Bước tới nội dung

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ricin”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 79: Dòng 79:
===Quá liều===
===Quá liều===
Hầu hết các trường hợp ngộ độc cấp tính ở người là hậu quả của việc ăn phải hạt thầu dầu, ăn từ 5-20 hạt đã được chứng minh có thể gây ra tử vong đối với một người trưởng thành. Tuy nhiên, có trường hợp một phụ nữ 37 tuổi nuốt 30 hạt tại Hoa Kỳ vào năm 2013 nhưng vẫn sống.<ref>{{cite news |url=http://www.sltrib.com/sltrib/news/56953989-78/amp-woman-north-ricin.html.csp |title=Survived after injesting 30 castor beans |accessdate=2014-08-03 |publisher=The Salt Lake Tribune | date=October 3, 2013}}</ref> Nạn nhân thường có các biểu hiện buồn nôn, tiêu chảy, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, có thể kéo dài cả tuần.<ref name="Ujváry_2010"/> Có thể đo nồng độ ricin trong máu, huyết tương, hoặc nước tiểu để xác nhận chẩn đoán. Các phân tích trong phòng thí nghiệm thường là xét nghiệm miễn dịch hoặc sắc ký lỏng khối phổ.<ref name="isbn0-9626523-7-7">{{cite book | author = Baselt RC | title = Disposition of Toxic Drugs and Chemicals in Man | publisher = Biomedical Publications | location = Seal Beach, California | year = 2011 | pages = 1497–1499| isbn = 978-0-9626523-8-7 | edition = Ninth }}</ref>
Hầu hết các trường hợp ngộ độc cấp tính ở người là hậu quả của việc ăn phải hạt thầu dầu, ăn từ 5-20 hạt đã được chứng minh có thể gây ra tử vong đối với một người trưởng thành. Tuy nhiên, có trường hợp một phụ nữ 37 tuổi nuốt 30 hạt tại Hoa Kỳ vào năm 2013 nhưng vẫn sống.<ref>{{cite news |url=http://www.sltrib.com/sltrib/news/56953989-78/amp-woman-north-ricin.html.csp |title=Survived after injesting 30 castor beans |accessdate=2014-08-03 |publisher=The Salt Lake Tribune | date=October 3, 2013}}</ref> Nạn nhân thường có các biểu hiện buồn nôn, tiêu chảy, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, có thể kéo dài cả tuần.<ref name="Ujváry_2010"/> Có thể đo nồng độ ricin trong máu, huyết tương, hoặc nước tiểu để xác nhận chẩn đoán. Các phân tích trong phòng thí nghiệm thường là xét nghiệm miễn dịch hoặc sắc ký lỏng khối phổ.<ref name="isbn0-9626523-7-7">{{cite book | author = Baselt RC | title = Disposition of Toxic Drugs and Chemicals in Man | publisher = Biomedical Publications | location = Seal Beach, California | year = 2011 | pages = 1497–1499| isbn = 978-0-9626523-8-7 | edition = Ninth }}</ref>

==Hóa sinh==
Ricin được phân loại là một [[protein bất hoạt ribosom]] (RIP) loại 2 . Trong khi các RIP loại 1 được cấu tạo từ một chuỗi protein duy nhất hoạt động xúc tác, thì các RIP loại 2, còn được gọi là [[holotoxin]], bao gồm hai chuỗi protein khác nhau tạo thành một phức hệ [[heterodimer]]. RIP loại 2 bao gồm một chuỗi A có chức năng tương đương với một RIP loại 1, liên kết cộng hóa trị với chuỗi B bằng một [[liên kết disulfit]] duy nhất. Chuỗi B không hoạt động xúc tác nhưng có tác dụng làm trung gian vận chuyển của các protein phức hệ A-B từ bề mặt tế bào, vào trong khoang lưới nội chất (ER). Cả hai RIP loại 1 và loại 2 đều có chức năng hoạt động cản trở các ribosom trong ống nghiệm ''([[in vitro]])'', tuy nhiên chỉ RIP loại 2 thể hiện có [[độc tính tế bào]] do các tính chất giống [[lectin]] của chuỗi B. Để có thể bất hoạt ribosom, liên kết disulfide của ricin phải bị [[Phản ứng ôxy hóa khử|khử]].<ref name="pmid3606124">{{cite journal | author = Wright HT, Robertus JD | title = The intersubunit disulfide bridge of ricin is essential for cytotoxicity | journal = Arch. Biochem. Biophys. | volume = 256 | issue = 1 | pages = 280–4 |date=July 1987 | pmid = 3606124 | doi = 10.1016/0003-9861(87)90447-4 }}</ref>

===Sinh tổng hợp===
Ricin được tổng hợp trong [[nội nhũ]] của hạt cây thầu dầu.<ref name="Lord_Roberts_2005">{{cite book | editor = Raffael S, Schmitt M | title = Microbial Protein Toxins | series = Topics in Current Genetics | volume = 11 | publisher = Springer | location = Berlin | year = 2005 | pages = 215–233 | isbn = 3-540-23562-0 | author = Lord MJ, Roberts LM | chapter = Ricin: structure, synthesis, and mode of action | doi = 10.1007/b100198 }}</ref> Các tiền protein của ricin là gốc [[acid amin]] dài 576 và chứa một [[peptide tín hiệu]] (1-35), ricin chuỗi A (36-302), một liên kết peptide (303-314), và ricin chuỗi B (315-576)..<ref name="urlRicin precursor - Ricinus communis (Castor bean)">{{cite web | url = http://www.uniprot.org/uniprot/P02879 | title = P02879 Ricin precursor - Ricinus communis (Castor bean) | publisher = UniProt Consortium | work = UniProtKB}}</ref>


==Chú thích==
==Chú thích==

Phiên bản lúc 12:33, ngày 5 tháng 2 năm 2015

Ricin
Cấu trúc ricin. Chuỗi A màu xanh lục và chuỗi B màu cam.
Danh pháp
Sinh vật Ricinus communis
Ký hiệu RCOM_2159910
Entrez 8287993
RefSeq (mRNA) XM_002534603.1
RefSeq (Prot) XP_002534649.1
UniProt P02879
Dữ liệu khác
Số EC 3.2.2.22
Nhiễm sắc thể toàn genom: 0 - 0.01 Mb
Protein bất hoạt ribosome (Ricin chuỗi A)
Danh pháp
Ký hiệu RIP
Pfam PF00161
InterPro IPR001574
PROSITE PDOC00248
SCOP 1paf
Domain lectin kiểu-Ricin beta-trefoil (Ricin chuỗi B)
Danh pháp
Ký hiệu
Pfam PF00652
Pfam clan CL0066
PROSITE IPR000772
SCOP 1abr
CAZy CBM13

Ricin là một chất độc cực mạnh, là một lectin tự nhiên (protein có khả năng liên kết với carbohydrat) được tìm thấy trong hạt của cây thầu dầu, Ricinus communis. Nuốt phải 5 đến 10 hạt thầu dầu có thể gây ra các triệu chứng cấp tính ở người: ói ra máu, hoại tử xuất huyết ở một số cơ quan, suy thận, trụy tim mạch, và tử vong sau 6-14 ngày.[1] Một lượng bột ricin tinh khiết kích thước cỡ vài hạt muối ăn có thể giết chết một người trưởng thành.[2] Liều gây chết trung bình (LD50) của ricin là khoảng 22 microgram mỗi kg trọng lượng cơ thể (1,78 mg cho một người trung bình). Nhiễm độc ricin từ đường miệng ít độc hơn gấp nhiều lần so với đường máu hoặc đường hô hấp, với liều gây chết ở người ước tính khoảng 1 mg cho mỗi kg thể trọng.[1]

Độc tính

Hạt cây thầu dầu

Ricin rất độc nếu hít vào phổi, tiêm vào máu, hoặc nuốt vào bụng. Nó hoạt động như một loại độc tố bằng cách ức chế sinh tổng hợp protein.[3] Ricin ngăn cản các tế bào tổng hợp các loại axit amin khác nhau để tạo thành protein từ các thông tin mà nó nhận được từ mRNA trong một quá trình được thực hiện bởi ribosome của tế bào, đây là mức cơ bản nhất của quá trình trao đổi chất trong tế bào, thiết yếu đối với tất cả các tế bào sống và sự sống. Ricin khá bền, nhưng có thể bị thủy phân bởi các enzyme peptidase. Khi đưa vào bụng, bệnh lý của ricin gây ra phần lớn chỉ giới hạn trong đường tiêu hóa, gây tổn thương các niêm mạc. Nếu được điều trị thích hợp, hầu hết bệnh nhân sẽ phục hồi hoàn toàn.[4][5]

Do không thể tổng hợp protein, nên các triệu chứng chỉ xuất hiện cách một thời gian từ vài giờ đến một ngày sau khi nhiễm độc. Một thuốc giải độc đã được phát triển bởi quân đội Anh, mặc dù chưa được thử nghiệm trên con người.[6][7] Một loại khác cũng được quân đội Hoa Kỳ phát triển, đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả ở chuột thí nghiệm được tiêm máu giàu kháng thể trộn với ricin, và đã có một số thử nghiệm trên người.[8] Phương pháp trị liệu triệu chứng và chăm sóc đã được đưa ra. Những người sống sót thường có tổn thương cơ quan lâu dài. Ricin gây tiêu chảy nặng, nạn nhân có thể chết vì sốc tuần hoàn. Tử vong thường xảy ra trong vòng 3-5 ngày kể từ khi tiếp xúc với độc chất.[9]

Hạt thầu dầu có thể được ép để trích xuất dầu thầu dầu, phế phẩm còn lại gọi là bánh dầu. Trong khi các bánh dầu từ dừa, lạc, đôi khi cả hạt bông vải thường được dùng làm thức ăn gia súc và/hoặc phân bón, nhưng bánh dầu từ hạt thầu dầu do chứa độc chất ricin nên không được dùng làm thức ăn trừ khi ricin được khử hoạt tính bằng nồi hấp.[10] Đã có báo cáo về trường hợp động vật chết vì nhiễm độc ricin do vô tình ăn phải bánh dầu được dùng làm phân bón.[3][11]

Tử vong do ăn phải hạt thầu dầu rất hiếm, một phần vì quả nang khó tiêu, và do hệ tiêu hóa có khả năng phân hủy được ricin mặc dù có khó khăn.[12] Thịt quả từ 8 hạt thầu dầu có khả năng gây nguy hiểm đối với một người lớn.[13] Rauber và Heard đã viết trong khảo sát về các trường hợp được báo cáo cho thấy sự nhận thức của công chúng và cả những chuyên gia về độc chất ricin là "không phản ánh một cách chính xác khả năng của quản lý y tế hiện đại".[14]

Quá liều

Hầu hết các trường hợp ngộ độc cấp tính ở người là hậu quả của việc ăn phải hạt thầu dầu, ăn từ 5-20 hạt đã được chứng minh có thể gây ra tử vong đối với một người trưởng thành. Tuy nhiên, có trường hợp một phụ nữ 37 tuổi nuốt 30 hạt tại Hoa Kỳ vào năm 2013 nhưng vẫn sống.[15] Nạn nhân thường có các biểu hiện buồn nôn, tiêu chảy, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, có thể kéo dài cả tuần.[3] Có thể đo nồng độ ricin trong máu, huyết tương, hoặc nước tiểu để xác nhận chẩn đoán. Các phân tích trong phòng thí nghiệm thường là xét nghiệm miễn dịch hoặc sắc ký lỏng khối phổ.[16]

Hóa sinh

Ricin được phân loại là một protein bất hoạt ribosom (RIP) loại 2 . Trong khi các RIP loại 1 được cấu tạo từ một chuỗi protein duy nhất hoạt động xúc tác, thì các RIP loại 2, còn được gọi là holotoxin, bao gồm hai chuỗi protein khác nhau tạo thành một phức hệ heterodimer. RIP loại 2 bao gồm một chuỗi A có chức năng tương đương với một RIP loại 1, liên kết cộng hóa trị với chuỗi B bằng một liên kết disulfit duy nhất. Chuỗi B không hoạt động xúc tác nhưng có tác dụng làm trung gian vận chuyển của các protein phức hệ A-B từ bề mặt tế bào, vào trong khoang lưới nội chất (ER). Cả hai RIP loại 1 và loại 2 đều có chức năng hoạt động cản trở các ribosom trong ống nghiệm (in vitro), tuy nhiên chỉ RIP loại 2 thể hiện có độc tính tế bào do các tính chất giống lectin của chuỗi B. Để có thể bất hoạt ribosom, liên kết disulfide của ricin phải bị khử.[17]

Sinh tổng hợp

Ricin được tổng hợp trong nội nhũ của hạt cây thầu dầu.[18] Các tiền protein của ricin là gốc acid amin dài 576 và chứa một peptide tín hiệu (1-35), ricin chuỗi A (36-302), một liên kết peptide (303-314), và ricin chuỗi B (315-576)..[19]

Chú thích

  1. ^ a b “EFSA Scientific Opinion: Ricin (from Ricinus communis) as undesirable substances in animal feed [1] - Scientific Opinion of the Panel on Contaminants in the Food Chain”. Efsa.europa.eu. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2010.
  2. ^ “What Makes Ricin So Deadly[1] - What Makes Ricin So Deadly”. Anthony Sabella. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2013.
  3. ^ a b c Ujváry I (2010). Krieger R (biên tập). Hayes´ Handbook of Pesticide Toxicology . Elsevier, Amsterdam. tr. 119–229. ISBN 978-0-12-374367-1.
  4. ^ Schep LJ, Temple WA, Butt GA, Beasley MD (tháng 11 năm 2009). “Ricin as a weapon of mass terror—separating fact from fiction”. Environ Int. 35 (8): 1267–71. doi:10.1016/j.envint.2009.08.004. PMID 19767104.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  5. ^ Kopferschmitt J, Flesch F, Lugnier A, Sauder P, Jaeger A, Mantz JM (tháng 4 năm 1983). “Acute voluntary intoxication by ricin”. Hum Toxicol. 2 (2): 239–42. doi:10.1177/096032718300200211. PMID 6862467.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  6. ^ Rincon P (11 tháng 11 năm 2009). “Ricin 'antidote' to be produced”. BBC News. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2010.
  7. ^ “Human trial proves ricin vaccine safe, induces neutralizing antibodies; further tests planned”. University of Texas Southwestern Medical Center. 30 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2012.
  8. ^ Karen Fleming-Michael (1 tháng 9 năm 2005). “Vaccine for ricin toxin developed at Detrick lab”. Dcmilitary.com. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2010.
  9. ^ “The Emergency Response Safety and Health Database: Biotoxin: RICIN”. Centers for Disease Control and Prevention (CDC). 1 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2011.
  10. ^ “Oil cake (chemistry)”. Encyclopedia Britannica.
  11. ^ Soto-Blanco B, Sinhorini IL, Gorniak SL, Schumaher-Henrique B (tháng 6 năm 2002). “Ricinus communis cake poisoning in a dog”. Vet Hum Toxicol. 44 (3): 155–6. PMID 12046967.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  12. ^ Aplin PJ, Eliseo T (tháng 9 năm 1997). “Ingestion of castor oil plant seeds”. Med. J. Aust. 167 (5): 260–1. PMID 9315014.
  13. ^ Wedin GP, Neal JS, Everson GW, Krenzelok EP (tháng 5 năm 1986). “Castor bean poisoning”. Am J Emerg Med. 4 (3): 259–61. doi:10.1016/0735-6757(86)90080-X. PMID 3964368.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  14. ^ Rauber A, Heard J (tháng 12 năm 1985). “Castor bean toxicity re-examined: a new perspective”. Vet Hum Toxicol. 27 (6): 498–502. PMID 4082461.
  15. ^ “Survived after injesting 30 castor beans”. The Salt Lake Tribune. 3 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2014.
  16. ^ Baselt RC (2011). Disposition of Toxic Drugs and Chemicals in Man . Seal Beach, California: Biomedical Publications. tr. 1497–1499. ISBN 978-0-9626523-8-7.
  17. ^ Wright HT, Robertus JD (tháng 7 năm 1987). “The intersubunit disulfide bridge of ricin is essential for cytotoxicity”. Arch. Biochem. Biophys. 256 (1): 280–4. doi:10.1016/0003-9861(87)90447-4. PMID 3606124.
  18. ^ Lord MJ, Roberts LM (2005). “Ricin: structure, synthesis, and mode of action”. Trong Raffael S, Schmitt M (biên tập). Microbial Protein Toxins. Topics in Current Genetics. 11. Berlin: Springer. tr. 215–233. doi:10.1007/b100198. ISBN 3-540-23562-0.
  19. ^ “P02879 Ricin precursor - Ricinus communis (Castor bean)”. UniProtKB. UniProt Consortium.

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Albumins