Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trà xanh”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 65: Dòng 65:
|vitB6_mg=0.005
|vitB6_mg=0.005
| vitC_mg=0.3
| vitC_mg=0.3
|opt1n= Water
|opt1n= Nước
|opt1v= 99.9 g
|opt1v= 99.9 g
|opt2n= Caffeine
|opt2n= Caffeine
Dòng 71: Dòng 71:
|note=[http://ndb.nal.usda.gov/ndb/foods/show/4329?fgcd=&man=&lfacet=&count=&max=&sort=&qlookup=&offset=&format=Full&new=&measureby= Link to Full USDA Nutrient Report]
|note=[http://ndb.nal.usda.gov/ndb/foods/show/4329?fgcd=&man=&lfacet=&count=&max=&sort=&qlookup=&offset=&format=Full&new=&measureby= Link to Full USDA Nutrient Report]
}}
}}
Trà xanh thông thường là 99.9% nước, cung cấp 1 [[Calorie]] trong 100 mL mỗi phần uống, Không có hàm lượng chất dinh dưỡng đáng kể (bảng) và chứa các [[hóa chất thực vật ]] như các [[polyphenol]] và caffeine. Polyphenols được tìm thấy trong trà xanh có chứa epigallocatechin gallate (EGCG), [[epicatechin gallate]], [[epicatechin]] và [[flavanol]],<ref name=Khan2013/> có khả năng chống oxy hoá, chống ung thư, chống viêm và chống lại các tác động sinh hóa khi nghiên cứu [[in vitro|trong ống nghiệm]].<ref name=Johnson/> Các thành phần khác bao gồm ba loại [[flavonoid]] s, được gọi là [[kaempferol]], [[quercetin]] và [[myricetin]].<ref>Committee on Diet, Nutrition, and Cancer, Assembly of Life Sciences, National Research Council, Diet, nutrition, and cancer, Washington: D.C National Academies Press, 1982, p. 286.</ref> Một hàm lượng cao hơn rõ rệt của myricetin được phát hiện trong trà so với nhiều loại cây trồng khác và hàm lượng myricetin này có thể có một số tác động đối với [[hoạt chất]] quan sát thực nghiệm thấy trong trà và chiết xuất từ trà trong ống nghiệm.<ref name=Johnson/>

Mặc dù đã có nhiều công bố về lợi ích sức khoẻ của trà xanh, nghiên cứu lâm sàng trên người chưa đưa ra bằng chứng kết luận về bất kỳ tác dụng nào..<ref name=Khan2013/><ref name="efsa">{{cite web|url=http://www.efsa.europa.eu/en/efsajournal/pub/2055.htm|publisher=European Food Safety Authority|title=Scientific Opinion on the substantiation of health claims related to Camellia sinensis (L.) Kuntze (tea), including catechins in green tea, and improvement of endothelium-dependent vasodilation (ID 1106, 1310), maintenance of normal blood pressure (ID 1310, 2657), maintenance of normal blood glucose concentrations (ID 1108), maintenance of normal blood LDL cholesterol concentrations (ID 2640), protection of the skin from UV-induced (including photo-oxidative) damage (ID 1110, 1119), protection of DNA from oxidative damage (ID 1120, 1121), protection of lipids from oxidative damage (ID 1275), contribution to normal cognitive function (ID 1117, 2812), "cardiovascular system" (ID 2814), "invigoration of the body" (ID 1274, 3280), decreasing potentially pathogenic gastro-intestinal microorganisms (ID 1118), "immune health" (ID 1273) and "mouth" (ID 2813) pursuant to Article 13(1) of Regulation (EC) No 1924/2006|date=8 April 2011|accessdate=9 November 2014}}</ref><ref name="Boehm K, Borrelli F, Ernst E, et al. 2009 CD005004">{{cite journal |vauthors=Boehm K, Borrelli F, Ernst E, etal |title=Green tea (Camellia sinensis) for the prevention of cancer |journal=Cochrane Database Syst Rev |volume= |issue=3 |pages=CD005004 |year=2009 |pmid=19588362 |doi=10.1002/14651858.CD005004.pub2 |type=Systematic review}}</ref>

Năm 2011, một nhóm các nhà khoa học đã công bố báo cáo về những tuyên bố liên quan tới ảnh hưởng sức khoẻ theo yêu cầu của [[Ủy ban châu Âu]]: nhìn chung, họ nhận định rằng những tuyên bố về trà xanh chưa có bằng chứng khoa học đầy đủ.<ref name="efsa"/> Mặc dù hàm lượng trung bình [[flavonoid]] và [[catechins]] trong một tách trà xanh cao hơn trong cùng loại mặt hàng thức uống khác mà theo truyền thống được coi là tăng cường sức khỏe,<ref name="USDA_2007">USDA Database for the Flavonoid Content of Selected Foods, Release 2.1 (2007)</ref> flavonoids và catechins chưa có bằng chứng chứng minh được tác dụng sinh học đối với cơ thể người.<ref name=efsa/><ref name="EFSA Panel on Dietetic Products, Nutrition and Allergies NDA2, 3 European Food Safety Authority EFSA, Parma, Italy 2010 1489">{{cite journal|authors=EFSA Panel on Dietetic Products, Nutrition and Allergies (NDA)2, 3 European Food Safety Authority (EFSA), Parma, Italy|url=http://www.efsa.europa.eu/en/scdocs/doc/1489.pdf |title=Scientific Opinion on the substantiation of health claims related to various food(s)/food constituent(s) and protection of cells from premature aging, antioxidant activity, antioxidant content and antioxidant properties, and protection of DNA, proteins and lipids from oxidative damage pursuant to Article 13(1) of Regulation (EC) No 1924/20061|journal= EFSA Journal|year= 2010|volume= 8|issue=2|page=1489|doi=10.2903/j.efsa.2010.1489}}</ref>


==Trà xanh theo quốc gia==
==Trà xanh theo quốc gia==

Phiên bản lúc 20:05, ngày 9 tháng 7 năm 2017

Trà xanh
Trà xanh ở ba giai đoạn khác nhau (từ trái sang phải): lá trà được pha, lá trà khô và nước trà. (Lưu ý rằng lá trà đã pha trông xanh hơn lá trà khô.)
Phân loạiTrà
Quốc gia xuất xứTrung Quốc
Vùng xuất xứĐông Á
Thành phầntrà

Trà xanh hay chè xanh là loại trà được làm từ lá cây trà chưa trải qua quá trình héo và ôxi hóa cũng sử dụng để tạo ra trà oolongtrà đen.[1] Trà xanh có nguồn gốc ở Trung Quốc nhưng quy trình sản xuất lan rộng tới nhiều quốc gia ở châu Á. Trà xanh có nhiều loại, mà khác biệt đáng kể do sự đa dạng của cây trà được sử dụng, điều kiện trông trọt, phương pháp canh tác. quá trình trồng trọt và thời gian thu hái.

Lịch sử

Việc sử dụng trà có nguồn gốc thần thoại ở Trung Quốc trong thời hoàng đế Thần Nông trị vì.[2]

Cuốn sách Trà Kinh của Lục Vũ vào khoảng năm 600-900 sau Công nguyên (đời nhà Đường) (giản thể: ; phồn thể: ; bính âm: chájīng), được coi là kinh thư lịch sử quan trọng về trà xanh. Sách Kissa Yojoki (喫茶養生記) của nhà tu hành Eisai phái Thần Tông năm 1191, có nói về các uống trà có thể ảnh hưởng tới 5 bộ phận cơ thể quan trọng, hình dạng cây trà, hoa và lá trà, cách trồng và chế biến trà xanh.

Pha trà

Hãm trà hay pha trà là cách để tạo ra nước trà , thường sử dụng hai gam trà mỗi 100 ml nước tương đương khoảng 1 thìa cà phê trà xanh trong 150 ml mỗi cốc. Các loại trà chất lượng cao hơn, như gyokuro, sử dụng nhiều lá trà được hãm trong nước đun sôi nhiều lần cho khoảng thời gian ngắn.

Nhiệt độ nước dùng để hãm dao động từ 61°C đến 87°C với thời gian từ 30 giây đến ba phút. Nói chung, trà xanh chất lượng thấp được hãm nóng hơn và lâu hơn trong khi trà xanh loại tốt được hãm nguội hơn và ngắn hơn, nhưng thường hãm nhiều lần (thường là 2-3 lần). Nước hãm trà quá nóng hoặc hãm quá lâu dẫn đến giải phóng quá mức lượng chất tannin có trong trà, làm nước trà đặc và đắng hơn, bất kể chất lượng trà ban đầu. Hương vị của nước trà cũng ảnh hưởng do kỹ thuật hãm trà. Hai kỹ thuật quan trọng là tráng ấm trà qua nước nóng trước để tránh trà bị nguội và để lá trà trong ấm rồi từ từ rót thêm nước sôi khi uống.

Chiết xuất

Chiết xuất trà xanh được dùng trong y học cổ truyền Trung Quốc và Ấn Độ với nhiều cách khác nhau.[3]

Lá trà xanh ban đầu được chế biến bằng cách ngâm trong dung dịch cồn, dung dịch này có thể được làm cô đặc hơn nữa ở các nhiều mức độ; các sản phẩm phụ của quá trình này cũng được đóng gói và sử dụng. Sản phẩm chiết xuất có thể được bán dưới dạng lỏng, bột, viên nang hoặc viên nén.[4] Dạng không chứa caffein cũng đã có bán sẵn.[5]

Tiêu chuẩn chiết xuất trà xanh là 90 phần trăm tổng số polyphenol, và 1 viên tương đương với 5 tách trà.[6][7]

Lợi ích sức khỏe

Trà xanh đã chế biến thông thường
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng4 kJ (0,96 kcal)
0 g
0 g
0.2 g
VitaminLượng
%DV
Thiamine (B1)
1%
0.007 mg
Riboflavin (B2)
5%
0.06 mg
Niacin (B3)
0%
0.03 mg
Vitamin B6
0%
0.005 mg
Vitamin C
0%
0.3 mg
Chất khoángLượng
%DV
Calci
0%
0 mg
Sắt
0%
0.02 mg
Magnesi
0%
1 mg
Mangan
8%
0.18 mg
Kali
0%
8 mg
Natri
0%
1 mg
Other constituentsQuantity
Nước99.9 g
Caffeine12 mg

Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[8] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[9]

Trà xanh thông thường là 99.9% nước, cung cấp 1 Calorie trong 100 mL mỗi phần uống, Không có hàm lượng chất dinh dưỡng đáng kể (bảng) và chứa các hóa chất thực vật như các polyphenol và caffeine. Polyphenols được tìm thấy trong trà xanh có chứa epigallocatechin gallate (EGCG), epicatechin gallate, epicatechinflavanol,[1] có khả năng chống oxy hoá, chống ung thư, chống viêm và chống lại các tác động sinh hóa khi nghiên cứu trong ống nghiệm.[4] Các thành phần khác bao gồm ba loại flavonoid s, được gọi là kaempferol, quercetinmyricetin.[10] Một hàm lượng cao hơn rõ rệt của myricetin được phát hiện trong trà so với nhiều loại cây trồng khác và hàm lượng myricetin này có thể có một số tác động đối với hoạt chất quan sát thực nghiệm thấy trong trà và chiết xuất từ trà trong ống nghiệm.[4]

Mặc dù đã có nhiều công bố về lợi ích sức khoẻ của trà xanh, nghiên cứu lâm sàng trên người chưa đưa ra bằng chứng kết luận về bất kỳ tác dụng nào..[1][11][12]

Năm 2011, một nhóm các nhà khoa học đã công bố báo cáo về những tuyên bố liên quan tới ảnh hưởng sức khoẻ theo yêu cầu của Ủy ban châu Âu: nhìn chung, họ nhận định rằng những tuyên bố về trà xanh chưa có bằng chứng khoa học đầy đủ.[11] Mặc dù hàm lượng trung bình flavonoidcatechins trong một tách trà xanh cao hơn trong cùng loại mặt hàng thức uống khác mà theo truyền thống được coi là tăng cường sức khỏe,[13] flavonoids và catechins chưa có bằng chứng chứng minh được tác dụng sinh học đối với cơ thể người.[11][14]

Trà xanh theo quốc gia

Trung Quốc

Tên tiếng Trung
Phồn thể綠茶
Giản thể绿茶
Bính âm Hán ngữlǜchá

Trà xanh sợi là dạng trà phổ biến nhất tại Trung Quốc kể từ thời Nam Tống.[15][16] Trà xanh Trung Quốc thời kỳ đầu được chế biến bằng hấp hơi nước, ngày nay vẫn còn tại Nhật Bản. Sau đó, đầu thời nhà Minh, trà thường được chế biến bằng cách sao khô trên chảo.[17] Ngày nay, các cách chế biến khác được áp dụng ở Trung Quốc như sấy chè trong giỏ, sấy lò, sấy trong thùng quay, phơi nắng.[18] Trà xanh là loại trà được sản xuất rộng rãi nhất ở Trung Quốc, với 1,42 triệu tấn được trồng vào năm 2014.[19]

Những loại trà xanh nổi tiếng được sản xuất tại Trung Quốc ngày nay bao gồm:

Bích Loa Xuân
碧螺春
Xuất xứ từ Giang Tô, loại trà này được đặt tên theo hình dạng của lá, cong lại giống như ốc sên.[20]
Trân Mi
珍眉
Trà có tên tiếng Quảng Đông là Chun Mee (hàng lông mày quý giá), nổi tiếng bên ngoài Trung Quốc, có hương vị giống vị quả mận.[21]
Châu Trà
珠茶
Mỗi lá trà khi sấy khô cuộn lại thành một viên nhỏ như thuốc súng.[22]
Mao Phong Hoàng Sơn Mao Phong hạng trung Một loại trà Mao Phong được trồng tại vùng khí hậu của dãy núi Hoàng Sơn tại tỉnh An Huy. Trà Mao Phong được thu hái bằng cách ngắt nguyên vẹn một búp hai lá trà có cùng kích thước.[23]
Trà Long Tỉnh Trồng gần khu vực Hàng Châu tại tỉnh Chiết Giang, Long Tỉnh là loại trà Trung Quốc nổi tiếng nhất, chế biến bằng phương pháp sao trên chảo. Hương vị có đặc trưng xuất phát từ thổ nhưỡng của chính khu vực trồng trà.[20]
Lục An Qua Phiến
六安瓜片
Trà hạt dưa Lục An Được trồng tại tỉnh An Huy. Không giống như các loại trà Trung Quốc, hai lá trà được ngắt riên từ mỗi nhánh, không lấy búp và cuống. Thu hoạch vào cuối mùa, có nhiều vị cỏ hơn các loại trà thông thường khác của Trung Quốc.[24]
Thái Bình Hầu Khôi
太平猴魁
Dùng một giống cây trồng cho ra lá trà lớn khác thường. Thân và lá trà trong quá trình chế biến được làm phẳng thành hình dạng gọi là "hai con dao và một cực". Trà được trồng từ đầu thế kỷ 20 tại khu vực Hầu Khanh, chân núi Hoàng Sơn, Hấp (huyện), tỉnh An Huy. Đạt giải Vua trà Trung Hoa tại Triển lãm trà Trung Quốc năm 2004.[25]
Trà Mao Tiêm Tín Dương
信阳毛尖
Một loại trà Mao Tiêm được trồng tại Tín Dương, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc).[26] Trà Mao Tiêm ược thu hái bằng cách ngắt một búp cùng với một lá.[23]

Liên kết ngoài

Chú thích

  1. ^ a b c Khan N, Mukhtar H (2013). “Tea and health: studies in humans”. Current pharmaceutical design (Literature Review). 19 (34): 6141–7. doi:10.2174/1381612811319340008. PMC 4055352. PMID 23448443.
  2. ^ Dattner, Christine; Boussabba, Sophie (2003). Emmanuelle Javelle (biên tập). The Book of Green Tea. Universe Books. tr. 13. ISBN 978-0-7893-0853-5. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  3. ^ “Green tea”. Complementary and Alternative Medicine Guide. University of Maryland Medical Center. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2015.
  4. ^ a b c I.T. Johnson & G. Williamson, Phytochemical functional foods, Cambridge, UK: Woodhead Publishing, 2003, pp. 135-145
  5. ^ “Update on the USP Green Tea Extract Monograph” (bằng tiếng Anh). USP. 10 tháng 4 năm 2009.
  6. ^ A.H. Pressman & S. Buff, The complete idiot's guide to vitamins and minerals, New York: New York Alpha Books, 1997, p. 283.
  7. ^ A. Bascom, Incorporating herbal medicine into clinical practice, Philadelphia: F.A. Davis Company, 2002, p. 153.
  8. ^ United States Food and Drug Administration (2024). “Daily Value on the Nutrition and Supplement Facts Labels”. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2024.
  9. ^ National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine; Health and Medicine Division; Food and Nutrition Board; Committee to Review the Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium (2019). Oria, Maria; Harrison, Meghan; Stallings, Virginia A. (biên tập). Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium. The National Academies Collection: Reports funded by National Institutes of Health. Washington (DC): National Academies Press (US). ISBN 978-0-309-48834-1. PMID 30844154.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  10. ^ Committee on Diet, Nutrition, and Cancer, Assembly of Life Sciences, National Research Council, Diet, nutrition, and cancer, Washington: D.C National Academies Press, 1982, p. 286.
  11. ^ a b c “Scientific Opinion on the substantiation of health claims related to Camellia sinensis (L.) Kuntze (tea), including catechins in green tea, and improvement of endothelium-dependent vasodilation (ID 1106, 1310), maintenance of normal blood pressure (ID 1310, 2657), maintenance of normal blood glucose concentrations (ID 1108), maintenance of normal blood LDL cholesterol concentrations (ID 2640), protection of the skin from UV-induced (including photo-oxidative) damage (ID 1110, 1119), protection of DNA from oxidative damage (ID 1120, 1121), protection of lipids from oxidative damage (ID 1275), contribution to normal cognitive function (ID 1117, 2812), "cardiovascular system" (ID 2814), "invigoration of the body" (ID 1274, 3280), decreasing potentially pathogenic gastro-intestinal microorganisms (ID 1118), "immune health" (ID 1273) and "mouth" (ID 2813) pursuant to Article 13(1) of Regulation (EC) No 1924/2006”. European Food Safety Authority. 8 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2014.
  12. ^ Boehm K, Borrelli F, Ernst E, và đồng nghiệp (2009). “Green tea (Camellia sinensis) for the prevention of cancer”. Cochrane Database Syst Rev (Systematic review) (3): CD005004. doi:10.1002/14651858.CD005004.pub2. PMID 19588362.
  13. ^ USDA Database for the Flavonoid Content of Selected Foods, Release 2.1 (2007)
  14. ^ EFSA Panel on Dietetic Products, Nutrition and Allergies (NDA)2, 3 European Food Safety Authority (EFSA), Parma, Italy (2010). “Scientific Opinion on the substantiation of health claims related to various food(s)/food constituent(s) and protection of cells from premature aging, antioxidant activity, antioxidant content and antioxidant properties, and protection of DNA, proteins and lipids from oxidative damage pursuant to Article 13(1) of Regulation (EC) No 1924/20061” (PDF). EFSA Journal. 8 (2): 1489. doi:10.2903/j.efsa.2010.1489.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  15. ^ Mair & Hoh 2009, tr. 70.
  16. ^ Benn 2015, tr. 7–8.
  17. ^ Mair & Hoh 2009, tr. 110–111.
  18. ^ Heiss & Heiss 2007, tr. 58–67.
  19. ^ “国家数据”. National Bureau of Statistics of China. 2014.
  20. ^ a b Heiss & Heiss 2007, tr. 124.
  21. ^ Chow & Kramer 1990, tr. 125.
  22. ^ Heiss & Heiss 2007, tr. 65.
  23. ^ a b Heiss & Heiss 2007, tr. 124–125.
  24. ^ Battle 2017, tr. 106–107.
  25. ^ Battle 2017, tr. 105-106.
  26. ^ Chow & Kramer 1990, tr. 143.