Bước tới nội dung

Động mạch chủ lên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ascending aorta
Động mạch chủ lện và cung động mạch chủ cùng cách nhánh
Đường đi của động mạch chủ lên (nhìn trước), nằm sauthân động mạch phổi nhưng nằm trước động mạch phổi phải.
Chi tiết
Tiền thânTruncus arteriosus
NguồnLeft ventricle
NhánhLeft coronary artery, right coronary artery and continues as the aortic arch
Tĩnh mạchCombination of superiorinferior vena cavacoronary sinus
Cung cấpThe entire body, with exception of the respiratory zone of the lung
Định danh
LatinhAorta ascendens,
pars ascendens aortae
TAA12.2.03.001
FMA3736
Thuật ngữ giải phẫu

Động mạch chủ lên (AAo) [1] là một đoạn của động mạch chủ bắt đầu ở phần trên thất trái đến bờ dưới sụn sườn ba sau nửa trái xương ức.

Cấu trúc

[sửa | sửa mã nguồn]

Nó đi chéo lên trên, ra trước, và sang phải, theo trục tim, cao ngang bờ trên của sụn sườn thứ hai bên phải, nằm hơi cong, một số trường hợp dài khoảng 6 xentimét (2,4 in) nằm sau xương ức. Tổng chiều dài khoảng 5 xentimét (2,0 in).

Kích thước

[sửa | sửa mã nguồn]

Động mạch chủ có đường kính lớn hơn 3.5 cm được coi là giãn, trong khi đó, lớn hơn 4.5 cm thường được coi là một phình động mạch chủ ngực.[2] Đường kính trung bình thay đổi, phụ thuộc vào nhiều yếu tố ví dụ tuổi và giới tính. Giới hạn của chuẩn tài liệu tham khảo phạm vi của tăng trên của động mạch chủ lên có thể lên đến 4.3 cm ở người già.[3]

Liên quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại chỗ nối động mạch chủ lên với cung động mạch chủ đường kính của mạch tăng lên rõ ràng.

Động mạch chủ lên nằm trong ngoại tâm mạc.

Động mạch chủ ban đầu được che phủ bởi thân động mạch phổi và nhĩ phải, và lên cao hơn, ngăn cách với xương ức bởi màng ngoài tim, màng phổi phải, bờ trước phổi phải, mô liên kết, và phần còn lại của tuyến ức; phía sau, nó nằm trên nhĩ trái và động mạch phổi phải.

Ở phía bên phải, nó liên quan với tĩnh mạch chủ trên và nhĩ phải, ở bên trái liên quan với mạch phổi.

Phân nhánh

[sửa | sửa mã nguồn]

Động mạch chủ lên chỉ có hai nhánh là hai động mạch vành cung cấp máu cho tim, chúng phân nhánh tại vị trí bắt đầu của động mạch chủ từ các xoang động mạch chủ  đối diện van động mạch chủ.

Ý nghĩa lâm sàng

[sửa | sửa mã nguồn]

Porcelain aorta là tình trạng xơ vữa động mạch vôi hóa rộng động mạch chủ lên.[4] It makes aortic surgery difficult, especially aortic cross-clamping, and incisions may result in excessive aortic injury and/or arterial embolism.[4] Nó gây khó khăn cho phẫu thuật động mạch chủ  đặc biệt là đẹp ngang động mạch chủ  và can thiệp có thể gây tổn thương nặng động mạch chủ và/hoặc huyết khối động mạch.

Các hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Bài viết này kết hợp văn bản trong phạm vi công cộng từ trang 545 , sách Gray's Anatomy tái bản lần thứ 20 (1918).

  1. ^ Logan, Carolynn M.; Rice, M. Katherine (1987). Logan's Medical and Scientific Abbreviations. Philadelphia: J. B. Lippincott Company. tr. 3. ISBN 0-397-54589-4.
  2. ^ Bret P Nelson (ngày 1 tháng 10 năm 2015). “Thoracic Aneurysm”. Medscape. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2017.
  3. ^ Wolak, Arik; Gransar, Heidi; Thomson, Louise E.J.; Friedman, John D.; Hachamovitch, Rory; Gutstein, Ariel; Shaw, Leslee J.; Polk, Donna; Wong, Nathan D.; Saouaf, Rola; Hayes, Sean W.; Rozanski, Alan; Slomka, Piotr J.; Germano, Guido; Berman, Daniel S. (2008). “Aortic Size Assessment by Noncontrast Cardiac Computed Tomography: Normal Limits by Age, Gender, and Body Surface Area”. JACC: Cardiovascular Imaging. 1 (2): 200–209. doi:10.1016/j.jcmg.2007.11.005. ISSN 1936-878X.
  4. ^ a b Van Mieghem, Nicolas M.; Van Der Boon, Robert M.A. (2013). “Porcelain Aorta and Severe Aortic Stenosis: Is Transcatheter Aortic Valve Implantation the New Standard?”. Revista Española de Cardiología (English Edition). 66 (10): 765–767. doi:10.1016/j.rec.2013.05.008. ISSN 1885-5857.