Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Déjà vu”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Task 3: Sửa lỗi chung (GeneralFixes1) (#TASK3QUEUE)
Dòng 7: Dòng 7:
[[Tập tin:Émile Boirac 2.jpg|thumb|250px|Triết gia [[Émile Boirac]], cha đẻ của thuật ngữ ''déjà vu'']]
[[Tập tin:Émile Boirac 2.jpg|thumb|250px|Triết gia [[Émile Boirac]], cha đẻ của thuật ngữ ''déjà vu'']]
Thành ngữ “sensation de déjà-vu” (cảm giác đã từng thấy) được triết gia người Pháp [[Émile Boirac]] (1851-1917) đặt ra vào năm 1876. Ông đã sử dụng nó trong cuốn sách ''L'Avenir des science psychiques''.<ref>{{chú thích web |url=https://www.psu.edu/news/research/story/probing-question-what-causes-deja-vu/ |title=Probing Question: What causes deja vu? |first=Dawn |last= Stanton |publisher=Penn State University |access-date=2 February 2010}}</ref> Hiện nay nó đã được sử dụng trên phạm vi quốc tế.
Thành ngữ “sensation de déjà-vu” (cảm giác đã từng thấy) được triết gia người Pháp [[Émile Boirac]] (1851-1917) đặt ra vào năm 1876. Ông đã sử dụng nó trong cuốn sách ''L'Avenir des science psychiques''.<ref>{{chú thích web |url=https://www.psu.edu/news/research/story/probing-question-what-causes-deja-vu/ |title=Probing Question: What causes deja vu? |first=Dawn |last= Stanton |publisher=Penn State University |access-date=2 February 2010}}</ref> Hiện nay nó đã được sử dụng trên phạm vi quốc tế.

==Rối loạn bệnh lý==
Déjà vu có liên quan đến chứng [[động kinh thùy thái dương]] (Temporal lobe epilepsy).<ref name="anyom2">{{cite web|url=http://people.howstuffworks.com/question657.htm|title=What is déjà vu?|date=13 June 2001}}</ref><ref>{{cite journal|last1=Kovacs|first1=N.|last2=Auer|first2=T.|last3=Balas|first3=I.|last4=Karadi|first4=K.|last5=Zambo|first5=K.|last6=Schwarcz|first6=A.|display-authors=etal|year=2009|title=Neuroimaging and cognitive changes during déjà vu.|journal=Epilepsy & Behavior|volume=14|issue=1|pages=190–196|doi=10.1016/j.yebeh.2008.08.017|pmid=18804184|s2cid=10881028}}</ref> Trải nghiệm này là một bất thường về [[Thần kinh học|thần kinh]] liên quan đến hiện tượng phóng điện động kinh trong não, tạo ra cảm giác mạnh mẽ rằng một sự kiện hoặc trải nghiệm hiện đang trải qua đã từng trải qua trong quá khứ.

[[Hào quang (triệu chứng)|Chứng đau nửa đầu]] kèm theo triệu chứng cũng có liên quan đến déjà vu.<ref>{{Cite journal |last1=Petrusic |first1=I. |last2=Pavlovski |first2=V. |last3=Vucinic |first3=D. |last4=Jancic |first4=J. |date=2014 |title=Features of migraine aura in teenagers |journal=Journal of Headache & Pain |volume=15 |issue=1 |pages=1–6 |doi=10.1186/1129-2377-15-87|pmid=25496701 |s2cid=10296942 |pmc=4273684 }}</ref>

Các nhà nghiên cứu ban đầu đã cố gắng thiết lập mối liên hệ giữa déjà vu và các rối loạn tâm thần như [[lo âu]], [[rối loạn đa nhân cách]] và tâm [[thần phân liệt]] nhưng không tìm thấy mối tương quan có giá trị chẩn đoán nào.<ref name="Brown20042">{{cite book|url=https://books.google.com/books?id=5flMtjmezeYC&q=the+deja+vu+experience+alan+brown|title=The Déjà Vu Experience|last=Brown|first=Alan S.|publisher=Psychology Press|year=2004|isbn=978-1-84169-075-9}}</ref> Không có mối liên hệ đặc biệt nào được tìm thấy giữa déjà vu và bệnh tâm thần phân liệt.<ref>{{Cite journal|vauthors=Adachi T, Adachi N, Takekawa Y, Akanuma N, Ito M, Matsubara R, Ikeda H, Kimura M, Arai H|date=2006|title=Déjà vu experiences in patients with schizophrenia|journal=Comprehensive Psychiatry|volume=47|issue=5|pages=389–393|doi=10.1016/j.comppsych.2005.12.003|issn=0010-440X|pmid=16905402}}</ref><ref>{{Cite journal|vauthors=Adachi N, Adachi T, Akanuma N, Matsubara R, Ito M, Takekawa Y, Ikeda H, Arai H|date=2007|title=Déjà vu experiences in schizophrenia: relations with psychopathology and antipsychotic medication|journal=Comprehensive Psychiatry|volume=48|issue=6|pages=592–596|doi=10.1016/j.comppsych.2007.05.014|issn=0010-440X|pmid=17954146}}</ref> Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy trải nghiệm déjà vu khó có thể là trải nghiệm phân ly bệnh lý.<ref>{{Cite journal|last1=Adachi|first1=Naoto|last2=Akanuma|first2=Nozomi|last3=Akanu|first3=Nozomi|last4=Adachi|first4=Takuya|last5=Takekawa|first5=Yoshikazu|last6=Adachi|first6=Yasushi|last7=Ito|first7=Masumi|last8=Ikeda|first8=Hiroshi|date=May 2008|title=Déjà vu experiences are rarely associated with pathological dissociation|journal=The Journal of Nervous and Mental Disease|volume=196|issue=5|pages=417–419|doi=10.1097/NMD.0b013e31816ff36d|issn=1539-736X|pmid=18477885|s2cid=34897776}}</ref>{{Medical citation needed|date=March 2019}}

Một số nghiên cứu đã xem xét di truyền học khi xem xét hiện tượng déjà vu. Mặc dù hiện tại không có gen liên quan đến déjà vu, nhưng gen [[LGI1]] trên nhiễm sắc thể 10 đang được nghiên cứu để tìm mối liên hệ có thể xảy ra. Một số dạng gen nhất định có liên quan đến một dạng động kinh nhẹ, và mặc dù không có gì chắc chắn, déjà vu, cùng với ''[[jamais vu]]'', xảy ra thường xuyên trong các cơn động kinh (chẳng hạn như các cơn động kinh cục bộ đơn giản) đến mức các nhà nghiên cứu có lý do để nghi ngờ một mối liên kết nào đó.<ref>{{cite book|last=Brynie|first=Faith|title=Brain Sense: The Science of the Senses and How We Process the World Around Us|year=2009|publisher=Amacom|pages=195}}</ref>


== Nghiên cứu khoa học ==
== Nghiên cứu khoa học ==

Phiên bản lúc 07:51, ngày 24 tháng 8 năm 2023

Déjà vu (/ˌdʒɑː ˈv(j)/ [1][2] DAY-zhah-VOO, -⁠VEW, tiếng Pháp: [deʒa vy] ; "đã từng thấy"), là một từ mượn tiếng Pháp diễn tả cảm giác mà trong đó, một người cảm thấy như đã trải qua tình huống hiện tại trước đây.[3][4][5][6] Đây là một chứng dị thường của trí nhớ, trong đó, mặc dù có cảm giác hồi ức mãnh liệt, nhưng thời gian, địa điểm, và bối cảnh thực tế của trải nghiệm "lần trước đó" là không chắc chắn hoặc được cho là không thể đã xảy ra.[7][8][9] Có hai loại déjà vu được công nhận: loại déjà vu bệnh lý thường liên quan đến chứng động kinh—khi mà nó kéo dài hoặc xảy ra thường xuyên một cách bất thường, hoặc xảy ra đồng thời cùng các triệu chứng khác như ảo giác, thì nó có thể là dấu hiệu của bệnh thần kinh hoặc tâm thần;[10] và loại déjà vu không bệnh lý đặc trưng của những người khỏe mạnh, trong số họ có khoảng hai phần ba đã từng trải nghiệm déjà vu.[11][12][13][14][15] Những người thường xuyên đi du lịch hoặc thường xuyên xem phim có nhiều khả năng trải nghiệm déjà vu hơn những người khác.[16] Hơn nữa, con người cũng có xu hướng trải nghiệm déjà vu nhiều hơn trong những hoàn cảnh sức khoẻ yếu ốm hoặc nhiều áp lực, và nghiên cứu cho thấy tần suất trải nghiệm déjà vu cũng giảm dần theo tuổi tác.[17]

Nguồn gốc thuật ngữ

Triết gia Émile Boirac, cha đẻ của thuật ngữ déjà vu

Thành ngữ “sensation de déjà-vu” (cảm giác đã từng thấy) được triết gia người Pháp Émile Boirac (1851-1917) đặt ra vào năm 1876. Ông đã sử dụng nó trong cuốn sách L'Avenir des science psychiques.[18] Hiện nay nó đã được sử dụng trên phạm vi quốc tế.

Rối loạn bệnh lý

Déjà vu có liên quan đến chứng động kinh thùy thái dương (Temporal lobe epilepsy).[19][20] Trải nghiệm này là một bất thường về thần kinh liên quan đến hiện tượng phóng điện động kinh trong não, tạo ra cảm giác mạnh mẽ rằng một sự kiện hoặc trải nghiệm hiện đang trải qua đã từng trải qua trong quá khứ.

Chứng đau nửa đầu kèm theo triệu chứng cũng có liên quan đến déjà vu.[21]

Các nhà nghiên cứu ban đầu đã cố gắng thiết lập mối liên hệ giữa déjà vu và các rối loạn tâm thần như lo âu, rối loạn đa nhân cách và tâm thần phân liệt nhưng không tìm thấy mối tương quan có giá trị chẩn đoán nào.[22] Không có mối liên hệ đặc biệt nào được tìm thấy giữa déjà vu và bệnh tâm thần phân liệt.[23][24] Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy trải nghiệm déjà vu khó có thể là trải nghiệm phân ly bệnh lý.[25][cần nguồn y khoa]

Một số nghiên cứu đã xem xét di truyền học khi xem xét hiện tượng déjà vu. Mặc dù hiện tại không có gen liên quan đến déjà vu, nhưng gen LGI1 trên nhiễm sắc thể 10 đang được nghiên cứu để tìm mối liên hệ có thể xảy ra. Một số dạng gen nhất định có liên quan đến một dạng động kinh nhẹ, và mặc dù không có gì chắc chắn, déjà vu, cùng với jamais vu, xảy ra thường xuyên trong các cơn động kinh (chẳng hạn như các cơn động kinh cục bộ đơn giản) đến mức các nhà nghiên cứu có lý do để nghi ngờ một mối liên kết nào đó.[26]

Nghiên cứu khoa học

Từ những năm cuối thế kỷ 20, hiện tượng déjà vu được nghiên cứu sâu trong ngành tâm lý học và thần kinh học. Nói một cách khoa học, lời giải thích chính xác nhất về déjà vu không phải là một điều "nhận biết trước" được hành động hoặc là có một tài "dự đoán trước", mà là một tật dị thường của bộ nhớ giữ cho ta một ấn tượng mà ký ức "đang được nhớ lại".[cần dẫn nguồn]

Hiện tượng liên quan

Trong tâm lý học, thuật ngữ jamais vu (từ tiếng Pháp, có nghĩa là "chưa hề thấy") dùng để mô tả một khung cảnh bất kỳ nào đó rất quen thuộc mà không được công nhận bởi người quan sát.

Các nhà tâm lý học cho rằng hiện tượng này khác với déjà vu, hiện tượng jamais vu đòi hỏi phải có cảm giác kỳ lạ và thật sự ấn tượng đối với người quan sát khi trông thấy một khung cảnh đặc biệt, mà người đó biết chắc rằng đã từng trong khung cảnh đó.

Một ý kiến khác cho rằng, trong quá trình sinh hoạt, giao tiếp hằng ngày, bộ não con người có khả năng tự sắp xếp, liên kết các sự kiện và phân tích một cách logic, từ đó tạo ra những hình ảnh, âm thanh, sự kiện có khả năng xảy ra trong tương lai và ghi vào vùng trí nhớ, điều này gần giống với phương pháp tiên tri. Khả năng tự sắp xếp và liên kết này của não người được hình thành và rèn luyện trong quá trình con người ta suy nghĩ và suy đoán có chủ ý (chẳng hạn cá cược một điều gì đó). Vì thế, khi bắt gặp một trong những sự việc mà bộ não đã phân tích đúng (có thể có một số trường hợp là sai, điều này lý giải tại sao chỉ đôi khi chúng ta mới gặp hiện tượng Déjà vu) thì lúc đó chúng ta sẽ có cảm giác "hình như" mình đã bắt gặp hoặc đã từng ở vào tình huống đó trong quá khứ.

Tham khảo

  1. ^ Wells, John C. (2021), Longman Pronunciation Dictionary [Từ điển Phiên âm Longman] (ấn bản 3), ISBN 9781405881180
  2. ^ “Deja Vu | Definition of Deja Vu by Merriam-Webster” [Định nghĩa của Deja Vu bởi từ điển Merriam-Webster]. Merriam-Webster. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2018.
  3. ^ Brown, A. S. (2003). “A Review of the Deja Vu Experience” [Xem xét Trải nghiệm Deja Vu]. Psychological Bulletin. 129 (3): 394–413. doi:10.1037/0033-2909.129.3.394. PMID 12784936.
  4. ^ O'Connor, A. R; Moulin, C. J. A. (2010). “Recognition without identification, erroneous familiarity, and déjà vu” [Nhận ra mà không nhận dạng, sự quen thuộc giả, và déjà vu]. Current Psychiatry Reports. 12 (3): 165–173. doi:10.1007/s11920-010-0119-5. hdl:10023/1639. PMID 20425276. S2CID 2860019.
  5. ^ Schnider, Armin. (2008). The Confabulating Mind: How the Brain Creates Reality. Oxford University Press. pp. 167–168. ISBN 978-0-19-920675-9
  6. ^ Blom, Jan Dirk. (2010). A Dictionary of Hallucinations. Springer. pp. 132-134. ISBN 978-1-4419-1222-0
  7. ^ "The Meaning of Déjà Vu", Eli Marcovitz, M.D. (1952). Psychoanalytic Quarterly, vol. 21, pages: 481–489
  8. ^ The déjà vu experience, Alan S. Brown, Psychology Press, (2008), ISBN 0-203-48544-0, Introduction, page 1
  9. ^ Déjà vu and feelings of prediction: They're just feelings 01 Mar 2018, by Anne Manning
  10. ^ Wild, E (tháng 1 năm 2005). “Deja vu in neurology” [Deja vu trong tâm thần học]. Journal of Neurology. 252 (1): 1–7. doi:10.1007/s00415-005-0677-3. PMID 15654548. S2CID 12098220.
  11. ^ Brown, A. S. (2004). “The déjà vu illusion” [Ảo giác déjà vu]. Current Directions in Psychological Science. 13 (6): 256–259. doi:10.1111/j.0963-7214.2004.00320.x. S2CID 23576173.
  12. ^ Warren-Gash, Charlotte; Zeman, Adam (2003). Déjà vu. Practical Neurology. 3 (2): 106–109. doi:10.1046/j.1474-7766.2003.11136.x.
  13. ^ Illman NA, Butler CR, Souchay C, Moulin CJ (2012). “Déjà experiences in temporal lobe epilepsy” [Những trải nhiệm deja khi động kinh thuỳ thái dương]. Epilepsy Research and Treatment. 2012: 539567. doi:10.1155/2012/539567. ISSN 2090-1356. PMC 3420423. PMID 22957231.
  14. ^ Vlasov PN, Chervyakov AV, Gnezditskii VV (2013). “Déjà vu phenomenon-related EEG pattern. Case report” [Biểu đồ EEG có liên quan đến hiện tượng Déjà vu]. Epilepsy & Behavior Case Reports. 1: 136–141. doi:10.1016/j.ebcr.2013.08.001. ISSN 2213-3232. PMC 4150674. PMID 25667847.
  15. ^ Labate A, Cerasa A, Mumoli L, Ferlazzo E, Aguglia U, Quattrone A, Gambardella A (tháng 3 năm 2015). “Neuro-anatomical differences among epileptic and non-epileptic déjà-vu” [Khác biệt về mặt giải phẫu thần kinh giữa déjà-vu động kinh và không động kinh]. Cortex; A Journal Devoted to the Study of the Nervous System and Behavior. 64: 1–7. doi:10.1016/j.cortex.2014.09.020. ISSN 1973-8102. PMID 25461702. S2CID 24507367.
  16. ^ Cleary, Anne M. (1 tháng 10 năm 2008). “Recognition Memory, Familiarity, and Déjà vu Experiences” [Trí nhớ Nhận biết, Sự Quen thuộc, và Trải nghiệm Déjà vu]. Current Directions in Psychological Science (bằng tiếng Anh). 17 (5): 353–357. doi:10.1111/j.1467-8721.2008.00605.x. ISSN 0963-7214. S2CID 55691148.
  17. ^ Ross, Brian H. (2010). The psychology of learning and motivation. Vol. 53 [Tâm lý học về việc học và động lực. Tập 53]. London: Academic. tr. 33–62. ISBN 9780123809063. OCLC 668193814.
  18. ^ Stanton, Dawn. “Probing Question: What causes deja vu?”. Penn State University. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2010.
  19. ^ “What is déjà vu?”. 13 tháng 6 năm 2001.
  20. ^ Kovacs, N.; Auer, T.; Balas, I.; Karadi, K.; Zambo, K.; Schwarcz, A.; và đồng nghiệp (2009). “Neuroimaging and cognitive changes during déjà vu”. Epilepsy & Behavior. 14 (1): 190–196. doi:10.1016/j.yebeh.2008.08.017. PMID 18804184. S2CID 10881028.
  21. ^ Petrusic, I.; Pavlovski, V.; Vucinic, D.; Jancic, J. (2014). “Features of migraine aura in teenagers”. Journal of Headache & Pain. 15 (1): 1–6. doi:10.1186/1129-2377-15-87. PMC 4273684. PMID 25496701. S2CID 10296942.
  22. ^ Brown, Alan S. (2004). The Déjà Vu Experience. Psychology Press. ISBN 978-1-84169-075-9.
  23. ^ Adachi T, Adachi N, Takekawa Y, Akanuma N, Ito M, Matsubara R, Ikeda H, Kimura M, Arai H (2006). “Déjà vu experiences in patients with schizophrenia”. Comprehensive Psychiatry. 47 (5): 389–393. doi:10.1016/j.comppsych.2005.12.003. ISSN 0010-440X. PMID 16905402.
  24. ^ Adachi N, Adachi T, Akanuma N, Matsubara R, Ito M, Takekawa Y, Ikeda H, Arai H (2007). “Déjà vu experiences in schizophrenia: relations with psychopathology and antipsychotic medication”. Comprehensive Psychiatry. 48 (6): 592–596. doi:10.1016/j.comppsych.2007.05.014. ISSN 0010-440X. PMID 17954146.
  25. ^ Adachi, Naoto; Akanuma, Nozomi; Akanu, Nozomi; Adachi, Takuya; Takekawa, Yoshikazu; Adachi, Yasushi; Ito, Masumi; Ikeda, Hiroshi (tháng 5 năm 2008). “Déjà vu experiences are rarely associated with pathological dissociation”. The Journal of Nervous and Mental Disease. 196 (5): 417–419. doi:10.1097/NMD.0b013e31816ff36d. ISSN 1539-736X. PMID 18477885. S2CID 34897776.
  26. ^ Brynie, Faith (2009). Brain Sense: The Science of the Senses and How We Process the World Around Us. Amacom. tr. 195.

Xem thêm

Liên kết ngoài