung đã có 6 cuộc họp, trong đó các cuộc họp gần đây là Cuộc họp thứ 4 tại Hà Nội (tháng 4-2010), Cuộc họp thứ 5 tại Côn Minh, Trung Quốc (tháng 12-2010) và cuộc họp thứ 6 tại Indonesia (tháng 4-2011). Nhóm công tác đã tập trung thương thảo về các quy tắc hướng dẫn và đã đạt được những tiến triển tích cực, cụ thể là đã nhất trí được phần lớn các quy tắc hướng dẫn. Hiện nay chuyên gia ASEAN đang tăng cường các nỗ lực thương lượng với các chuyên gia Trung Quốc để sớm hoàn thành Bản Quy tắc hướng dẫn.

Cho đến nay, Trung Quốc vẫn không áp dụng những gì đã hứa. Không những thế, mọi nỗ lực của Hiệp hội Đông Nam Á nhằm thúc đẩy Bắc Kinh thực thi lời cam kết đều bị gạt bỏ, đúng theo lập trường không thương thuyết đa phương của mình.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng không ngần ngại dùng uy thế của mình để tạo ra tình trạng chia rẽ trong ASEAN trên vấn đề Biển Đông, giữa các nước có tranh chấp với Trung Quốc và các nước không dính dáng gì đến hồ sơ này. Nhóm nước thứ hai này được coi là dễ dàng chiều ý Bắc Kinh hơn vì không muốn mất quyền lợi kinh tế thương mại.

Thí dụ mới nhất cho thấy điều này là thất bại gần đây của cuộc họp ASEAN-Trung Quốc tại Côn Minh cho dù mục tiêu đề ra được cho là rất khiêm tốn : thông qua dự thảo bản hướng dẫn thực hiện Bản Tuyên bố về cách ứng xử trên Biển Đông DOC.

Cuộc họp ASEAN-Trung Quốc này diễn ra vào hai ngày 24 và 25/1/2011 tại Côn Minh, Trung Quốc bàn về việc thiết lập một bộ luật ứng xử trên Biển Đông nhằm duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam và một số nước ASEAN khác. Cuộc họp này do Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì triệu tập nhân kỷ niệm 20 năm hợp tác Trung Quốc-ASEAN. Cuộc họp đã thất bại. <ref>http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20110129-dam-phan-viet-trung-ve-bien-dong-quan-diem-cua-bac-kinh-da-thang-the</ref>

Việt Nam, Malaysia và Philippines đều muốn áp dụng một điều khoản thiết yếu trong dự thảo bản hướng dẫn thực hiện DOC. Điều khoản này quy đinh rằng ASEAN “sẽ tiếp tục thông lệ hiện hành là họp lại tham khảo ý kiến lẫn nhau trước khi họp với Trung Quốc”. Phía Bắc Kinh đã chống lại lập trường của ASEAN, và có dấu hiệu chỉ muốn đàm phán song phương vì điều này giúp họ có ưu thế nhiều hơn. Theo nhận định, bất đồng trên điều khoản đó đã khiến cho thương thuyết về bản hướng dẫn thực hiện DOC còn bị bế tắc trong nhiều năm nữa.

==Liên kết ngoài==
* [http://tnmt.danang.gov.vn/HinhDuLieu/1262010%2093740%20AMdoccuoi.pdf Nội dung chính]

==Chú thích==
<references />
[[Thể loại:Biển Đông]]

Phiên bản lúc 14:42, ngày 22 tháng 6 năm 2011